Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng trưởng trở lại

Trong 4 tháng đầu năm 2025, Trung Quốc nhập khẩu gần 362.000 tấn gạo từ Việt Nam, tăng 114% về lượng so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó, chủ yếu là gạo ST25 và gạo nếp – những sản phẩm đang được thị trường Trung Quốc ưa chuộng.
Việt Nam sẽ trở thành nhà nhập khẩu và xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới Chuẩn bị ban hành Thông tư mới về xuất khẩu gạo: Bỏ điều 26 Thông tư 42 Đề nghị gỡ rào cản trong kinh doanh xuất khẩu gạo
Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng trưởng trở lại
Khối lượng xuất khẩu gạo tháng 5/2025 ước đạt 1,1 triệu tấn, tương ứng giá trị 573,1 triệu USD

Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, khối lượng xuất khẩu gạo tháng 5/2025 ước đạt 1,1 triệu tấn, tương ứng giá trị 573,1 triệu USD. Tính chung 5 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo đạt 4,5 triệu tấn, trị giá 2,34 tỷ USD – tăng 12,2% về khối lượng nhưng giảm 8,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024. Giá xuất khẩu bình quân đạt 516,4 USD/tấn, giảm 18,7%.

Philippines tiếp tục là thị trường tiêu thụ lớn nhất của gạo Việt Nam, chiếm 41,4% thị phần. Tiếp theo là Bờ Biển Ngà (11,9%) và Trung Quốc (10,3%). So với cùng kỳ năm 2024, giá trị xuất khẩu sang Philippines giảm 21,8%, trong khi Bờ Biển Ngà tăng gấp 2,7 lần và Trung Quốc tăng 83,7%.

Trong nhóm 15 thị trường lớn nhất, giá trị xuất khẩu tăng mạnh nhất ở Bangladesh (gấp 515,6 lần) và giảm mạnh nhất tại Indonesia (giảm 97,9%).

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường), năm 2017 là thời điểm Trung Quốc nhập khẩu gạo Việt Nam cao nhất, đạt kim ngạch 1 tỷ USD. Tuy nhiên, đến năm 2019, con số này giảm mạnh, chỉ còn 240 triệu USD. Giai đoạn 2020–2021 ghi nhận sự phục hồi nhẹ, và đến năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc hơn 834.000 tấn gạo, trị giá 423,2 triệu USD. Năm 2023, xuất khẩu đạt hơn 917.000 tấn, trị giá gần 531 triệu USD. Tuy nhiên, năm 2024 ghi nhận sự sụt giảm rõ rệt.

Bước sang năm 2025, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc khởi sắc trở lại. Ông Đỗ Hà Nam – Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam – cho biết, từ đầu năm đến nay, thị trường Trung Quốc tiêu thụ gạo Việt rất mạnh. Chỉ trong 4 tháng đầu năm, Trung Quốc nhập gần 362.000 tấn, tăng 114% so với cùng kỳ năm ngoái. Các chủng loại được ưa chuộng chủ yếu là gạo ST25 và gạo nếp.

Ông Nguyễn Văn Thành – Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất Thương mại Phước Thành IV (Vĩnh Long) – chia sẻ thêm, trong giai đoạn 2019–2020, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu gạo tẻ. Tuy nhiên, những năm gần đây, gạo nếp được nhập khẩu với khối lượng lớn, có năm lên tới 600–700 nghìn tấn. Gạo nếp chủ yếu dùng chế biến bánh – một sản phẩm gắn liền với thói quen ẩm thực của người dân Trung Quốc.

Xuất khẩu gạo sang Trung Quốc tăng trưởng trở lại
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng

Trung Quốc là thị trường truyền thống và quan trọng của ngành gạo Việt Nam. Nhờ lợi thế địa lý và sự tương đồng về văn hóa ẩm thực, gạo Việt Nam – từ gạo trắng, gạo thơm, gạo Japonica đến gạo nếp – đều được người tiêu dùng Trung Quốc đón nhận.

Ông Nông Đức Lai – Tham tán Thương mại Việt Nam tại Trung Quốc – nhận định, với dân số đông và thói quen ăn cơm hàng ngày đã ăn sâu trong văn hóa, nhu cầu tiêu dùng gạo tại Trung Quốc luôn ở mức cao. Dù là quốc gia có sản lượng gạo lớn nhất thế giới, Trung Quốc vẫn nhập khẩu đáng kể, trong đó gạo ST từ Việt Nam ngày càng được ưa chuộng nhờ nhiều lần được vinh danh là gạo ngon nhất thế giới.

Tuy vậy, thị trường này ngày càng khắt khe hơn về chất lượng, từ gạo thơm, gạo cao cấp đến ST24, ST25. Ngoài chất lượng gạo, bao bì sản phẩm cũng phải đạt chuẩn. Với các sản phẩm gạo chế biến, Trung Quốc chủ yếu nhập khẩu ở mức giá rẻ, số lượng lớn. Ngoài ra, gạo Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt với sản phẩm cùng loại từ Thái Lan và Campuchia – hai đối thủ mạnh cả về chất lượng lẫn bao bì.

Hiện nay, Việt Nam đang cung cấp khoảng 36–37% tổng lượng gạo nhập khẩu của Trung Quốc. Để giữ vững thị phần và phát huy lợi thế, các chuyên gia khuyến nghị doanh nghiệp cần đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tại các khu vực tiềm năng.

Một điểm quan trọng là doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng thương hiệu gạo riêng biệt, dễ nhận diện. Đồng thời, cần nắm vững quy định, thủ tục xuất khẩu, tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt. Gạo cần được kiểm tra, sàng lọc kỹ lưỡng từ khâu thu hoạch đến chế biến.

Đặc biệt, các doanh nghiệp mới tham gia thị trường cần chú trọng áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP (Good Agricultural Practices) để đảm bảo an toàn thực phẩm – yếu tố tiên quyết trước cả hương vị hay chất lượng. Dù gạo có hợp thị hiếu thị trường nhưng nếu tồn dư hóa chất vượt ngưỡng cho phép, sẽ không được thông quan. Thị trường Trung Quốc – cũng như nhiều quốc gia nhập khẩu khác – ngày càng đặt ra yêu cầu cao về vệ sinh an toàn thực phẩm, đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải nâng chuẩn toàn diện để đáp ứng bền vững.

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13% Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản quý I/2025 tăng trên 13%
Cả nước có 152 doanh nghiệp đủ điều kiện làm thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo Cả nước có 152 doanh nghiệp đủ điều kiện làm thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo
Gạo Việt tăng giá nhẹ giữa biến động thị trường toàn cầu Gạo Việt tăng giá nhẹ giữa biến động thị trường toàn cầu
Xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo đạt 7,9 triệu tấn trong năm 2025 Xuất khẩu gạo của Việt Nam được dự báo đạt 7,9 triệu tấn trong năm 2025
Việt Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Đưa làng nghề truyền thống phát triển qua du lịch và OCOP

Đưa làng nghề truyền thống phát triển qua du lịch và OCOP

Du lịch trải nghiệm kết hợp chương trình OCOP tạo động lực mới giúp làng nghề truyền thống phát triển bền vững, nâng cao giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường và đồng thời bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc của vùng nông thôn Việt Nam.
Từ sâm Ngọc Linh đến một trung tâm dược liệu chiến lược

Từ sâm Ngọc Linh đến một trung tâm dược liệu chiến lược

Việc hình thành trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam với định hướng lấy sâm Ngọc Linh làm cây chủ lực đang mở ra cơ hội đưa dược liệu Việt bước vào quỹ đạo phát triển bài bản, hiện đại và bền vững trong dài hạn.
Liên kết số, nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Liên kết số, nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP

Chương trình OCOP tỉnh Bạc Liêu liên tục mở rộng liên kết với các sàn thương mại điện tử và hệ thống siêu thị, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm đặc sản, mở rộng thị trường tiêu thụ và thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững.

Hoạt Huyết BN-TĐ: Giải pháp hỗ trợ tuần hoàn máu não và giấc ngủ từ thảo dược thiên nhiên

Trước áp lực cuộc sống hiện đại và quá trình lão hóa, nhiều người đang tìm đến các sản phẩm hỗ trợ tuần hoàn máu não, cải thiện trí nhớ và giấc ngủ có nguồn gốc tự nhiên. Hoạt Huyết BN-TĐ là một trong những lựa chọn được phát triển theo hướng kết hợp thảo dược Đông y và nghiên cứu hiện đại.
Tận dụng nguồn lực làng nghề cho sản phẩm OCOP Hà Nội

Tận dụng nguồn lực làng nghề cho sản phẩm OCOP Hà Nội

Với mạng lưới làng nghề dày đặc, Hà Nội đang sở hữu nền tảng vững chắc để phát triển sản phẩm OCOP mang đậm bản sắc. Khai thác hiệu quả nguồn lực này không chỉ thúc đẩy kinh tế nông thôn mà còn góp phần gìn giữ di sản văn hóa nghề truyền thống.
Lô vải thiều đầu mùa sang Nhật, mở đầu mùa vụ với kỳ vọng lớn

Lô vải thiều đầu mùa sang Nhật, mở đầu mùa vụ với kỳ vọng lớn

Mùa vải thiều chỉ kéo dài trong khoảng hai tháng. Nhờ xúc tiến thương mại sớm từ trong nước đến quốc tế, đặc biệt với các thị trường khó tính, trái vải Việt đang rộng cửa đầu ra, mang lại tín hiệu tích cực cho người trồng và doanh nghiệp xuất khẩu.
Đưa OCOP lên sàn: Doanh nghiệp địa phương trước ngưỡng cửa chuyển đổi số

Đưa OCOP lên sàn: Doanh nghiệp địa phương trước ngưỡng cửa chuyển đổi số

Thương mại điện tử đang mở ra hướng đi mới cho sản phẩm OCOP Ninh Bình vươn xa. Việc đào tạo kỹ năng số, ứng dụng công nghệ và xây dựng thương hiệu trên nền tảng trực tuyến trở thành yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị và sức cạnh tranh.
OCOP – Sức sống mới từ những giá trị quê hương

OCOP – Sức sống mới từ những giá trị quê hương

Từ hành trình bảo tồn giá trị bản địa đến nỗ lực vươn xa trong thị trường hiện đại, các sản phẩm OCOP đang từng bước khẳng định vị thế trong lòng người tiêu dùng, trở thành biểu tượng tin cậy của nông thôn mới Việt Nam.
OCOP Bắc Giang chuyển mình trong dòng chảy xúc tiến hiện đại

OCOP Bắc Giang chuyển mình trong dòng chảy xúc tiến hiện đại

Từ việc chủ động tham gia hội chợ, quảng bá sản phẩm tới ứng dụng thương mại điện tử, Bắc Giang đang xây dựng “cánh chim” OCOP bay xa, tạo cầu nối vững chắc từ đặc sản quê hương tới người tiêu dùng cả nước và quốc tế.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động