Những thực phẩm nên và không nên ăn vào bữa tối để tốt cho gan Bí ngô - Thực phẩm giàu dinh dưỡng và tác dụng chữa bệnh Hơn 97% mẫu nông lâm thủy sản đạt yêu cầu an toàn thực phẩm |
Ăn nội tạng động vật có tốt hay không?
Ở nhiều nước, người dân không có thói quen ăn nội tạng động vật. Nhưng ở một số quốc gia như Trung Quốc, Việt Nam, nội tạng động vật có thể được sử dụng để làm nhiều món ngon khác nhau. Nội tạng động vật có thể nói là đủ loại, nhưng vẫn còn khá nhiều ý kiến tranh cãi về việc ăn các loại thực phẩm này có lợi hay hại cho sức khỏe.
Một số người cho rằng nội tạng độc vật chứa độc tố, cholesterol và chất béo cao, không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, những quan điểm này không hoàn toàn chính xác.
Gan và thận của động vật giúp chuyển hóa các thành phần có hại như thuốc và kim loại nặng, nhưng điều này không có nghĩa là chúng lưu trữ những chất này. Ngoài ra, tiêu chuẩn của mỗi quốc gia đều có những yêu cầu hạn chế với các thành phần có hại trong thực phẩm tươi sống, miễn là nội tạng được mua ở các nguồn uy tín và đã được kiểm dịch thì có thể yên tâm ăn uống.
Không phải mọi nội tạng đều có cholesterol, chất béo và purine cao
Đúng là một số cơ quan nội tạng có hàm lượng cholesterol và chất béo cao, nhưng điều này không có nghĩa là tất cả các các loại nội tạng đều mắc phải tình trạng này.
Phần lớn mỡ nội tạng không cao, dưới 5%. Ví dụ, hàm lượng chất béo trong mề gà, lòng lợn, gan lợn, phổi lợn,… dưới 5%, tương đương với hàm lượng chất béo trong sữa. Tim, thận, não có hàm lượng chất béo tương đối cao trong khoảng từ 7% đến 12%, thấp hơn nhiều so với hàm lượng chất béo trung bình của thịt lợn là 30,1%.
Hàm lượng cholesterol trong hầu hết các cơ quan nội tạng đều thấp hơn 1/7 so với lòng đỏ trứng. Ngoài não, gan và thận, hàm lượng cholesterol của các loại cơ quan nội tạng khác (ruột, dạ dày, tim,...) trên 100g hầu hết đều dưới 200mg. Ngay cả khi hàm lượng cholesterol trong nội tạng động vật tương đối cao thì những người khỏe mạnh cũng không cần phải hoảng sợ. Trong Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ năm 2015, các hạn chế về cholesterol trong chế độ ăn uống đã được loại bỏ.
Nội tạng thực sự là một loại thực phẩm có hàm lượng purine cao. Thực phẩm có hàm lượng purine cao là những thực phẩm có hàm lượng purine lớn hơn 150mg/100g thực phẩm, purine sẽ được chuyển hóa thành axit uric trong cơ thể, có thể làm nặng thêm triệu chứng đối với những người có lượng axit uric cao hoặc bệnh gút.
Cố gắng không ăn hoặc ăn ít nội tạng nếu mắc bệnh gút. Đối với người khỏe mạnh, chúng ta có khả năng chuyển hóa purine nên thỉnh thoảng có thể ăn nội tạng.
Nhìn chung, việc chê nội tạng là "thuốc độc" không hoàn toàn đúng. Trên thực tế, giá trị dinh dưỡng của nội tạng động vật rất cao. Tất nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta có thể thoải mái thưởng thức mà cần có lượng ăn phù hợp.
Nội tạng tuy tốt nhưng không thể ăn quá nhiều
Nội tạng động vật rất giàu protein chất lượng cao và hàm lượng của nó tương đương với thịt nạc. Ngoài ra, hàm lượng vitamin và nguyên tố vi lượng rất nổi bật, được xếp vào hàng tốt nhất trong số các loại thực phẩm.
Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc khuyến nghị rằng thực phẩm nội tạng rất giàu vitamin tan trong chất béo, vitamin B, sắt, selen và kẽm. Ăn một lượng vừa phải có thể bù đắp cho sự thiếu hụt trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên không nên ăn nội tang quá nhiều, chỉ nên ăn thức ăn nội tạng động vật 2-3 lần một tháng, mỗi lần không quá nhiều.
5 loại nội tạng tốt này được khuyến khích ưu tiên
Gan lợn: Nổi bật là protein, vitamin A (ví dụ 11g gan lợn có thể đáp ứng nhu cầu vitamin A của người trưởng thành trong một ngày), vitamin B1, axit folic và hàm lượng sắt. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin A cao, tiêu thụ quá mức có thể vượt quá mức dung nạp. Khuyến cáo không vượt quá 50g mỗi tuần (nên dùng 85g mỗi tuần cho bà mẹ đang cho con bú). Đặc biệt thích hợp cho trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú, người thiếu máu và thiếu vitamin A, và những người ăn nhiều thực phẩm tinh chế.
Tim gà: Giàu vitamin B1, protein, canxi, sắt và vitamin A. Tuy nhiên, nhiều calo và hơi nhiều chất béo. Đặc biệt thích hợp cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú, người thiếu máu do thiếu sắt và những người ăn nhiều thực phẩm tinh chế.
Mề gà: Hàm lượng đạm cao, ít béo, giàu chất sắt dễ hấp thu. Đặc biệt thích hợp cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú, người thiếu máu do thiếu sắt và những người đam mê thể dục.
Dạ dày bò: Ít calo, nhiều protein, ít chất béo, giàu canxi nhất trong các cơ quan nội tạng. Đặc biệt thích hợp cho những người yêu thích món lẩu và những người đam mê thể dục.
Thận lợn: Hàm lượng selen vượt trội, 100g thận heo chứa 157mg selen, chỉ cần ăn vài miếng là có thể đáp ứng nhu cầu cả ngày. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều vitamin B1, là đối tác tốt của các loại ngũ cốc tinh chế. Tuy nhiên, hàm lượng cholesterol cao. Đặc biệt thích hợp cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú, người thiếu máu do thiếu sắt và những người ăn nhiều thực phẩm tinh chế.
Lưu ý khi ăn nội tạng động vật
Chỉ mua nội tạng ở những cơ sở uy tín, có nguồn gốc rõ ràng. Chế biến đảm bảo vệ sinh, nấu chín kỹ.
Khi bảo quản, để thực phẩm đã chín ở nơi sạch sẽ và cao ráo, không để chung với thực phẩm sống, tránh tình trạng bị lây nhiễm từ các nguồn thực phẩm bẩn khác.
Lượng sử dụng nội tạng động vật phù hợp với mỗi người: Người trưởng thành chỉ nên ăn 2-3 lần trong tuần (khoảng 50-70 g một lần), trẻ em ăn 2 lần một tuần (khoảng 30-50 g mỗi lần).
Người già, người thừa cân, béo phì, người bị rối loạn mỡ máu hoặc mắc bệnh lý tim mạch tốt nhất không nên dùng các món ăn chế biến từ phủ tạng động vật.