Doanh nghiệp Việt tận dụng "thời gian vàng" để xuất khẩu Bộ Ngoại giao nói Mỹ hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày là bước đi tích cực |
![]() |
Tổng thống Mỹ Donald Trump. |
Bên lề Hội thảo kinh tế Việt Nam ngày 10/4, GS.TS Phạm Hồng Chương - Giám đốc Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng việc Mỹ hoãn áp thuế 90 ngày là cơ hội tốt, đủ để Việt Nam có thời gian đàm phán thương mại với nước này và làm rõ những vấn đề họ quan tâm.
Ông Chương cũng cho rằng việc này giúp Việt Nam có thời gian chuẩn bị giải pháp ứng phó với những thay đổi, đánh giá tác động thực sự của việc Mỹ áp thuế đối ứng với toàn thế giới.
Trong thông cáo phát đi cùng ngày, Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham) cho rằng sự trì hoãn này là "cơ hội tạo dư địa cho hai Chính phủ tiếp tục đàm phán và xây dựng một khuôn khổ thương mại bền vững, đáp ứng lợi ích song phương".
"Đây cũng là bước đi cần thiết nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Mỹ và Việt Nam có thời gian chuẩn bị, thích ứng với mức thuế mới dự kiến", AmCham nhìn nhận.
Theo Hiệp hội này, đây là "khoảng đệm" cho phép doanh nghiệp hai nước điều chỉnh chuỗi cung ứng, xây dựng một lộ trình thương mại công bằng, cân bằng và dài hạn hơn.
Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long nhận xét việc Mỹ tạm hoãn thuế đối ứng trong 90 ngày có thể mang lại một "khoảng thở", nhưng không đảm bảo sự ổn định lâu dài.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần xây dựng cả kế hoạch ngắn hạn và dài hạn phù hợp với tình hình thực tế. Cụ thể, trong 3 tháng tới, cần linh hoạt, tăng tốc sản xuất và xuất khẩu, tận dụng thời gian miễn thuế để đẩy mạnh xuất khẩu hàng sang Mỹ, tối ưu hóa chi phí và doanh thu. Đàm phán với đối tác Mỹ ký kết thêm hợp đồng, chốt giá và cam kết giao hàng trong giai đoạn chưa bị áp thuế. Tối ưu logistics và chuỗi cung ứng, tận dụng giá cước vận tải hiện hành, chuẩn bị hàng hóa nhanh, linh hoạt hơn trong giao nhận. Điều quan trọng là cần đánh giá rủi ro chính sách, thành lập nhóm theo dõi tình hình đàm phán Mỹ - Trung hoặc Mỹ và các nước để kịp thời điều chỉnh chiến lược.
Về lâu dài, cần giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ bằng cách mở rộng sang thị trường EU, Đông Nam Á, Ấn Độ, Nhật Bản... Tái cấu trúc sản phẩm và định vị thương hiệu, tập trung phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng cao hơn, ít bị cạnh tranh về giá. Tăng cường năng lực nội tại bằng cách đầu tư vào công nghệ, tự động hóa, kiểm soát chất lượng và chuyển đổi số để tăng năng lực cạnh tranh toàn cầu. "Bài học từ thực tiễn doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) và đa quốc gia đã và đang tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu để tránh "điểm nóng" về thuế. Doanh nghiệp Việt Nam nếu chỉ tập trung xuất khẩu thô sang Mỹ sẽ dễ bị tổn thương nếu có chính sách thuế mới hoặc hàng rào kỹ thuật", PGS.TS Ngô Trí Long nói.
![]() |
Chuyên gia kinh tế, PGS.TS Ngô Trí Long. |
Từ Mỹ, GS Augustina Hà Tôn Vinh cho hay, việc tạm hoãn thuế quan lần này không phải vô thời hạn, mà đơn thuần là bước đi chiến lược để chuẩn bị cho những “nước cờ” tiếp theo.
Theo GS Vinh, 90 ngày cho các nước là "rất gấp gáp, rất khó khăn" vì phải giải quyết nhiều vấn đề đặt ra. Thế nên, doanh nghiệp và Chính phủ phải có những kịch bản, cam kết thực chất để củng cố lòng tin. Về phía Mỹ, chính đội ngũ cố vấn và cộng sự của Tổng thống Donald Trump cũng phải tận dụng thời gian 90 ngày để ổn định lại vấn đề, đánh giá phản ứng thị trường và quan sát các đối tác có những hành động, cam kết cụ thể nào. Trước mắt, giải quyết vấn đề cán cân thương mại bằng việc tăng nhập khẩu nguyên liệu, hàng hóa từ Mỹ, thay vì ưu tiên các thị trường khác; trong đó có dược phẩm, máy móc, nguyên phụ liệu hàng dệt may.
"Với doanh nghiệp lớn, máy móc thiết bị từ Mỹ thường có giá cao hơn nhiều thị trường khác, nên có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư mua máy móc từ thị trường Mỹ. Tương tự, chi tiêu đầu tư công cho các dự án Chính phủ làm, nên cân nhắc sử dụng thiết bị, công nghệ của Mỹ. Nếu chúng ta thiết lập các vấn đề mua hàng Mỹ trong chi tiêu công, chi tiêu Chính phủ, đây cũng là dư địa cho thương mại hai nước. 90 ngày không dài, nhưng quyết tâm làm, chúng ta có thể thay đổi được tình thế", GS Hà Tôn Vinh nhấn mạnh.
![]() |
![]() |
![]() |