Những bệnh dễ mắc khi trời lạnh 3 liệu pháp tự nhiên giúp giảm các triệu chứng cảm cúm Đau dạ dày không nên ăn gì? |
Bệnh cảm cúm do virus cúm (Influenza virus) thuộc nhóm Orthomyxoviridae và được chia thành 3 type A, B và C nhưng tùy loại và có thể gây thành dịch hay không. Bệnh cúm là bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lây truyền nhanh, có thể gây dịch và đại dịch.
Cảm cúm lây lan qua đường hô hấp, qua không khí giọt nhỏ qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân có chứa virus cúm qua ho, hắt hơi. Virus vào cơ thể qua đường mũi họng. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi tiếp xúc trực tiếp và mật thiết, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ. Trong điều kiện giao mùa, thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.
Nếu có các biểu hiện sau, bạn cần lưu ý có thể đã nhiễm cảm cúm:
Biểu hiện thường gặp là sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho, triệu chứng ho thường nặng và kéo dài. Bên cạnh đó, có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, tiêu chảy, nhất là ở trẻ em.
Thời gian ủ bệnh thường từ 1 tới 4 ngày, bệnh có thể bắt đầu trước sốt 1 ngày và kéo dài tới 7 ngày ở người lớn, thậm có thể là nhiều tháng nếu người bị suy giảm miễn dịch mắc bệnh.
Thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày.
Mọi người đều có khả năng cảm nhiễm cao với bệnh. Tỷ lệ cảm nhiễm với các chủng virus cúm mới rất cao, có thể lên tới 90% cả người lớn và trẻ em. Sau khi bị bệnh, sẽ có miễn dịch đặc hiệu với virus gây nhiễm nhưng thời gian miễn dịch thường không bền, phụ thuộc vào mức độ biến đổi kháng nguyên và số lần bị nhiễm trước đây và không có tác dụng bảo vệ đối với những type virus mới. Miễn dịch có được sau khi khỏi bệnh không bảo vệ được khỏi mắc các biến chủng của virus cúm.
Trẻ em, người cao tuổi, người đang mắc các bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch thường dễ cảm nhiễm hơn những người khác. Ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc người có suy giảm miễn dịch, bệnh có thể diễn biến nặng hơn như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não có thể dẫn đến tử vong.
Các bệnh đường hô hấp do virus cúm gây ra rất khó phân biệt với các bệnh do các tác nhân khác gây bệnh đường hô hấp. Cảm cúm thường sẽ lây qua đường hô hấp, trực tiếp qua giọt bắn khi bệnh nhân hắt hơi hay gián tiếp khi tiếp xúc qua tay rồi đưa lên mắt, mũi, miệng. Vì thế vào thời điểm giao mùa này bạn nên tránh tiếp xúc gần với những người bệnh đã mắc cảm cúm để tránh lây bệnh.
Người nhiễm cúm cần được nghỉ ngơi cho đến khi hạ sốt, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu và chú ý uống nhiều nước. Sử dụng nước muối loãng có tính sát khuẩn tốt, người bệnh có thể sử dụng để vệ sinh họng, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng đau họng, rát cổ và viêm nhiễm cổ họng.
Cần vệ sinh mũi sạch sẽ để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Lưu ý, sau khi thực hiện vệ sinh mũi xong cần vệ sinh tay sạch sẽ để tránh tình trạng lây lan bệnh.
Người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh và phù hợp với thể trạng. Khi bị cúm nên lưu ý cung cấp đủ nước cho cơ thể, ăn thực phẩm dễ nuốt, thực phẩm nhiều kẽm và ăn nhiều rau củ quả.