Cận cảnh giống na cho trái 'khủng' thu mỗi vụ trung bình 1 triệu/cây

TH&SP Với giá bán đắt gấp 2 thậm chí gấp 3 lần na thường trung bình gia đình anh Hóa cầm chắc trong tay 1 triệu đồng/cây na thái mỗi vụ thu hoạch.

Vùng na Chi Lăng (Lạng Sơn) nổi tiếng bởi giống na dai núi đá thơm ngon nức tiếng cả nước, vài năm gần đây xuất hiện thêm 1 giống na mới cho trái "khổng lồ". Giống na này có tên là na thái cho trái có cân nặng trung bình từ 6 lạng đến hơn 1kg nên thu hút sự quan tâm của nhiều người. Điều đặc biệt giá của những trái na khủng này cũng đắt gấp 2 -3 giống na dai, na bở người dân trồng nhiều năm nay.

Người đầu tiên mang giống na này về trồng trên đất Chi Lăng là anh Phan Văn Hóa, thôn Quán Thanh, xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng. Anh Hóa cho biết năm 2014 tình cờ xem 1 chương trình về phát triển nông nghiệp trên ti vi nên anh mới biết tới giống na Thái này. Nhìn qua chương trình thì thấy loại nay này cho trái rất to, nhìn thấy thích nên anh đã mua cây giống ở Viện cây trồng Trung Ương về trồng thử nghiệm. Giá cây giống cũng rơi vào 30.000/cây nên hồi đó tôi chỉ dám mua 50 cây về trồng trên đất thịt gần nhà.

Sau gần 4 năm trồng và chăm sóc, năm 2018 những cây na này cho những trái đầu tiên. Hầu hết, người dân trồng na ở đây đều cảm thấy lạ bởi giống na này cho trái rất to, mắt na mở to nhưng quả ra hơi méo dù gia đình anh Hóa cũng làm phương pháp thụ phấn giống như na dai.

Theo kinh nghiệm của anh Hóa thì giống na thái này rất kỵ đất không khô thoáng, hay ngập úng. Nếu không có hệ thống thoát nước tốt thì loại cây này rất dễ chết úng. Ban đầu anh Hóa trồng thử 50 cây, tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm trong trồng và chăm sóc loại na này để vườn bị úng nước dẫn đến 25 cây giống bị chết.

Hiện tại vườn na thái nhà anh Hóa đang còn 25 gốc na cho thu hoạch. Theo anh Hóa thì nếu giống na dai, na bở trồng ở địa phương sau thu hoạch người trồng có từ 200.000-300.000/cây thì đối với giống na thái này anh Hóa thu trung bình 1 triệu/cây mỗi vụ.

Trung bình mỗi cây hiện anh để từ 10-12 trái để cho na phát triển tốt, quả to đều. Nếu để nhiều quả cây sẽ bị thiếu chất, quả còi và méo mó. Theo anh Hóa giống na này nhìn qua là thấy có sự khác biệt so với giống na dai. Giống na Thái có lá to gấp 2-3 lần lá na dai, cành vươn dài và dáng cây cao hơn giống na bản địa.

Năm ngoái vườn nhà anh Hóa cho thu hơn 2 tạ những trái na đầu tiên, anh bán với giá 130.000/kg. Na cắt xong các cơ quan ở huyện đặt mua gần hết, nhiều người tò mò muốn mua ăn thử cũng không còn.

Anh Hóa dự kiến năm nay 25 gốc na thái này cũng sẽ cho thu hoạch trên 2 tạ quả. Hiện tại vườn na mới bắt đầu chín anh Hóa đang tính bán với giá khởi điểm là 100.000/kg tuy nhiên cũng còn tùy thuộc vào thị trường.

Thường những trái na mắt mở căng là đã có thể thu hoạch. Loại na này khi chín có mùi thơm nhẹ, ăn ngọt nhưng ngọt vừa phải, không ngọt khé như giống na khác.

Anh Hóa cho biết thực chất giống na này không hề có hạt, tuy nhiên khi mang về trồng giữa vùng na dai, na bở (có hạt) quá trình thụ phấn có sự tác động nên na thái có hạt nhưng ít.

Nhận thấy hiệu quả kinh tế nên hiện gia đình anh Hóa đang mở rộng trồng thêm hơn 100 gốc na Thái này. Nhiều người dân quanh vùng cũng bắt đầu trồng thử . Chinh vì vậy nên anh Hóa cũng đang lo lắng vì sợ người dân trồng ồ ạt quá, sản lượng tăng lên thì sẽ khó khăn về khâu tiêu thụ. Tuy nhiên hiện tại anh đang rất hài lòng với giống na cho trái "khủng" này về hiệu quả kinh tế nó mang lại.

Theo Dân Việt

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Bắc Kạn mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP địa phương

Thời gian qua, tỉnh Bắc Kạn nỗ lực đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại cho các sản phẩm nông sản, OCOP của địa phương, nhằm hỗ trợ các chủ thể sản xuất kinh doanh giới thiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Đồng Nai: Phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng

Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đã tập trung phát triển các sản phẩm thế mạnh gắn với vùng trồng. Qua đó, nhiều sản phẩm OCOP không chỉ đáp ứng tốt thị trường nội địa mà còn đạt chuẩn xuất khẩu vào những thị trường khó tính.
Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Bạch Thông chú trọng phát triển sản phẩm OCOP

Huyện Bạch Thông (tỉnh Bắc Kạn) đã chú trọng triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ Chương trình OCOP như cấp vốn vay ưu đãi, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất... tiếp cận nguồn nguyên liệu chất lượng cao, tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm.
"Biển" người đổ về tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

"Biển" người đổ về tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3 năm 2025, với chủ đề "Giòn ngon bánh mì - đậm vị cà-phê" nhằm tôn vinh sự kết hợp giữa hai biểu tượng ẩm thực Việt Nam là bánh mì và cà-phê Việt. Đồng thời, giới thiệu và quảng bá ẩm thực Việt Nam ra thế giới.
Hơn 140 gian hàng tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Hơn 140 gian hàng tham gia Lễ hội bánh mì Việt Nam lần thứ 3

Ngày 21/3, Lễ hội bánh mì Việt Nam năm 2025 chính thức diễn ra tại công viên Lê Văn Tám, Quận 1, TP.HCM thu hút đông đảo người dân, du khách đến tham quan các gian hàng, trải nghiệm thưởng thức sự đa dạng của ẩm thực Việt và bánh mì Việt Nam.
Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Hà Nội: Huyện Thường Tín đẩy mạnh phát triển, quảng bá sản phẩm OCOP đặc trưng

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) tại huyện Thường Tín đã và đang tạo sức bật mạnh mẽ cho kinh tế nông thôn địa phương, khơi dậy tiềm năng, lợi thế của các làng nghề truyền thống, đồng thời mở rộng cơ hội phát triển cho các sản phẩm nông nghiệp, thủ công mỹ nghệ đặc trưng.
Ngư dân Thanh Hóa phấn khởi vào mùa sứa biển

Ngư dân Thanh Hóa phấn khởi vào mùa sứa biển

Nghề đánh bắt, chế biến sứa mang lại thu nhập khá tốt cho ngư dân ở Thanh Hoá. Năm nay vụ sứa đến muộn, sản lượng giảm hơn so với năm ngoái nhưng lại xuất hiện nhiều loài sứa đỏ, có giá trị kinh tế cao hơn nên phần nào giúp ngư dân yên tâm đánh bắt.
Nâng cao thương hiệu và giá trị chè Shan tuyết

Nâng cao thương hiệu và giá trị chè Shan tuyết

Để nâng cao giá trị từ cây chè, huyện Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) sẽ tập trung phát triển vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao hơn nữa thương hiệu, giá trị chè Shan tuyết cổ thụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường trong nước và quốc tế.
Nhiều cơ hội giao thương tại Triển lãm ProPak Vietnam 2025

Nhiều cơ hội giao thương tại Triển lãm ProPak Vietnam 2025

Triển lãm ProPak Vietnam 2025 không chỉ là nơi hội tụ những công nghệ tiên tiến và giải pháp đột phá, mà còn mở ra cơ hội giao thương chiến lược, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đón đầu xu hướng thị trường và mở rộng vị thế trên trường quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động