Những công dụng tuyệt vời của cà chua đối với sức khỏe Lợi ích của cà chua đối với người bệnh tiểu đường Cà chua - Vị cứu tinh của sức khỏe và sắc đẹp |
Những tác dụng của cà chua với sức khỏe
Cà chua còn được biết đến là một nguyên liệu làm đẹp và chăm sóc da. |
Lương y Bùi Đắc Sáng - Hội Đông Y Hà Nội cho biết, cà chua có nhiều loại khác nhau tùy theo mỗi nơi trồng. Ví dụ cây cà kiu (cà chua ta) có lá mỏng, quả hình cầu bé, chua hơn. Loại quả to gọi là cà chua tây nguồn gốc ở Nam Mỹ, nay được trồng phổ biến khắp nước ta để lấy quả ăn, nấu canh giấm, làm mứt, tương ớt, xốt cà chua.
Cà chua là loại thực phẩm hằng ngày nhưng nhiều người không biết rõ tác dụng như thế nào. Theo y học cổ truyền, cà chua có vị chua nhạt, hơi ngọt, tính mát chống khát nước, có tác dụng bổ sinh huyết, sinh tân dịch, giúp ổn định tiêu hóa, điều hòa bài tiết trong cơ thể. Cà chua rất giàu các chất dinh dưỡng, có chứa nhiều lycopene, và chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe, những chất này hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm mỡ máu, một số nghiên cứu còn đưa ra là cà chua có thể tiềm ẩn khả năng ngăn ngừa ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Các nghiên cứu cho thấy cứ 100g cà chua chứa 20% lượng vitamin A cần thiết hàng ngày; Vitamin C (20-25%) tăng cường khả năng miễn dịch. Vì vậy, khi bạn ốm, mệt mỏi, bổ sung cà chua sẽ tăng cường đề kháng. Cà chua còn giàu vitamin K tốt cho thành mạch, có khả năng chống đông máu. Cà chua có kali tăng đào thải muối, tốt cho người bị tăng huyết áp. Theo Đông y, cà chua tính chua, ngọt, nhạt, mát, có tác dụng bổ huyết, sinh tân dịch, giúp tiêu hóa, điều hòa bài tiết.
Cà chua còn được biết đến là một nguyên liệu làm đẹp và chăm sóc da, điều trị các bệnh về da. Bên cạnh đó, cà chua chứa carotene và vitamin A, C có tác dụng xóa tàn nhang, làm đẹp, chống lão hóa, dưỡng da, có tác dụng trị nấm và các bệnh truyền nhiễm ngoài da. Niacin có thể duy trì sự tiết dịch dạ dày bình thường, thúc đẩy sự hình thành hồng cầu, giúp duy trì độ đàn hồi của thành mạch máu và bảo vệ da
Các vitamin A và C có trong cà chua tốt cho sức khỏe của đôi mắt, nó có tác dụng phòng ngừa và điều trị nhất định đối với bệnh quáng gà; lycopene có tác dụng ức chế quá trình peroxid hóa lipid, ngăn ngừa tổn thương của các gốc tự do, ức chế thoái hóa điểm vàng của võng mạc và duy trì thị lực.
Cà chua sống, cà chua nấu chín tốt thế nào?
Cà chua có thể ép nước dành cho trường hợp suy nhược cơ thể, ăn không ngon miệng. |
Cà chua có thể ép nước dành cho trường hợp suy nhược cơ thể, ăn không ngon miệng, nhiễm độc mạn tính, bị sung huyết, máu đặc dính (mỡ máu), xơ cứng tiểu động mạch, đau khớp, thống phong, urê huyết cao, sỏi niệu đạo, sỏi mật, táo bón, viêm ruột.
Trong cà chua có chứa lycopene, khi được nấu chín thì hoạt chất sẽ được cơ thể hấp thu dễ hơn là chúng ta ăn sống. Ngoài ra, trong cà chua cũng có chứa chất axit oxalic, chất này nếu ăn trong một thời gian dài sẽ gây ra sỏi ở thận vì vậy khi chúng ta nấu chín thì chất này sẽ bay hơi.
Trong cà chua sống rất giàu vitamin C rất tốt cho hệ thống miến dịch của cơ thể, nếu nấu chín thì sẽ làm giảm vitamin C đi rất nhiều. Nhưng cà chua đã nấu chín lại giúp bảo vệ chống lại bệnh tim mạch. Đối với một số người mắc bệnh tỳ vị, dạ dày yếu và dặc biệt là phụ nữ kinh nguyệt không đều. Nếu ăn cà chua chưa được nấu chín sẽ xảy ra phản ứng với axit dạ dày và ngưng tụ thành cục không hòa tan, dễ gây đầy bụng, khó tiêu và các triệu chứng về tiêu hoá khác.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng cà chua sống hay cà chua chín đều rất giàu dinh dưỡng và ít calo, chất béo, đồng thời giàu vitamin và khoáng chất giúp cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, cà chua nấu chín sẽ tốt hơn ăn sống vì khi được nấu chín sẽ giải phóng nhiều lycopene đây là những chất chống oxy hóa và chống ung thư. Vì vậy, giúp cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.
Những điều cần lưu ý khi sử dụng cà chua
Nên ăn ở mức độ vừa phải theo nhu cầu cơ thể cần và theo khuyến nghị của các chuyên gia dinh dưỡng. |
Cà chua tốt cho sức khoẻ nhưng khi ăn nhất định phải lưu ý những điều sau để tốt cho sức khoẻ:
Không nên ăn cà chua và dưa chuột cùng một lúc: Dưa chuột chứa một loại enzyme catabolic, sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong các loại rau khác. Trong khi đó, cà chua là loại rau chứa một số lượng lớn vitamin C. Nếu bạn ăn hai loại thực phẩm với nhau, vitamin C trong cà chua sẽ bị phân hủy và bị phá hủy bởi các enzyme catabolic trong dưa leo.
Không nên ăn hạt cà chua: Hạt cà chua cũng như hạt ổi, trong đường ruột, không tiêu hoá được. Trong quá trình vận chuyển thức ăn của đường ruột, người ta sợ nó lọt vào ruột thừa dễ gây viêm ruột thừa. Không nên cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều hạt, đặc biệt là những hạt kèm theo chất camen dễ gây táo bón, trẻ lại nhiều giun thì dễ biến chứng thành thắt ruột do giun, không lợi cho sức khoẻ.
Không ăn cà chua khi đói: Chất pectin và nhựa phenolic chứa nhiều trong cà chua. Khi bạn ăn cà chua vào những lúc đói, những chất này có thể phản ứng với a-xít, ảnh hưởng lớn đến dạ dày. Dạ dày tiêu thụ những chất này có thể gây nên tình trạng nôn mửa, đau bụng. Vì vậy, không nên ăn cà chua trong khi đói, nhất là với những trường hợp giảm béo với cà chua, cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi sử dụng.
Không dùng cà chua nấu chín trong thời gian dài: Khi sử dụng cà chua đã bị nấu chín kỹ hoặc để trong thời gian dài, dinh dưỡng và hương vị sẽ bị mất đi. Bên cạnh đó, nếu ăn phải cà chua không còn chất dinh dưỡng có thể gây nên tình trạng ngộc độc thực phẩm, không tốt cho sức khỏe.
Không ăn cà chua xanh: Cà chua chưa chín có chứa số lượng lớn các yếu tố "alkaloid" nếu tiêu thụ sẽ dễ gây ngộ độc thực phẩm nhiều hơn. Các triệu chứng ngộ độc do ăn cà chua xanh thường là buồn nôn, nôn mửa, tiết nước bọt, yếu sức, mệt mỏi và các triệu chứng khác... thậm chí trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng. Còn khi cà chua chín, các chất độc hại trong cà chua có tên là "alkaloid" sẽ giảm dần và sẽ biến mất trong cà chua chín đỏ. Vì vậy, với những quả cà chua màu xanh lá cây chưa chín, tuyệt đối không nên thưởng thức.
Không ăn quá nhiều cà chua: Ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn tới hiện tượng cơ thể không dung nạp loại thực phẩm này dù chỉ một lượng nhỏ. Nếu tình trạng không được chữa kịp thời, để lâu ngày, bệnh kéo dài sẽ dẫn tới các bệnh nghiêm trọng hơn về đường tiêu hóa như đau dạ dày và bí khí. Triệu chứng của hiện tượng này ở mỗi người là khác nhau. Nếu cơ thể không hấp thụ khoai tây, ớt hay hạt tiêu thì cũng không thể dung nạp cà chua.