Bạc hà có nguồn gốc xuất phát từ các nước Châu Âu
Đặc điểm thực vật học, các thành phần chính của lá bạc hà
Bạc hà là loài thực vật thân thảo, sống lâu năm. Thân cây thường có màu xanh hoặc tím, cao tối đa khoảng 60cm. Lá màu xanh, hình trứng, mép lá có hình răng cưa. Hoa nhỏ màu trắng hoặc hồng. Cây bạc hà có mùi thơm, hương vị cay mát đặc trưng.
Tại Việt Nam, loài thảo dược này sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở các tỉnh: Sơn La, Tuyên Quang, Lạng Sơn,...
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra trong bạc hà có chứa rất nhiều tinh dầu. Hàm lượng tinh dầu trong bạc hà chiếm đến 0,5-1,5%.
Hoạt chất chủ yếu trong bạc hà là menthol và menthone, camphen và limonen.
Trong cuốn “Dược điển Việt Nam” của Bộ Y tế, tinh dầu bạc hà chứa ít nhất 68% menthol toàn phần và 3-9% menthol este hóa.
Bên cạnh đó là một số khoáng chất, vitamin A, B6, C, D,...
Những lợi ích của cây bạc hà tươi đối với sức khỏe
Trên thực tế, bạc hà chứa lượng dưỡng chất ý nghĩa đối với sức khỏe và cuộc sống. Vậy nên, loài thảo dược này chủ yếu được dùng làm dược liệu và hương liệu.
Cây bạc hà hỗ trợ giảm cân
Lượng chất xơ dồi dào trong cây bạc hà khiến bạn no nhanh, giảm cảm giác thèm ăn. Lá bạc hà giúp cơ thể hấp thụ nhanh các chất dinh dưỡng, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, hỗ trợ giảm lượng mỡ dư thừa trong cơ thể. Giảm cân bằng bạc hà là phương pháp dân gian được chị em truyền tai nhau phổ biến để lấy lại vóc dáng hiệu quả.
Chuẩn bị: Bạc hà tươi: 5 lá, chè tươi: 3-5 lá, 1.5 lít nước
Cách dùng: Rửa lá chè và lá bạc hà thật sạch để loại bỏ bụi bẩn. Cho lá chè vào đun với 1,5 lít nước trong 10 phút. Khi nước đã sôi thì cho lá bạc hà vào đun thêm 1 phút nữa thì tắt bếp. Cho vào bình thủy tinh, bảo quản trong tủ lạnh dùng để uống rải rác trong ngày.
Cây bạc hà hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa tiêu chảy
Tinh dầu trong cây bạc hà có khả năng kháng khuẩn, tiêu diệt một số loại vi khuẩn có tác hại cho đường tiêu hóa như: Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Salmonella Typhoid,…
Chuẩn bị: Lá bạc hà tươi: 5 lá, 200ml nước nóng
Cách dùng: Rửa lá bạc hà thật sạch và ngâm trong nước muối pha loãng để sát khuẩn. Thả lá bạc hà vào ấm nước nóng và hãm trong 3-5 phút. Uống liên tục ngày 2-3 lần để giảm các triệu chứng của bệnh tiêu chảy.
Nếu hiểu rõ được những lợi ích về sức khỏe có thể giúp mọi người tận dụng được tối đa công dụng của lá bạc hà tươi
Cây bạc hà tăng cường hệ miễn dịch
Công trình nghiên cứu về thành phần dinh dưỡng của cây bạc hà đã chỉ ra trong cây thuốc này có chứa nhiều khoáng chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể như: mangan, sắt, kali và vitamin A, C, B2,...
Chuẩn bị: Lá bạc hà tươi: 6g, Hành hoa: 6g, Bạch chỉ: 4g, Phòng phong: 5g, Kinh giới: 6g, 1 lít nước
Cách dùng: Sơ chế và rửa thật sạch các nguyên liệu với nước rồi để ráo nước. Cho tất cả vào nồi sắc với 1 lít nước trong 15-20 phút. Chia nước thuốc ra thành 3-4 phần uống rải rác trong ngày để cải thiện tình trạng sức khỏe và phòng chống các bệnh cảm cúm, ho, nhức đầu,...
Cây bạc hà điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh viêm xoang
Các công trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh các hợp chất chống viêm rosmarinic được tìm thấy nhiều trong cây bạc hà giúp hỗ trợ cải thiện các vấn đề về hệ hô hấp rất hiệu quả.
Chuẩn bị: Bạc hà tươi: 5g, 2 lít nước
Cách dùng: Bạc hà tươi đem rửa thật sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Cho vào đun sôi với 2 lít nước trong 15 phút. Mở nắp nồi ra và xông hơi trực tiếp. Hít thở đều để tinh chất bạc hà làm loãng dịch nhầy, thông thoáng khoang mũi.
Cây bạc hà giảm triệu chứng buồn nôn
Hương vị cay, the mát của bạc hà giúp bạn có cảm giác thư thái, giảm cảm giác khó chịu, giàu chất xơ giúp giảm bớt cảm giác buồn nôn.
Chuẩn bị: Bạc hà tươi: 3-5 lá, Nước nóng: 200ml
Cách dùng: Rửa lá bạc hà thật sạch. Thả vài lá vào một cốc nước nóng. Hãm trong khoảng 3-5 phút. Uống trực tiếp trà bạc hà này để giảm nhanh triệu chứng buồn nôn
Cây bạc hà khử mùi hôi trong nhà, xua đuổi côn trùng
Với hương thơm the mát, cây bạc hà còn được nhiều gia đình sử dụng để làm không gian trong nhà thoáng mát, thoải mái hơn.
Chuẩn bị: Bạc hà tươi: 10g, 100ml nước
Cách dùng: Bạc hà đen rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó thái nhỏ rồi cho vào máy xay xay nhuyễn. Lọc bỏ bã, chắt lấy nước cốt để pha loãng với 100ml nước. Đổ hỗn hợp này vào bình xịt và xịt khắp phòng để hương thơm lan tỏa và xua đuổi côn trùng.
Nước bạc hà tươi có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe
Cây bạc hà chữa hôi miệng
Theo y học cổ truyền, bạc hà chứa nhiều tinh chất dầu thơm và hợp chất... tiêu diệt các vi khuẩn gây hôi miệng
Chuẩn bị: 30g cây bạc hà tươi, 100 ml nước ấm, ½ thìa cà phê muối hạt trắng
Cách dùng: Đem lá bạc hà rửa thật sạch. Cho tất cả vào cối giã nhuyễn để chắt lấy nước cốt. Pha loãng nước cốt với 100ml nước và muối tạo thành hỗn hợp dùng để súc miệng. Thực hiện đều 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối để lấy lại hơi thở thơm tho, mát mẻ.
Cây bạc hà trị đau cơ
Bạc hà có tác dụng chống co thắt mạnh. Các chuyên gia tin rằng, loại dược liệu này đóng vai trò như một loại thuốc giảm đau, làm giãn cơ tự nhiên nhờ vào lượng menthol dồi dào có trong nó. Vậy nên, cây bạc hà là loài thảo dược quý dành cho người bị đau cơ.
Chuẩn bị: Tinh dầu bạc hà: 5 giọt, 500ml nước nóng
Cách dùng: Pha tinh dầu bạc hà vào tô nước nóng. Dùng một tấm khăn nhỏ, sạch nhúng vào tô. Vắt bớt nước và đắp khăn vào vùng cơ bị đau. Khi khăn nguội bớt thì lặp lại như vậy 2-3 lần. Nên thực hiện đều đặn hằng ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ để các dưỡng chất bạc hà có thời gian thẩm thấu và để các cơ khớp được thư giãn, nghỉ ngơi.
Cây bạc hà giảm stress, hỗ trợ ngủ ngon
Các hoạt chất trong lá bạc hà mang lại hương thơm sảng khoái, dễ chịu, giúp thông thoáng đầu óc và kích thích các giác quan. Chúng ta có thể sử dụng bạc hà để thư giãn cơ thể bằng cách sau:
Chuẩn bị: Lá bạc hà tươi: 3 lá, 1 cốc nước nóng
Cách dùng: Lá bạc hà tươi đem rửa sạch rồi để ráo nước. Cho vào cốc nước nóng và hãm trong 3-5 phút. Uống trực tiếp vào buổi tối, trước khi đi ngủ 30 phút để cải thiện giấc ngủ và giảm stress.
Cây bạc hà trị bệnh dị ứng, vết côn trùng cắn
Các nhà khoa học đã chỉ ra thành phần hóa học menthol trong cây bạc hà có tác dụng sát khuẩn, tiêu diệt ngay lập tức các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Bên cạnh đó, tinh dầu bạc hà gây tê mát, giảm cảm giác đau ngứa tức thì. Vì vậy, sử dụng bạc hà là lựa chọn khôn ngoan cho những người bị dị ứng, côn trùng cắn.
Chuẩn bị: Bạc hà tươi: 30g
Cách dùng: Rửa bạc hà và ngâm với nước muối pha loãng để sát khuẩn. Cho vào cối giã nát. Lấy nước cốt thoa lên vùng da bị tổn thương rồi lấy bã đắp lên đó để làm dịu triệu chứng khó chịu và thúc đẩy quá trình hồi phục da.
Để việc dùng lá bạc hà tươi có hiệu quả cần có những chú ý trong quá trình sử dụng
Những lưu ý khi sử dụng cây bạc hà
Bạc hà cũng giống như nhiều loại dược liệu tự nhiên khác, trước khi sử dụng chúng ta phải tìm hiểu kỹ những thông tin liên quan xem vị thuốc này có thực sự phù hợp với tình trạng sức khỏe của bản thân hay không thì mới có thể áp dụng thành công.
Những người bị dị ứng với bạc hà không nên sử dụng bởi sẽ gây một số tác dụng phụ như: mọc mụn nước trong miệng hoặc mũi, dị ứng da, tụt huyết áp,...
Trẻ em và phụ nữ mang thai là những đối tượng rất nhạy cảm với việc đưa những chất bên ngoài vào trong cơ thể.
Ngoài ra, những người mắc chứng trào ngược dạ dày, bệnh nhân táo bón kinh niên cũng không nên sử dụng cây bạc hà.
Không dùng quá 0,4ml tinh dầu bạc hà một ngày bởi sẽ gặp nguy cơ co giật. Không hít tinh dầu hay xông bạc hà quá 3-4 lần/ngày để tránh khô niêm mạc đường thở, xung huyết da.
Bạc hà có thể tương tác với một số loại thuốc như: Các thuốc giảm axit dạ dày như: Pepcid, Zantac, thuốc chống thải ghép Cyclosporine, thuốc hạ đường huyết của bệnh nhân tiểu đường.
Do vậy, mọi người cần phải tham khảo thật kỹ ý kiến của bác sĩ trước quyết định khi sử dụng cây bạc hà.
Yên Thư