Những thực phẩm tốt cho người bị rối loạn tiêu hóa Men ống vi sinh Bio-meracine - giải pháp mới giúp giảm nhanh rối loạn tiêu hóa Thực phẩm cần tránh khi bị rối loạn tiêu hóa |
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa ngày Tết
Ngày Tết trẻ thường bị hụt bữa bởi trẻ ăn vặt, khi thì cái kẹo, lúc cái bánh, nước ngọt khiến bụng trẻ lúc nào cũng lưng lửng. |
Trong dịp Tết Nguyên đán, nếu không quản lý và kiểm soát chặt trẽ việc ăn uống, trẻ sẽ ăn “vô tội vạ” và điều này gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe. Một trong những vấn đề thường gặp nhất là rối loạn tiêu hóa. Theo đó, các thực phẩm gây nên tình trạng khó tiêu ở trẻ bao gồm: Đồ chiên rán, ăn quá nhiều các loại thịt, ăn nhiều bánh kẹo và đồ uống có đường. Đồng thời với đó là uống ít nước, lười ăn rau, lười vận động…
Trong những ngày Tết, mọi thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày bị đảo lộn. Việc trẻ không được ăn đúng giờ, đúng bữa như ngày thường, ăn vặt nhiều đồ ngọt là căn nguyên gây ra sự thay đổi nhịp làm việc của bộ máy tiêu hóa, gây ảnh hưởng đến việc hấp thu thức ăn, rồi bộ máy tiêu hóa quá tải khiến nhiều trẻ sau dịp Tết bị rối loạn tiêu hóa triền miên.
Thay vì các bữa ăn đúng giờ giấc với đủ các thành phần dinh dưỡng tinh bột, đạm, chất béo, rau xanh như ngày thường, ngày Tết trẻ thường bị hụt bữa bởi trẻ ăn vặt, khi thì cái kẹo, lúc cái bánh, nước ngọt khiến bụng trẻ lúc nào cũng lưng lửng dẫn tới chán ăn khi đến bữa ăn. Ngoài ra, hạt dưa, hạt bí và một số loại hạt khác dễ bị hư hỏng, mốc, mứt và bánh kẹo không đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ.
Tết cũng là ngày để sum họp đầy đủ các thành viên trong gia đình, đặc biệt những người đi làm xa nhà, xa quê. Khi đi bố mẹ thường mang theo trẻ nhỏ, chính việc đi lại nhiều trong ngày tết mà bữa ăn và giấc ngủ của trẻ bị đảo lộn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe đường tiêu hóa, mà còn dễ khiến trẻ ốm. Vì vậy, phong tục rất tốt chỉ khi các bà mẹ chủ động, quan tâm, chăm lo đến bữa ăn, giấc ngủ và giữ đủ ấm khi thời tiết thay đổi để đảm bảo sức khỏe cho trẻ.
TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cho biết, biểu hiện đặc trưng khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, nhất là trong dịp Tết đó là biếng ăn, chướng bụng, nôn trớ, tiêu chảy với trẻ nhỏ. Còn trẻ lớn có thể gây đầy hơi, khó tiêu, táo bón hoặc tiêu chảy…Trong đó, chướng bụng đầy hơi là dấu hiệu điển hình nhất, nguyên nhân là do thức ăn chậm di chuyển trong ống tiêu hóa.
Bác sĩ chỉ cách giải quyết vấn đề trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa
Để giải quyết tình trạng rối loạn tiêu hóa nói chung, chướng bụng khó tiêu trong dịp Tết nói riêng, TS.BS Trương Hồng Sơn đưa ra những khuyến cáo như sau:
Tránh để trẻ bỏ bữa hoặc ăn quá trễ do gia đình bận rộn. |
Điều chỉnh chế độ ăn uống cho trẻ: Đây là điều rất quan trọng, nhưng bố mẹ thường hay quên trong dịp Tết, từ đó làm đảo lộn “đồng hồ sinh học” của trẻ. Theo đó, bố mẹ nên cho trẻ duy trì giờ giấc ăn uống như ngày thường để hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động ổn định. Đồng thời, tránh để trẻ bỏ bữa hoặc ăn quá trễ do gia đình bận rộn. Muốn làm được điều đó, trước hết chính phụ huynh cũng phải lên kế hoạch trong dịp Tết để cả gia đình sinh hoạt ăn uống theo như giờ giấc ngày thường.
Ăn lượng vừa phải: Với trẻ nhỏ nên ăn uống đầy đủ, đa dạng và ăn thành từng phần nhỏ, không ăn quá no một lúc, đặc biệt là các món giàu đạm hoặc nhiều dầu mỡ, nhiều đường.
Ưu tiên thực phẩm dễ tiêu: Trong những ngày Tết, rất nhiều thực phẩm thu hút trẻ, nhưng để bảo vệ hệ tiêu hóa, nên chọn cho trẻ những thực phẩm như dễ tiêu như cháo, súp, canh rau củ, thịt gà, cá hấp. Đồng thời, sổ sung trái cây giàu vitamin C (cam, bưởi) hoặc chuối để hỗ trợ tiêu hóa.
Hạn chế cho trẻ ăn các món lạ để tránh cho trẻ ăn những món mà trẻ chưa từng thử trước đó |
Hạn chế thực phẩm không phù hợp với trẻ: Nếu làm được điều này, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ đỡ bị áp lực, hoạt động tốt hơn. Theo đó, nên hạn chế ăn đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ sẽ dễ gây đầy bụng và khó tiêu; ăn bánh kẹo, uống nước ngọt sẽ khiến hàm lượng đường cao làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa và đầy hơi; ăn thực phẩm lên men, muối chua (dưa món, kim chi) dễ gây kích ứng dạ dày. Ngoài ra, hạn chế cho trẻ ăn các món lạ để tránh cho trẻ ăn những món mà trẻ chưa từng thử trước đó, vì có thể gây dị ứng hoặc khó tiêu.
Bảo đảm vệ sinh thực phẩm: Đây cũng là một vấn đề rất đáng lo ngại, vì ngày Tết thường ăn nhiều chỗ, nhiều nơi nên khó kiểm soát được nguồn thực phẩm. Vì thế, phụ huynh nên hạn chế thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn để lâu ngày. Cần chế biến chín kỹ các món ăn và hâm nóng lại trước khi dùng. Không cho trẻ ăn đồ ăn để qua đêm để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
Nên cho trẻ uống nước lọc hoặc nước trái cây tươi không đường để hỗ trợ tiêu hóa. |
Khuyến khích trẻ uống đủ nước: Thay vì uống nước ngọt, nước có ga thì nên cho trẻ uống nước lọc hoặc nước trái cây tươi không đường để hỗ trợ tiêu hóa. Việc uống các loại nước ngọt có gas hoặc nhiều đường dễ gây đầy hơi.
Sử dụng đồ ăn lành mạnh: Thay vì cho trẻ ăn bánh kẹo, có thể chuẩn bị các món ăn nhẹ tốt cho sức khỏe như: Sữa, sữa chua, phô mai; Các loại hạt như hạnh nhân, hạt điều (không muối, không tẩm đường); Trái cây tươi (táo, lê, dưa hấu).
Cuối cùng, bác sĩ Trương Hồng Sơn khuyến cáo, để tăng cường sức khỏe tiêu hóa, cần cho trẻ vận động thể dục, vận động nhẹ sau bữa ăn để hỗ trợ tiêu hóa, tránh nằm ngay sau khi ăn. Cùng với đó là theo dõi các dấu hiệu bất thường, nếu trẻ bị đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, tiêu chảy hoặc đau bụng, cần: Cho trẻ uống nước ấm; Massage bụng theo chiều kim đồng hồ để giúp giảm chướng bụng. Theo dõi tình trạng của trẻ nếu không đỡ, cần đưa đi khám.