Các nhà nghiên cứu hiện nay đã tìm thấy thành phần hóa học chính có trong cây an xoa chính là hoạt chất quý alkaloid. Một dược liệu quan trọng trong kháng khuẩn, ngừa ung thư, hỗ trợ chức năng hoạt động của gan cao. Vì thế mà cây được săn đón nhiều hơn để dùng làm trà uống hằng ngày bởi an xoa dễ uống, thơm nhẹ nên được ưa chuộng hơn.
Tìm hiểu thông tin về cây an xoa
Theo y học cổ truyền, an xoa có mùi thơm, vị giống trà, dễ uống nên rất thích hợp để dùng hằng ngày. Bên cạnh đó, nó cũng được coi là một trong những bài thuốc dân gia chữa bệnh hữu ích cho con người.
Thông tin sơ lược về cây an xoa
Cây an xoa được các nhà khoa học đặt tên là Helicteres hirsuta Lour, là loài thực vật thuộc họ Trôm. Còn ở Việt Nam, cây thuốc này được dân gian gọi với những cái tên mộc mạc như: tổ kén cái, cây gió lông,…
Campuchia là nước đầu tiên thế giới biết đến và sử dụng cây an xoa để điều trị bệnh.
Cây an xoa hay còn thường trong dân gian được gọi là cây dó lông hay tổ kén cái
Đặc điểm của cây an xoa
Đặc điểm thực vật học
An xoa là một loài thực vật thân gỗ, cao chừng 1-2 mét, sinh trưởng và phát triển ở những nơi đất ẩm vùng rừng núi cao. Lá cây thuôn dài, đầu nhọn, có lông, mặt trên màu xanh lục còn mặt dưới màu trắng nhạt. Cây an xoathường có hoa màu tím hay hồng đỏ, cụm hoa 5 cánh xếp thành những bông ngắn, mọc ở kẽ lá. Quả hình trụ, nhiều hạt, có lông. Khi quả non màu xanh, khi chín sẽ chuyển dần sang màu đen và thường ra vào mùa hạ.
Đặc điểm hình thái
Trên thế giới, cây an xoa được phát hiện ở Campuchia. Còn ở nước ta, Bình Phước là tỉnh đầu tiên sử dụng cây thuốc này để điều trị các bệnh lý về gan. Hiện nay, loài thảo dược này phân bố nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai,… nhưng nhiều nhất vẫn là ở Bình Phước.
Cây an xoa có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trên mọi địa hình và khí hậu nên chúng ta có thể tự trồng cây trong vườn nhà để dùng dần bằng phương pháp gieo hạt hoặc giâm cành.
Cây sẽ phát triển và có dược tính cao nhất vào khoảng thời gian từ tháng 8 đến tháng 12 hằng năm. Bởi cây dược chất trong cây an xoa sẽ tích tụ nhiều hơn khi thời tiết giá lạnh, ít mưa.
Tác dụng chữa bệnh của cây an xoa
Trong cuốn “Từ điển cây thuốc Việt”, an xoa được xem như một loài thảo dược quý giá trong điều trị các bệnh lý về gan như: xơ gan, gan nhiễm mỡ, ung thư gan,…
Cây an xoa có tác dụng điều trị các bệnh về gan
An xoa là loại cây có tác dụng hỗ trợ và điều trị bệnh gan được biết đến từ lâu
Theo Đông y, an xoa được xem như khắc tinh của các bệnh về gan bởi cây thuốc này có khả năng điều trị bệnh gan dựa trên cơ chế thải độc gan. Còn theo y học hiện đại, các chất alcaloid có khả năng kháng lại các tế bào ung thư gan và flavonoid có khả năng chống oxy hóa, bảo vệ các tế bào gan được tìm thấy rất nhiều trong thành phần hóa học của cây an xoa. Nếu phải dùng nhiều rượu bia hay chế độ ăn uống thất thường, không lành mạnh dẫn tới các bệnh lý về gan, bạn có thể sử dụng an xoa để giải độc gan theo phương pháp sau:
Nguyên liệu: An xoa: 60g; Nước muối pha loãng
Cách làm: Rửa sạch cây an xoa với nước rồi ngâm trong nước muối pha loãng để sát khuẩn. Cho vào nồi đun sôi với 1,5 lít nước trong 15 phút thì tắt bếp. Lọc bỏ phần bã lấy nước uống rải rác trong ngày.
Cây an xoa điều trị bệnh viêm gan B
Các công trình nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, trong thành phần hóa học của cây an xoa có chứa nhiều hoạt chất flavonoid có tác dụng bảo vệ các tế bào gan khỏi vi rút, các gốc tự do gây bệnh viêm gan B. Để giảm lượng vi rút viêm gan B, phòng ngừa xơ gan và ung thư gan, bạn có thể sử dụng an xoa điều trị hằng ngày theo bài thuốc sau:
Nguyên liệu: Cây an xoa: 50g; Cây xạ đen: 50g
Cách làm: Sơ chế và làm sạch các nguyên liệu. Cho tất cả vào ấm đun sắc lửa nhỏ trong 20 phút. Chia ra thành 2-3 phần để uống rải rác trong ngày khi nước thuốc vẫn còn ấm.
Cây an xoa điều trị bệnh viêm đại tràng
Theo y học hiện đại, cây an xoa có tác dụng phục hồi các niêm mạc ở đại tràng bị tổn thương và bảo vệ thành đại tràng khỏi viêm là nhờ dược chất flavonoid có trong nó. Vì vậy, khi gặp phải các vấn đề về đại tràng, bạn có thể tham khảo cách làm dưới đây để cải thiện tình trạng của mình:
Nguyên liệu: Cây an xoa: 1 kg; Nước muối pha loãng
Cách làm: Cây an xoa đem rửa sạch với nước để loại bỏ tạp chất rồi ngâm với nước muối pha loãng để khử trùng. Sau khi để ráo nước thì đem thái nhỏ và phơi khô. Phơi ở những nơi nhiều nắng, khô ráo, sạch sẽ, thoáng mát để tránh bụi bẩn,vi khuẩn xâm nhập. Phơi khoảng 2-3 nắng cho khô và giòn thì đem bảo quản trong túi nilon buộc kín để dùng dần. Mỗi ngày lấy 80g đun với 1 lít nước để lấy nước thuốc uống.
Kiên trì điều trị trong 3-5 ngày sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.
Cây an xoa hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Cây Cây an xoa hỗ trợ giảm cân hiệu quả
Đông y cho rằng, cây an xoa có tính nhuận tràng, làm cân bằng quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Từ đó giúp đẩy mạnh chuyển hóa mỡ thừa và đào thải chúng ra ngoài cơ thể, giảm cân hiệu quả. Nếu mong muốn có một thân hình khỏe đẹp hơn, bạn có thể áp dụng công thức dưới đây:
Nguyên liệu: Cây an xoa: 50g; 2 lít nước đun sôi để nguội; Nước muối pha loãng
Cách làm: Rửa an xoa thật sạch với nước muối pha loãng. Cho vào nồi đun sôi với 2 lít nước trong 15 phút. Dùng để uống thay nước lọc hằng ngày
Những điều cần lưu ý khi sử dụng cây an xoa
Cây an xoa là loại thảo dược tự nhiên, giúp điều trị bệnh một cách lành tính. Tuy nhiên, để việc chữa trị bệnh với cây thuốc này đạt được hiệu quả tối đa như mong muốn, chúng ta cần lưu ý một số vấn đề sau:
Đối tượng nên và không nên dùng cây an xoa
Cây an xoa chỉ nên dùng cho những người mắc các bệnh lý về gan như: xơ gan, ung thư gan, suy giảm chức năng gan,…
Những người có nhu cầu thanh lọc cơ thể, giảm cân được khuyến khích sử dụng.
Những đối tượng nhạy cảm như: Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, người già và trẻ em không nên sử dụng.
Những người có vấn đề về chức năng thận kém không nên dùng vì sẽ gây suy giảm chức năng thận.
Lông trên lá cây an xoa sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa nên những người có tiểu sử bị bệnh dạ dày không nên dùng.
Một số lưu ý khi sử dụng cây an xoa
Tuân thủ đúng mức liều lượng được khuyến cáo. Không kết hợp uống với thuốc Tây được bác sĩ kê đơn, phòng tránh các thành phần tương tác với nhau.
Do cơ địa mỗi người khác nhau nên cần phải tìm hiểu kỹ hoặc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, đề phòng gặp phải tác dụng phụ không mong muốn
Yên Thư