Thực phẩm an toàn: Giảm mạnh tình trạng “rau hai luống, lợn hai chuồng” Bộ NN&PTNT xác nhận thủy sản đông lạnh là sản phẩm chế biến Bộ NN&PTNT: Đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ thủy sản |
Theo Bộ NN&PTNT, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng (GDP) toàn ngành nông, lâm, thủy sản (NLTS) giai đoạn 2016-2020 ước đạt 2,62%/năm với chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện; năng suất lao động NLTS bình quân đạt 6,8%/năm.
Đáng chú ý, xuất khẩu NLTS tăng nhanh, tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy phát triển nông nghiệp hàng hóa. Nông sản Việt Nam hiện có mặt trên 190 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2025 tăng trưởng xuất khẩu đạt 5%/năm |
Hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp tiếp tục được đổi mới phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị nông sản đã có kết quả rõ nét với trên 1.500 mô hình chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản đảm bảo an toàn thực thẩm trên cả nước.
Cả nước đã hình thành nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn đối với các sản phẩm chủ lực. Nhiều sản phẩm chủ lực cấp quốc gia, cấp tỉnh có hàm lượng khoa học công nghệ cao được áp dụng từ khâu sản xuất giống, nuôi trồng, chế biến như tôm, cá tra, sản phẩm gỗ….
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ NN&PTNT cũng nêu rõ, quá trình cơ cấu lại nông nghiệp đang bộc lộ những hạn chế, yếu kém, chưa tạo được chuyển biến mạnh mẽ trong thực tiễn.
Đó là quá trình cơ cấu lại còn chậm, chưa đồng đều giữa các vùng miền; tăng trưởng ngành còn nhiều yếu tố thiếu bền vững, chưa thích ứng kịp sự biến đổi về khí hậu và thị trường. Thị trường tiêu thụ ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm, trong khi số lượng sản xuất đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu chưa nhiều.
Đặc biệt, công tác dự báo cung, cầu thị trường tiêu thụ nông sản còn yếu nên có lúc, có nơi đã xảy ra tình trạng nông sản bị tồn đọng, tiêu thụ bị chậm, giá giảm, ảnh hưởng đến sản xuất, thu nhập và đời sống của người dân. Việc đẩy mạnh nghiên cứu và chuyển giao khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất còn chưa phổ biển.
Từ những thực tế nêu trên, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, việc xây dựng Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 với các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để cơ cấu lại ngành một cách thực chất, hiệu quả hơn trong bối cảnh và yêu cầu mới là rất cần thiết.
Bộ NN&PTNT đặt mục tiêu đến năm 2025 GDP ngành nông nghiệp đạt khoảng 2,5 đến 3,0%/năm |
Trong Tờ trình gửi Thủ tướng Chính phủ mới đây về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, Bộ NN&PTNT nêu rõ, mục tiêu cụ thể đặt ra là đến năm 2025, tốc độ tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp đạt khoảng 2,5 đến 3,0%/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt bình quân từ 7 đến 8%/năm.
Tốc độ tăng giá trị gia tăng công nghiệp chế biến nông sản đạt trên 8%/năm. Tốc độ tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt bình quân khoảng 5%/năm.
Bộ NN&PTNT cho biết năm 2021, cục diện kinh tế thế giới tiếp tục chuyển biến nhanh và khó lường. Toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại sẽ tiếp tục phát triển sâu rộng, nhưng sẽ có những điều chỉnh theo các tâm trục và lĩnh vực khác nhau.
Tình hình địa chính trị thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp. Xu hướng bảo hộ thương mại tiếp tục gia tăng, cộng với chiến tranh thương mại giữa các nền kinh tế lớn và những rào cản mậu dịch tự do ngày càng tăng lên.
Đại dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu, làm thay đổi sâu sắc trật tự, cấu trúc kinh tế và đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu; các nền kinh lớn đang đưa ra các biện pháp kích thích tăng trưởng, hỗ trợ giảm thiệt hại do dịch COVID-19.
Những khó khăn, thách thức từ tác động của dịch bệnh trên người, cây trồng, vật nuôi, nhất là đại dịch COVID-19, dịch tả heo Châu Phi cần thời gian dài để xử lý và ảnh hưởng đến sản xuất, xuất khẩu, cũng như tiêu thụ trong nước.
Biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, cực đoan hơn, thiên tai khó lường, hạn hán và xâm nhập mặn được dự báo tiếp tục tác động tiêu cực đến sản xuất...
Từ những khó khăn trên đòi hỏi toàn ngành nông nghiệp vừa có những ứng phó kịp thời, vừa có chiến lược lâu dài để phát triển sản xuất, hạn chế tối đa thiệt hại. Phấn đầu đạt được những mục tiêu đã đề ra trong Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025.