5 loại trà thảo mộc giúp giữ ấm cơ thể trong mùa đông Ba thứ ‘đại kỵ’ khi dùng chung với cam, coi chừng sinh bệnh Biết những điều này sẽ giúp bạn "bất bại" với bệnh cúm |
Nguyên nhân gây cảm cúm là do virus Influenza. Bệnh lây nhiễm qua đường hô hấp khi nói chuyện trực tiếp, ho, hắt hơi…Lúc này, virus cúm sẽ theo dịch ra ngoài và bám vào đồ vật xung quanh. Nếu nói chuyện trực tiếp với người bệnh hoặc chạm những đồ vật đã nhiễm virus, bạn có nguy cơ cao mắc cảm cúm.
Khi bị bệnh cúm, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng như: Sốt cao, có khi lên tới 39-40 độ C, thân nhiệt không ổn định, có cảm giác ớn lạnh, hoặc rét run, nhức đầu, ù tai, chóng mặt, hoa mắt, hắt hơi, xổ mũi, ho, khàn tiếng…
Việc điều trị chủ yếu dựa vào nghỉ ngơi, bù nước và uống thuốc giảm đau, chẳng hạn như paracetamol, aspirin hoặc thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen) trong trường hợp sốt. Các phương pháp điều trị tự nhiên cũng có thể làm giảm các triệu chứng cảm cúm khá hiệu quả như sau:
Dùng tinh dầu
Tinh dầu tràm, bạc hà…có tác dụng rất tốt trong việc phòng và điều trị cảm cúm thông thường. Chỉ cần thoa một chút tinh dầu vào vùng dưới mũi sẽ giúp thông mũi và làm giảm bớt cơn đau ở mũi. Ngoài ra, bạn có thể thoa tinh dầu vào lòng bàn chân, thái dương hoặc tắm với nước ấm có hoà một vài giọt tinh dầu giúp phòng ngừa bệnh cảm lạnh rất hữu hiệu.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh
Chườm nóng hoặc chườm lạnh xung quanh vùng xoang tắc nghẽn có thể giảm bớt khó chịu vùng mũi cho bạn. Chườm nóng có thể làm giảm áp lực phần xoang mũi và làm lớp dịch nhầy trong mũi lỏng hơn còn chườm lạnh sẽ khiến các mạch máu ở vùng xoang mũi co lại, giúp giảm đau nhanh chóng.
Nghỉ ngơi và thư giãn
Khi bạn bị cảm cúm, cơ thể bạn trở nên uể oải và rất mệt mỏi. Chính vì vậy, hãy tạm gác công việc và dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi. Một chế độ nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cơ thể tạo nhiều năng lượng hơn.
Bệnh nhân bị cảm cúm cần được nghỉ ngơi, thư giãn ở những nơi thoáng khí, tránh gió, tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Không nên cho bệnh nhân nằm phòng máy lạnh vì sẽ khiến các triệu chứng khan cổ, khàn tiếng trầm trọng thêm.
Xông lá
Bạn có thể mặc áo quần thoáng mát, trùm mền kín và xông các lá thơm như lá chanh, lá bưởi, lá tía tô, kinh giới, bạc hà, lá sả, húng chanh, húng quế, long não để thông mũi, giải cảm, toát mồ hôi độc ra ngoài và tạo cảm giác dễ chịu, thư giãn cho cơ thể người bệnh.
Sử dụng trà thảo mộc
Nhà trị liệu tự nhiên học Laure Bernard (Pháp) khuyên bạn nên uống trà thảo mộc, ngay khi các triệu chứng đầu tiên của bệnh cúm xuất hiện, để khắc phục tình trạng nhiễm virus này.
Nên uống trà gồm quế, chanh và gừng, uống bốn lần một ngày. Loại trà thảo mộc này rất tốt để tăng cường hệ thống miễn dịch và chống lại nhiễm trùng vì ba thành phần này có tác dụng kích thích miễn dịch, kháng virus và chống viêm.
Thực phẩm tăng cường sức đề kháng
Một số thực phẩm như tỏi giúp chống lại nhiễm trùng và tăng cường hệ thống miễn dịch như hành tây cũng có tác dụng tốt chống lại bệnh cúm. Tuy nhiên, những thực phẩm này phải được dùng với số lượng lớn mới có tác dụng.
Để ngăn ngừa cảm cúm, chúng ta cũng có thể chọn uống nước chanh. Loại trái cây này là một chất kháng virus giúp bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng mùa lạnh do virus gây ra. Những người dễ mắc bệnh truyền nhiễm này nên uống thức uống này vào mỗi buổi sáng.
Những thói quen đơn giản giúp gan khỏe mạnh |
Người trẻ đừng chủ quan với các triệu chứng thoái hoá đốt sống cổ |
Các bệnh lý thường gặp về túi mật |
Bỏ túi công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây thì là |