Vẫn chưa thể coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành

Bộ Y tế cho biết, các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 liên tục xuất hiện, miễn dịch (do vaccine và mắc bệnh) cũng chưa ổn định lâu dài và giảm dần theo thời gian, do đó, dịch có thể bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào.
Số ca mắc COVID-19 đang tăng trở lại, Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiêm vaccine Tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 4 đạt 50,6% Thủ tướng: Chủ quan, lơ là trước dịch bệnh sẽ phải trả giá

70% dân số toàn cầu tiêm vaccine mới có thể kết thúc đại dịch COVID-19

Theo Bộ Y tế, tổ chức WHO đã đưa ra kế hoạch kết thúc tình trạng khẩn cấp của đại dịch COVID-19 trong năm 2022 với điều kiện cơ bản là tỉ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 đạt trên 70% dân số trên phạm vi toàn cầu và kiểm soát được số mắc mới và tử vong do COVID-19.

Vẫn chưa thể coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành
Vẫn chưa thể coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành

Tổ chức này cũng khuyến khích các quốc gia thực hiện các biện pháp chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững.

Trên thế giới, hiện chưa có quốc gia nào chính thức công bố COVID-19 là bệnh lưu hành. Một số nước đã đưa các tiêu chí để xem bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành như chỉ số về tỉ lệ tử vong thấp, tỉ lệ mắc bệnh nặng phải nhập viện giảm và độ bao phủ vaccine cao ở nhiều độ tuổi đặc biệt đối tượng có nguy cơ cao.

Trong thời gian qua, nhiều quốc gia đã từng bước nới lỏng biện pháp phòng, chống dịch như đối với các bệnh thông thường khác trên cơ sở tỉ lệ bao phủ vaccine phòng COVID-19 cao (trên 80%) và số ca mắc mới, tử vong giảm trong thời gian gần đây.

Trong nước, mặc dù tình hình dịch COVID-19 đã cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc tuy nhiên số ca mắc đã có xu hướng gia tăng trở lại trong thời gian gần đây và vẫn ghi nhận các ca tử vong, nhiều ca bệnh nặng đang được theo dõi, điều trị.

Vẫn chưa thể coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành

Theo Bộ Y tế, bệnh lưu hành là sự xuất hiện một cách ổn định của bệnh hoặc tác nhân gây bệnh trong một khu vực địa lý hoặc nhóm quần thể dân số nhất định; hoặc có tỉ lệ mắc bệnh (hiện mắc/mới mắc) tương đối cao trong một khu vực địa lý hoặc trong một quần thể nhất định.

Như vậy, một bệnh được coi là lưu hành khi có một số tiêu chí cụ thể như sau: (1) Có sự tồn tại thường xuyên tác nhân gây bệnh; (2) Tồn tại quần thể cảm nhiễm và ổ chứa tác nhân gây bệnh; (3) Bệnh dịch xảy ra ở một nhóm đối tượng cụ thể hoặc quần thể dân số trong địa bàn nhất định; (4) Tỉ lệ mắc bệnh có tính ổn định và có thể dự báo được.

Đối với dịch COVID-19, hầu hết các nước trên thế giới có số mắc và tử vong chưa ổn định, xu hướng tăng giảm thay đổi khi có xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 liên tục xuất hiện, đồng thời miễn dịch (do vaccine và mắc bệnh) chưa có tính ổn định lâu dài và giảm dần theo thời gian, do đó dịch bệnh có thể bùng phát trở lại bất kỳ lúc nào.

Cũng theo Bộ Y tế, Việt Nam hiện cơ bản đáp ứng được những điều kiện cần thiết để chuyển tiếp từ phòng chống đại dịch sang quản lý bền vững, tuy nhiên vẫn cần luôn cảnh giác với các biến thể mới của virus, chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng với các tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh. Bộ Y tế cũng đề nghị các cấp, các ngành tiếp tục đẩy nhanh hơn nữa việc hoàn thành tiêm mũi 3, mũi 4, tiêm cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi.

WHO khuyến cáo duy trì các biện pháp ứng phó COVID-19

Vẫn chưa thể coi bệnh COVID-19 là bệnh lưu hành

Bộ Y tế cho biết, trong 7 tháng đầu năm 2022, thế giới ghi nhận hơn 291 triệu ca mắc COVID-19 mới, đưa tổng số ca mắc vượt 582 triệu ca, trên 6,4 triệu ca tử vong.

Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, khó lường và đã bùng phát trở lại tại một số quốc gia với sự xuất hiện của biến chủng Omicron và các biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.2.75, BA.2.12.1. Số ca nhập viện và số ca tử vong đã gia tăng trở lại; trong tháng 7 đã ghi nhận hơn 30 triệu ca mắc mới (tăng gấp 1,7 lần so với cùng tháng trước đó).

WHO hiện vẫn cảnh báo dịch COVID-19 là đại dịch toàn cầu và khuyến cáo duy trì các biện pháp ứng phó, nhất là tiêm chủng vaccine.

Trước tình hình trên, Bộ Y tế đã xây dựng phương án bảo đảm công tác y tế ứng phó với các tình huống dịch COVID-19 với 2 tình huống:

Tình huống 1: Chủng virus vẫn tiếp tục tiến hóa, tuy nhiên do cộng đồng đã có miễn dịch nên số trường hợp nặng và tử vong ở mức thấp, dịch không còn nghiêm trọng hoặc xuất hiện biến thể mới nhưng ít nghiêm trọng. Đối với tình huống này, các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 sẽ được giảm dần tương tự như đối với các bệnh truyền nhiễm nhóm B để tạo điều kiện cho người dân thích ứng an toàn, linh hoạt với trạng thái bình thường mới.

Tình huống 2: Xuất hiện biến thể mới nguy hiểm hơn có khả năng làm giảm hiệu quả vaccine hoặc miễn dịch, khiến ca nặng hoặc tử vong tăng lên, dịch có nguy cơ bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế.

Đối với tình huống này, các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 sẽ được củng cố và thực hiện nghiêm nhằm nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, hạn chế số mắc và tử vong, bao gồm các biện pháp đặc thù như: Giám sát phát hiện; kiểm soát ra vào vùng có dịch; cách ly, theo dõi sức khỏe; khám, điều trị người nhiễm SARS-CoV-2; phòng lây nhiễm tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; vệ sinh trong việc quàn, ướp, mai táng, di chuyển thi thể, hài cốt.

Anh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Ca ghép thận – bàng quang đầu tiên trên thế giới: Bước đột phá trong y học tái tạo

Ca ghép thận – bàng quang đầu tiên trên thế giới: Bước đột phá trong y học tái tạo

Lần đầu tiên trên thế giới, các bác sĩ tại California (Mỹ) ghép thành công bàng quang, mở ra hy vọng cho bệnh nhân suy tạng.
Chủ động phòng ngừa sốt xuất huyết để bảo vệ sức khỏe

Chủ động phòng ngừa sốt xuất huyết để bảo vệ sức khỏe

Mỗi năm, khi mùa mưa đến, thời tiết nóng ẩm là điều kiện thuận lợi cho muỗi vằn sinh sôi, phát triển và lây truyền dịch bệnh sốt xuất huyết.
Dấu hiệu của gan bị tổn thương

Dấu hiệu của gan bị tổn thương

Tổn thương gan xảy ra khi gan không thể đảm nhiệm đầy đủ chức năng của mình. Phát hiện sớm giúp can thiệp kịp thời, ngăn bệnh tiến triển nặng.
Nha khoa Việt - Pháp Đắk Lắk: Địa chỉ uy tín cho nụ cười tỏa sáng và phục hình răng hiệu quả

Nha khoa Việt - Pháp Đắk Lắk: Địa chỉ uy tín cho nụ cười tỏa sáng và phục hình răng hiệu quả

Trong thời đại đề cao hình ảnh cá nhân, một hàm răng trắng sáng, đều đẹp không chỉ giúp gương mặt rạng rỡ mà còn tăng sự tự tin và tạo thiện cảm trong giao tiếp. Đó là lý do bọc răng sứ thẩm mỹ ngày càng được ưa chuộng như một giải pháp nhanh chóng, an toàn và mang lại hiệu quả thẩm mỹ rõ rệt.
Dinh dưỡng hỗ trợ cho người cận thị

Dinh dưỡng hỗ trợ cho người cận thị

Cận thị ngày càng phổ biến, đặc biệt ở học sinh. Bên cạnh kính và thuốc, dinh dưỡng đúng cách cũng góp phần bảo vệ và cải thiện thị lực.
Bệnh ung thư tuyến tiền liệt ông Biden mắc phải nguy hiểm thế nào?

Bệnh ung thư tuyến tiền liệt ông Biden mắc phải nguy hiểm thế nào?

Văn phòng cựu Tổng thống Mỹ Joe Biden xác nhận ông mắc ung thư tuyến tiền liệt. Đây là căn bệnh tiến triển âm thầm và nguy hiểm khi phát hiện muộn.
Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh từ mô hình “xanh – sạch – đẹp” ở Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ)

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh từ mô hình “xanh – sạch – đẹp” ở Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ)

Không chỉ là nơi khám và điều trị bệnh, Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã trở thành một không gian sống xanh, nơi người dân có thể cảm nhận được sự quan tâm, chăm sóc từ không chỉ cơ sở vật chất mà còn từ thái độ tận tụy của đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế.
Dùng dầu cá vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

Dùng dầu cá vào thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?

Dầu cá là nguồn cung cấp omega-3, DHA, EPA và các vitamin thiết yếu cho tim mạch, mắt và não bộ. Đặc biệt, khi được sử dụng vào thời điểm phù hợp.
Hạ đường huyết: "Kẻ giết người thầm lặng"

Hạ đường huyết: "Kẻ giết người thầm lặng"

Hạ đường huyết nếu không được phát hiện kịp thời và xử trí sớm có thể dẫn tới hôn mê và gây nên nhiều tác hại cho người bệnh.
Ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe?

Dứa là loại trái cây nhiệt đới quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam, thường xuất hiện trong bữa ăn hằng ngày với vị chua ngọt dễ chịu và mùi thơm đặc trưng. Không chỉ đơn thuần là một món tráng miệng, dứa còn được đánh giá cao về mặt dinh dưỡng và có nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu sử dụng đúng cách.
Mỗi ngày 400g trái cây tươi: Bí quyết đơn giản để sống khỏe

Mỗi ngày 400g trái cây tươi: Bí quyết đơn giản để sống khỏe

Trái cây giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và chất chống oxy hoá. Bạn có thể ăn nguyên quả hoặc uống nước ép nhưng đâu mới là lựa chọn tối ưu?
Uống whey protein có hỗ trợ giảm cân?

Uống whey protein có hỗ trợ giảm cân?

Whey protein không phải “thuốc giảm cân”. Dùng sai cách có thể phản tác dụng. Cần sử dụng đúng liều, ăn uống lành mạnh và theo dõi cơ thể thường xuyên.
Tổ yến: Ai nên dùng, ai cần tránh?

Tổ yến: Ai nên dùng, ai cần tránh?

Không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng của tổ yến, nhưng các bác sĩ khuyến cáo không phải đối tượng nào cũng phù hợp với loại thực phẩm này.
Cách tăng sự tỉnh táo mà không cần cà phê

Cách tăng sự tỉnh táo mà không cần cà phê

Nhiều người chọn cà phê để tỉnh táo buổi sáng, nhưng vẫn có những cách đơn giản và khoa học giúp bạn tính táo và khỏe mạnh mà không cần đến caffeine.
Xây dựng thói quen buổi sáng khoa học

Xây dựng thói quen buổi sáng khoa học

Nhiều người thức dậy với cảm giác mệt mỏi mà không rõ nguyên nhân. Thực tế, chỉ vài thay đổi nhỏ trong thói quen buổi sáng sẽ làm bạn thoải mái hơn.
Người viêm gan B nên kiêng gì?

Người viêm gan B nên kiêng gì?

Chế độ ăn ảnh hưởng lớn đến quá trình điều trị viêm gan B.. Một số thực phẩm tưởng chừng vô hại nhưng lại âm thầm gây tổn thương tế bào gan.
Mực cuốn rau muống hấp dẫn bao người mê nhưng liệu có thật sự an toàn?

Mực cuốn rau muống hấp dẫn bao người mê nhưng liệu có thật sự an toàn?

Món mực cuốn rau muống đang tạo nên cơn sốt trên mạng xã hội với sự kết hợp mới lạ, hấp dẫn. Tuy nhiên, đằng sau hương vị thơm ngon, liệu món ăn này có thực sự an toàn với sức khỏe? Nhiều chuyên gia cảnh báo người dùng nên cân nhắc kỹ trước khi thưởng thức.
Trà chanh – Thức uống đơn giản, lợi ích vượt trội cho sức khỏe

Trà chanh – Thức uống đơn giản, lợi ích vượt trội cho sức khỏe

Trà chanh là sự kết hợp giữa trà xanh và chanh mang đến nhiều lợi ích vượt trội như tăng miễn dịch, hỗ trợ giảm cân và ngăn ngừa bệnh tật.
Ăn trứng có hại cho tim mạch? Sự thật không như bạn nghĩ

Ăn trứng có hại cho tim mạch? Sự thật không như bạn nghĩ

Trứng gà là một trong những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp đầy đủ các nhóm chất cần thiết như protein, lipid, glucid, vitamin, khoáng chất, enzyme và hormone.
Từ nước cam đến sinh tố cải bó xôi: Đồ uống vàng cho hệ xương khỏe mạnh

Từ nước cam đến sinh tố cải bó xôi: Đồ uống vàng cho hệ xương khỏe mạnh

Không chỉ thực phẩm, đồ uống cũng góp phần quan trọng trong việc bảo vệ xương. Dưới đây là 5 lựa chọn mùa hè vừa giải khát, vừa tốt cho xương.
Viêm não mô cầu: Căn bệnh gây tử vong nhanh chỉ sau một ngày nhiễm

Viêm não mô cầu: Căn bệnh gây tử vong nhanh chỉ sau một ngày nhiễm

Vi khuẩn viêm não mô cầu có thể gây tử vong trong 48 giờ. Trẻ em và người có bệnh nền là nhóm nguy cơ cao, đặc biệt trong mùa nắng nóng.
Lá nho – “siêu thực phẩm” giàu dưỡng chất, ít calo và tốt cho tim mạch

Lá nho – “siêu thực phẩm” giàu dưỡng chất, ít calo và tốt cho tim mạch

Không chỉ góp mặt trong ẩm thực, lá nho còn được giới chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là “siêu thực phẩm” nhờ giàu vitamin, chất xơ và đặc tính chống viêm tự nhiên.
Não bộ có thể bị “méo mó” nếu bạn làm việc quá 52 giờ/tuần

Não bộ có thể bị “méo mó” nếu bạn làm việc quá 52 giờ/tuần

Nghiên cứu cho thấy, làm việc quá 52 giờ/tuần có thể gây thay đổi cấu trúc não, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần
Chuyên gia chỉ cách uống cà phê siêu lợi

Chuyên gia chỉ cách uống cà phê siêu lợi

Uống cà phê mỗi sáng là thói quen phổ biến nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng, chỉ cần thêm một nguyên liệu này bạn sẽ “nâng cấp” tách cà phê của mình.
TP.HCM: Số ca mắc Covid-19 tăng trở lại nhưng chưa ghi nhận ca nặng

TP.HCM: Số ca mắc Covid-19 tăng trở lại nhưng chưa ghi nhận ca nặng

TP.HCM ghi nhận sự gia tăng trở lại số ca mắc Covid-19 trong vài tuần qua. Ngành y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp phòng ngừa.
Bé trai 4 tuổi bị xe ba bánh cán đã xuất viện sau gần hai tuần điều trị

Bé trai 4 tuổi bị xe ba bánh cán đã xuất viện sau gần hai tuần điều trị

Sau ca phẫu thuật khẩn cấp vì đa chấn thương nội tạng do tai nạn giao thông, bé trai 4 tuổi ở Nam Định đã được xuất viện.
Các loại đồ uống phổ biến làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ

Các loại đồ uống phổ biến làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ

Nhiều loại đồ uống phổ biến hiện nay đang âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe, góp phần làm tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ, suy gan, thậm chí dẫn đến xơ gan.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động