Cây chòi mòi với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe có thể bạn chưa biết Tác dụng của hoa đu đủ đực đối với sức khỏe mà ít người biết Một số công dụng hữu ích của củ Nghệ đối với sức khỏe |
![]() |
Bầu là cây dây leo thuộc họ Cucurbitaceae, được trồng để ăn quả. Cây bầu ưa vùng đất cao ráo, quả bầu nếu thu hoạch khi còn non thì vỏ mềm và hạt nhỏ nhưng để đến khi già mới hái thì xơ và có vị chua.
Quả bầu ban đầu dùng để lưu trữ nước rồi về sau được dùng như một loại rau, lành tính, vị ngọt, là một loại rau ăn quả có hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trong 100g quả bầu chứa: 95% nước, 21% calcium, 25% phosphor, 2.9% glucid, 1% cellulose, 0.2 mg sắt, 0.5% protid; cùng các loại vitamin như: 0.03 mg B2, 0.02 mg caroten, 12 mg C, 0.40 mg PP và 0.02 mg B1. Đặc biệt, quả bầu chứa tới hơn 90% nước nên đủ khả năng để đáp ứng đầy đủ lượng nước cần có cho cơ thể.
Ruột bầu là bộ phận được sử dụng phổ biến trong nấu ăn, trong khi đó ít ai biết hầu hết các bộ phận của quả bầu đều có những công dụng riêng cho sức khoẻ.
Vỏ quả bầu: Vỏ quả bầu có tính bình, vị ngọt, có tác dụng lợi tiểu, chữa phù thũng, chướng bụng. Tuy nhiên lưu ý, lựa chọn vỏ bầu không sử dụng các chất bảo vệ thực vật.
Hạt bầu: hạt bầu không những chứa nhiều vitamin và dưỡng chất, hạt bầu còn có tác dụng để trị giun hay đau đầu. Hoặc khi bị viêm lợi, tụt lợi bạn có thể lấy hạt bầu đun lấy nước để súc miệng. Vì vậy, chỉ nên bỏ phần ruột và hạt bầu khi quá già.
![]() |
Rau bầu: Rau bầu giàu chất xơ nên giúp người ăn no bụng mà không sợ tăng cân. Ngoài ra, theo kinh nghiệm dân gian rau bầu còn có tác dụng chữa sỏi thận, tiểu ít, tiểu khó.
Tua bầu: Khi nhặt ngọn bầu, nhiều người hay ngắt bỏ tua. Tuy nhiên nếu tua bầu non thì việc ngắt bỏ là không cần thiết vì không chỉ ăn ngon, tua bầu thường còn có thể đun lên làm nước tắm để trị mẩn ngứa, rôm sảy mùa hè.
Hoa bầu: Hoa bầu không chỉ là món ăn ngon mà còn còn có tác dụng chống tiêu chảy rất tốt, đặc biệt là khi ăn chung với hải sản. Ngoài ra với những người phải hoạt động ngoài trời ra nhiều mồ hôi, có thể lấy hoa bầu đun lấy nước uống để đề phòng mất nước
Rễ của quả bầu: Có thể được sử dụng để điều trị chứng bệnh vàng da, da bị phù do chức năng gan kém. Rễ của quả bầu có hiệu quả giải độc gan rất tốt cho sức khỏe.
![]() |
Kiểm soát huyết áp: Quả bầu giàu dưỡng chất flavonoid giúp cải thiện khả năng giãn nở của mạch máu bên trong cơ thể và kiểm soát huyết áp. Thường xuyên tiêu thụ dưỡng chất này có thể làm giảm nguy cơ bị rối loạn do thoái hóa thần kinh, bệnh ung thư và bệnh tim mạch.
Ổn định đường huyết: Có thể xem quả bầu là vị thuốc tự nhiên có hiệu quả tốt đối với giảm nồng độ đường huyết vì thế mà nó giúp ổn định đường huyết của bệnh nhân tiểu đường. Việc uống nước sắc từ vỏ bầu mỗi ngày 1 cốc và duy trì trong 3 ngày có thể giúp kiểm soát được bệnh tiểu đường.
Ngừa lão hóa: Terpenoid - hợp chất có trong quả bầu là chất chống oxy hóa thực vật đảm nhận nhiệm vụ tăng cường sức khỏe tổng thể của cơ thể con người.
Tăng cường miễn dịch, hỗ trợ giảm cân: Hoạt chất sinh học saponin có trong quả bầu có vai trò kiểm soát trọng lượng cơ thể tương đối tốt nhờ vào cơ chế ngăn chặn cảm giác thèm ăn và ức chế sự hình thành mô mỡ. Bầu còn là quả rất carbs nên phù hợp với người đang theo chế độ ăn low carb. Ngoài ra, saponin của quả bầu còn hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
Cải thiện tiêu hóa: Nhờ vào đặc tính gây, nhuận tràng và gây sổ mà quả bầu được xem là công cụ hỗ trợ cho hệ tiêu hóa. Uống nước sắc từ hạt bầu có thể giảm táo bón nhanh chóng.
Loại quả này còn chứa nhiều chất xơ không tan giúp làm sạch ruột, hạn chế táo bón và cải thiện tiêu hóa. Chất xơ hòa tan có trong quả bầu có thể tạo thành chất giống như gel ở trong ruột có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa và thúc đẩy cảm giác no. Ngoài ra, bầu còn giảm sự tích lũy của nồng độ axit và khí trong ruột.
Cải thiện sức khỏe hô hấp: Thịt của quả bầu có thể tăng cường sức khỏe hô hấp, chống ho, hen suyễn và các rối loạn khác do cuống phổi.
![]() |
Chữa trị nhiễm trùng đường tiết niệu: Uống nước ép từ quả bầu tươi có thể cải thiện các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu. Không những thế, việc ăn quả bầu mỗi ngày còn giúp thúc đẩy đi tiểu tiện thường xuyên nhờ đó mà đào thải được độc tố ra khỏi cơ thể, tăng khả năng kháng khuẩn và ngăn ngừa sự tích tụ của vi khuẩn trong đường tiết niệu
Làm chậm lão hóa tóc: Mỗi ngày uống một cốc nước ép bầu có thể giúp lấy lại được màu tóc tự nhiên. Vì thế mà nhiều người vẫn xem đây như một phương thuốc dân gian trong điều trị cho những người có mái tóc hoa râm.
Phòng ngừa bệnh tim mạch: Chất xơ hòa tan cùng các loại khoáng chất như natri, kali trong quả bầu hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe hệ tim mạch. Cụ thể: nó làm giảm lượng cholesterol bám trên thành mạch máu đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bị đột quỵ hoặc mắc bệnh tim. Mỗi ngày uống một cốc nước ép hay ăn quả bầu sẽ phòng ngừa nguy cơ đối với bệnh tim mạch.
Nuôi dưỡng vẻ đẹp làn da: Nước của quả bầu rất giàu vitamin nên không chỉ khôi phục lại sức sống cho da mà còn ngăn chặn sự phát triển của mụn, điều tiết dầu trên da và giúp trẻ hóa tế bào da. Bổ sung bầu vào bữa ăn hàng ngày sẽ mang lại lại da khỏe mạnh và tươi sáng.
![]() |
Khi ăn quả bầu nên lưu ý, nếu khi ăn phát hiện ra bầu có vị đắng thì nên bỏ ngay quả này đi vì có thể bị ngộ độc Cucurbitacin. Khi rơi vào trường hợp này, mức độ nhẹ thì cơ thể sẽ tự đào thải Cucurbitacin ra bên ngoài nhưng ở mức độ nặng thì dễ gây đau bụng, buồn nôn.
Tuy là loại quả ngon và có tính mát nhưng mỗi tuần cũng không nên ăn quá 3 bữa bầu mà nên đan xen nhiều loại rau củ quả để cơ thể có cơ hội tiếp thu đa dạng các loại dưỡng chất và vitamin tự nhiên. Người bị đầy hơi, lạnh bụng không nên ăn bầu để tránh làm trầm trọng hơn những tình trạng này.
Nói chung, quả bầu nhiều nước, ít calo, giàu chất dinh dưỡng và chất xơ. Y học cổ truyền dùng quả bầu để phòng ngừa, điều trị nhiều loại bệnh lý bởi công dụng giảm viêm, cải thiện tiêu hóa, chống nhiễm trùng,...Bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn của mình để có thêm sự đa dạng và hấp dẫn cho thực đơn của mình.