Thanh Hóa phát triển kinh tế từ cây gai xanh Sơn La: Phát triển trồng cây gai xanh thành cây nông nghiệp bền vững |
Cây gai xanh |
Cây gai xanh là một loại cây đã có ở ta từ ngàn xưa. Tổ tiên chúng ta đã biết dùng sợi gai để bện thừng. Cho tới nay, gai được xếp là loại cây công nghiệp. Sản phẩm chính của nó là sợi. Sợi gai có độ bền gấp bảy lần so với sợi tơ tằm và tám lần so với sợi bông. Các cụ xưa vẫn dùng sợi gai để làm dây thừng. Loại thừng này rất bền nên được dùng cho tàu thuyền đi sông và đi biển. Nó còn được dùng để đan lưới đánh cá. Các cụ còn dùng sợi gai để dệt vải bố. Vải tuy thô nhưng rất bền.
Vì sợi gai bền, không bị giãn, không truyền điện; tỏa nhiệt nhanh, nên nó được pha trộn với bông, với len để dệt thành vải; làm dù bay, làm bạt che mưa che nắng, làm vải lót lốp xe ô tô; làm bao bọc dây điện.v.v. Có nước còn dùng chúng để làm ra loại giấy in tiền rất bền…
Lá gai thì được dùng để làm bánh gai – loại bánh rất đặc biệt của nước ta. Có nơi còn dùng lá gai để làm chè thay cho chè xanh. Nếu có nhiều lá, người ta có thể nấu làm thức ăn cho gia súc hoặc ủ làm phân bón cho cây trồng. Thế còn, thân và cành của cây gai được dùng làm nguyên liệu để làm giấy hoặc trồng nấu ăn. Rễ của cây gai lại là một vị thuốc để chống viêm, chống động thai và chảy máu..
Nhìn chung, cây gai có rất nhiều công dụng. Tuy nhiên, lâu nay cây gai chưa được quan tâm đúng mức. Tuy nó cũng được trồng ở nhiều nơi nhưng không đem lại hiệu quả đáng kể. Người ta thường coi đó là loại cây phụ nên chỉ trồng xen trong vườn hoặc các bãi hoang ven sông, ven suối.
Trước xu hướng phát triển của ngành dệt, may cũng như xu hướng tiêu dùng của các thị trường cao cấp, việc phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh đang được các địa phương phía bắc quan tâm thực hiện.
So với một số địa phương phía bắc, cây gai xanh có mặt ở Hòa Bình muộn hơn nhưng do được trồng một cách khoa học, có sự vào cuộc của chính quyền, cơ quan chuyên môn, nên loại cây này từng bước phát huy giá trị.
Tổng diện tích trồng cây gai xanh trên địa bàn toàn tỉnh Hoà Bình đạt 259,9ha |
Tạp chí Kinh tế và Đồ uống đưa tin, tính đến hết năm 2022, tổng diện tích trồng cây gai xanh trên địa bàn toàn tỉnh Hoà Bình đạt 259,9ha, với 435 hộ gia đình tham gia trồng, trong đó: Diện tích Gai xanh lưu gốc trồng năm 2021 là 50,7 ha; diện tích trồng mới năm 2022 là 209,2 ha. Diện tích này phân bổ trên địa bàn 6 huyện, thành phố là Đà Bắc, Lạc Sơn, Kim Bôi, Mai Châu, Tân Lạc và thành phố Hòa Bình; trong đó huyện Đà Bắc và Mai Châu là địa phương có diện tích trồng nhiều nhất, Đà Bắc 107 ha, Mai Châu 72 ha.
Đối với cây trồng mới, năng suất vỏ gai khô thu hoạch năm đầu tiên đạt từ 1,1 -2,1 tấn vỏ/ha, giá trị thu nhập đạt từ 45-85 triệu đồng/ha/năm. Đối với cây trồng lưu gốc, cho năng suất thu hoạch từ 3- 3,6 tấn vỏ gai khô/ha/năm, giá trị thu nhập từ 120 – 145 triệu đồng/ha/năm. Giá trị thu hoạch này cho thu nhập cao hơn từ 2,5-4 lần so với trồng cây ngô, cây sắn trên cùng địa bàn. Tới nay, sản lượng vỏ gai khô do các đối tác đã xuất về nhà máy trên 45 tấn.
Việc trồng cây gai xanh vẫn còn nhiều khó khăn như diện tích trồng trên địa bàn tỉnh còn phân tán, nhỏ lẻ; đa số là diện tích trồng mới nên sản lượng chưa cao, cần có thời gian thu gom, tập kết trước khi vận chuyển về nhà máy, gây khó khăn, chậm trễ nhất định trong việc thanh toán cho các hộ mới trồng, diện tích nhỏ lẻ. Chi phí đầu tư ban đầu trồng cây gai xanh khá cao. Thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng suất, chất lượng gai chưa đạt yêu cầu.
Năm 2023, để ổn định vùng nguyên liệu, CTCP Nông nghiệp An Phước – Viramie sẽ tập trung vào việc cải thiện, chuẩn hóa lại quy trình cho phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của từng địa phương, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng cây gai xanh góp phần tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống kinh tế của các hộ nông dân.
Thanh Hóa phát triển kinh tế từ cây gai xanh |
Sơn La: Phát triển trồng cây gai xanh thành cây nông nghiệp bền vững |