Viêm đại tràng gây ra những cơn đau quặn thát |
Viêm đại tràng là gì?
Theo thống kê có khoảng 20% dân số Việt Nam mắc bệnh viêm đại tràng, trong số đó có 4 triệu người mắc viêm đại tràng mãn tính.
Viêm đại tràng là tình trạng viêm niêm mạc đại tràng. Viêm đại tràng có thể do nhiễm trùng, bệnh viêm đường ruột (IBD), thiếu máu, phản ứng dị ứng hoặc viêm đại tràng vi thể. Viêm đại tràng mạn tính thường là tình trạng kéo dài suốt đời và hiện nay vẫn chưa có cách chữa trị dứt điểm mà chỉ có các lựa chọn điều trị để giúp kiểm soát tình trạng bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng
Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới viêm đại tràng mãn tính. |
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm đại tràng nhưng phần lớn là do chế độ ăn uống không điều độ, thiếu khoa học như đồ ăn thức uống mất vệ sinh, đồ ăn ôi thiu, khó tiêu, gây hại cho niêm mạc đại tràng; có giun sống ký sinh trong ruột.
Chế độ sinh hoạt không hợp lý như làm việc liên tục không được nghỉ ngơi, gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
Tuy nhiên không phải viêm đại tràng nào cũng có nguyên nhân rõ ràng, đôi khi không xác định được nguyên nhân cụ thể.
Viêm đại tràng không nên ăn gì?
Bệnh đại tràng nếu như không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới ung thư đại tràng hay ảnh hưởng lớn tới các bộ phận liên quan trong hệ tiêu hóa. Phương pháp chữa trị nên được phối hợp với việc ý thức chấp hành kiêng cữ hợp lý mới có thể giúp bệnh tình mau chóng thuyên giảm.
Một chế độ ăn hợp lý sẽ tốt cho người bị viêm đại tràng. |
Tránh xa các chất kích thích
Người bệnh tuyệt đối tránh xa các chất kích thích như rượu bia, đồ chứa nhiều carbonate như soda, trà cà, cà phê hay các loại đồ ngọt nhân tạo sẽ khiến cho hệ tiêu hóa dễ bị kích ứng, gây khó chịu cho người bệnh.
Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ
Tác hại của mỡ động vật có thể gây ra các cơn ợ hơi, trướng bụng khi ở mức độ nhẹ còn khi sử dụng quá nhiều sẽ có thể gây ra viêm loét nặng hơn thậm chí gây ra các bệnh lý không chỉ ở hệ tiêu hóa mà còn liên quan đến tim mạch.
Tránh các loại đồ ăn cay nóng
Đồ ăn cay nóng thường sẽ chứa capsaicin gây rối loạn các chức năng trong hệ tiêu hóa, đặc biệt là đại tràng. Bên cạnh đó, đồ ăn cay còn có thể gây kích ứng các vết viêm loét ở thành đại tràng, người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội.
Những lưu ý dành cho người bị viêm đại tràng
Để khắc phục hay hạn chế bệnh viêm đại tràng, người bệnh cần có một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý hơn.
Luôn luôn ăn chín uống sôi, chủ động bổ sung các thực phẩm tốt cho cơ thể như gạo, khoai tây, thịt nạc, cá, chuối, đu đủ, táo, rau ngót, cải xanh…
Uống đầy đủ nước tối thiểu 2 lít mỗi ngày để quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi. Không uống nước chưa qua lọc và đun sôi.
Điều trị và sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm làm bệnh diễn biến xấu hơn.