Cần xử lý nghiêm nghệ sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng, thuốc chữa bách bệnh Phòng ngừa bệnh đột qụy não gia tăng vào mùa lạnh Bộ Y tế quyết định xếp bệnh đậu mùa khỉ vào bệnh truyền nhiễm nhóm B |
Các bệnh lý về túi mật bạn có thể gặp phải bao gồm:
1. Viêm túi mật
Viêm túi mật được gọi là cholecystitis, có thể xảy ra cấp tính (ngắn hạn) hoặc mãn tính (dài hạn). Tình trạng viêm mãn tính là hậu quả của các đợt xuất hiện viêm cấp tính kéo dài. Đợt viêm cuối cùng có thể làm tổn thương cơ quan này, làm mất khả năng hoạt động chính xác.
2. Sỏi mật
Sỏi mật là những cặn nhỏ, cứng lại hình thành trong túi mật. Các yếu tố này có thể tích tụ, phát triển và không bị phát hiện trong nhiều năm. Trên thực tế, nhiều người bị sỏi mật và không phát hiện ra cho đến khi gây ra vấn đề, bao gồm viêm, nhiễm trùng và đau. Sỏi mật thường gây các cơn viêm cấp tính.
Sỏi mật thường có kích thước nhỏ, rộng không quá vài mm. Tuy nhiên, theo thời gian, sỏi có thể phát triển đến vài cm. Có người chỉ bị một viên, có những người lại bị nhiều hơn. Khi sỏi mật phát triển đến đủ kích thước sẽ bắt đầu chặn các kênh dẫn ra khỏi túi chứa.
Sỏi mật thường hình thành do sự dư thừa cholesterol hoặc muối mật. Bên cạnh đó còn một loại sỏi mật khác được hình thành từ canxi bilirubine – chất hóa học được sản xuất khi cơ thể phá vỡ các tế bào hồng cầu.
3. Sỏi ống mật chủ
Sỏi ống mật chủ là tình trạng sỏi mật xảy ra trong ống dẫn mật chung. Viên sỏi có thể được hình thành từ các sắc tố mật hoặc canxi và muối cholesterol.
4. Viêm túi mật không do sỏi
Tình trạng viêm túi mật không do sỏi có thể xảy ra do căng thẳng, chấn thương nặng, bỏng hoặc đại phẫu. Đây cũng có thể là biến chứng của viêm gan A, nhiễm khuẩn, tiểu đường, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch và nhịn đói kéo dài.
5. Nhiễm trùng ống mật chung
Tình trạng nhiễm trùng có thể xuất hiện khi ống mật chung bị tắc nghẽn. Nếu không điều trị sớm tình trạng này, nhiễm trùng có thể lan rộng và gây tử vong.
6. Áp xe túi mật
Tình trạng này là kết quả của viêm túi mật kéo dài mà không được điều trị hay điều trị không hiệu quả, hay còn được gọi là empyema. Mủ trong cơ quan này là sự kết hợp của các tế bào bạch cầu, vi khuẩn và mô chết. Sự phát triển của mủ, còn được gọi là áp xe có thể gây ra cơn đau bụng dữ dội. Nếu áp xe túi mật không được chẩn đoán và điều trị, có thể trở nên nguy hiểm đến tính mạng khi nhiễm trùng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
7. Vỡ túi mật
Vỡ túi mật là biến chứng hiếm gặp của viêm túi mật và sỏi mật. Đây là một tình trạng đe dọa tính mạng. Nếu vết thủng không được phát hiện sớm có thể gây viêm phúc mạc và nhiễm trùng vùng bụng.
8. Polyp túi mật
Polyp là sự tăng trưởng mô bất thường. Những tăng trưởng này thường là lành tính hoặc không gây ung thư. Hầu hết polyp túi mật nhỏ không cần phải loại bỏ và ít gây ra những rủi ro tiềm ẩn.
Tuy nhiên, ở những polyp lớn hơn có thể cần phải được phẫu thuật cắt bỏ trước khi phát triển thành ung thư hoặc gây ra các vấn đề khác.
9. Túi mật sứ
Thành túi mật theo thời gian có thể xuất hiện sự tích tụ canxi do quá trình viêm mạn tính kéo dài. Bộ phận này khi dày lên sẽ mất đi sự đàn hồi, chức năng co bóp tống xuất dịch mật giảm làm rối loạn chức năng tiêu hóa. Nếu gặp tình trạng này, bạn có nguy cơ cao bị ung thư túi mật.
10. Ung thư túi mật
Ung thư túi mật là một bệnh tương đối hiếm gặp. Nếu không được phát hiện và điều trị, bệnh có thể có thể lan từ các thành bên trong đến các lớp bên ngoài gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Các triệu chứng bạn nên chú ý và là dấu hiệu cảnh báo bạn cần quan tâm đến túi mật của mình:
• Đau phần giữa hoặc đau phía trên bên phải của bụng: Cơn đau do các vấn đề về túi mật dao động từ mức độ nhẹ, không đều đến mức độ nghiêm trọng cao và đau thường xuyên hơn. Tình trạng đau thường xuất hiện ở ngực và lưng.
• Buồn nôn hoặc nôn: Bất kỳ vấn đề về túi mật có thể gây buồn nôn hoặc nôn. Các tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến các vấn đề tiêu hóa lâu dài, gây ra buồn nôn thường xuyên.
• Sốt hoặc ớn lạnh: Điều này báo hiệu tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể. Nếu bạn bị nhiễm trùng, bạn cần điều trị trước khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và nguy hiểm hơn. Nhiễm trùng có thể trở nên đe dọa tính mạng nếu nó lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
• Thay đổi nhu động ruột: Các vấn đề về túi mật thường gây ảnh hưởng đến khả năng đại tiện. Tình trạng tiêu chảy thường xuyên, không rõ nguyên nhân có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh mãn tính. Phân sáng màu có thể là dấu hiệu vấn đề về ống dẫn mật.
• Nước tiểu sẫm màu: Người bệnh bị các vấn đề về túi mật nước tiểu có thể sẫm hơn bình thường, tình trạng này có liên quan đến ống dẫn mật.
• Vàng da: Vàng da xảy ra khi mật gan không đến được vùng ruột để sử dụng, điều này thường xảy ra do vấn đề về gan hoặc do tắc nghẽn trong các ống dẫn mật do sỏi mật.
Sức khoẻ túi mật rất quan trọng, do đó bạn hãy trang bị kiến thức thật kỹ để cơ quan này không bị tổn hại nhé!