Những thực phẩm ảnh hưởng xấu đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng Loại quả ngon lại lợi cho sức khỏe nhưng bị ghét vì nhựa vào tay khó rửa sạch Bệnh viêm ruột nên ăn gì |
Có thể nhiều người thấy ngạc nhiên khi nghe nói một số loại thực phẩm ăn vào sẽ có tác dụng tốt, bảo vệ được đôi tai và thính giác, ngăn chặn sự tiến triển các tổn thương thính lực.
Khoáng chất có vai trò đặc biệt quan trọng với sức khỏe tổng thể. Một số loại trong đó lại có khả năng duy trì và cải thiện sức khỏe thính giác.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng, những khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng có trong các thực phẩm đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì khả năng nghe của con người. Những loại khoáng chất và thực phẩm sau sẽ giúp cải thiện thính giác:
Nhóm thực phẩm chứa Kali
Kali có khả năng điều chỉnh lượng chất lỏng trong mô và máu. Nó có vai trò quan trọng với sức khỏe thính giác vì trong tai có dịch tai. Dịch tai giúp tai trong hoạt động tốt. Tai trong là một phần quan trọng của tai giúp chuyển tiếng ôn xung quanh thành xung thần kinh, cho phép não nhận ra âm thanh.
Do đó, muốn tai trong hoạt động tốt cần phải ăn đầy đủ kali. Những thực phẩm giàu kali có thể kể đến gồm, chuối, bơ, khoai tây, rau bina, dưa hấu, đậu đỏ, sữa, cam, cà chua và sữa chua.
Thực phẩm chứa nhiều Folate
Folate đã được chứng minh có tác dụng làm chậm lại sự lão hóa của cơ quan thính giác do tuổi tác. Loại vitamin nhóm B này từ lâu đã được biết đến như một thần dược trong ngăn ngừa dị tật bẩm sinh và đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe trong suốt cuộc đời bạn. Folate tan trong nước và không được lưu trữ tốt trong cơ thể, vì vậy bạn phải bổ sung hàng ngày từ thực phẩm.
Folate có trong bông cải xanh, măng tây, rau chân vịt (rau bina) và các loại rau lá xanh khác, đậu lăng, đậu, bơ.
Thực phẩm giàu Axit folic
Axit folic giúp cơ thể tạo ra sự phát triển của các tế bào mới và tăng cường lưu thông trong cơ thể, góp phần bảo vệ các tế bào lông ở tai trong của bạn. Những người trưởng thành có nồng độ axit folic trong máu thấp sẽ có nhiều nguy cơ bị giảm thính lực khi về già hơn.
Các thực phẩm giàu Axit folic như thịt, ngũ cốc ăn sáng tăng cường, gan, rau bina, bông cải xanh và măng tây.
Kẽm
Kẽm không những giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn đóng vai trò quan trọng cho phép tế bào phát triển khỏe mạnh và giúp chữa lành các vết thương. Kẽm rất cần thiết để cơ thể ngăn ngừa vi khuẩn tấn công gây nhiễm trùng tai, theo Health24.
Thực phẩm giàu kẽm gồm thịt bò, lợn, hạt điều, hạnh nhân, đậu phộng, đậu Hà Lan, đậu lăng, hàu, chocolate đen, yến mạch, nho khô, nam việt quất và cơm dừa.
Thực phẩm có Vitamin C và E
Hai loại vitamin này hoạt động như một chất chống oxy hóa bảo vệ các tế bào khỏi tác hại của gốc tự do. Vitamin E khôi phục lại các mạch máu và dây thần kinh xung quanh tai trong khi vitamin C tăng cường chức năng miễn dịch để chống lại nhiễm trùng tai.
Vitamin C có nhiều trong trái cây họ cam quýt, các loại thảo mộc tươi, ổi, và dâu tây. Vitamin E có trong quả hạnh, hạt hướng dương, rau lá xanh, xoài, và dầu ô liu. Loại thực phẩm giàu cả hai loại vitamin này là ớt chuông, bông cải xanh, kiwi, đu đủ.
Thực phẩm giàu Magie
Nhắc đến thực phẩm tốt cho thính giác thì Sô cô la đen, hạt bí ngô, hạt lanh, các loại hạt (đặc biệt là quả hạch Brazil, hạt điều và hạnh nhân), ngũ cốc nguyên hạt, quả bơ, cá hồi, các loại đậu, cải xoăn, rau bina, atiso, khoai tây và chuối là các loại thực phẩm không bên bỏ qua.
Các loại thực phẩm này chứa nhiều hàm lượng Magie kết hợp với Vitamin A, C và E có vai trò quan trọng bảo vệ đôi tai khi tiếp xúc với mức độ ồn cao. Đồng thời, Magiê cũng giúp cải thiện lưu lượng máu, ngăn ngừa tình trạng thiếu oxy, giúp cho đôi tai luôn khoẻ mạnh và bảo vệ chống lại mất thính lực do tiếng ồ gây ra.
Vitamin D
Loại vitamin này rất hiếm thấy trong thực phẩm tự nhiên nhưng lại rất quan trọng đối với sức khỏe cũng như nhiều cơ quan nội tạng. Nó đóng vai trò kiểm soát cân nặng để hình thành xương. Gần đây vitamin D được biết đến trong công tác phòng chống mất thính lực. Vitamin D có đặc tính kháng viêm và tăng cường xương nhỏ trong tai.
Người ta lấy vitamin D cho cơ thể từ ánh sáng mặt trời, nấm, vi tảo và địa y. Để cung cấp đủ lượng vitamin D bạn cần, hãy dành mỗi ngày vài phút tắm nắng.
Các loại thực phẩm chứa vitamin D như cá hồi, cá trích, hàu, nấm, lòng đỏ trứng, tôm,…
Các thực phẩm giàu Omega 3 axit béo
Omega 3 là chất béo có lợi cho sức khỏe được tìm thấy trong nhiều loại hạt, ngũ cốc, đậu, và các loại dầu. Những chất béo này làm giảm chứng viêm gây tổn thương biểu mô và rất có lợi cho hệ tim mạch. Omega 3 cũng rất hiệu quả trong việc phòng chống điếc do tuổi tác.
Omega 3 có nhiều trong hạt quả óc chó, đậu, dầu ô liu, dầu dừa., hạt lanh, hạt chia, trứng tăng cường, sữa tăng cường, hạt cây gai dầu, rau cải thìa, cải Brussels, rau bina, cá mòi, cá ngừ, cá thu, cá trích, hàu và cá hồi.
Các loại thực phẩm chứa Vitamin B12
Đối với người ăn chay sẽ gặp khó khăn hơn trong việc bổ sung B12 vì loại vitamin này chỉ có một lượng nhỏ trong các sản phẩm hữu cơ, sau khi vào cơ thể được tạo ra trong ruột nhờ vi khuẩn có ích. Thiếu hụt vitamin B12 có thể dẫn đến mất thính lực. Ngoài ra B12 được tìm thấy trong các loại rong biển.
Thực phẩm giàu Folate
Nghiên cứu cho thấy, Folate hay vitamin B9 là một vitamin nhóm B quan trọng cho sự phát triển và trao đổi chất của tế bào. Có vai trò quan trọng góp phần làm chậm sự lão hoá của cơ quan thính giác do lão hoá, giúp tăng cường lưu thông, tuần hoàn trong cơ thể, bảo vệ các tế bào lông của tai trong khoẻ mạnh.
Ngoài tác dụng tuyệt với cho thính giác, Folate còn có tác dụng: Ngăn ngừa sự phát triển của ung thư vú, nguy cơ dị tật bẩm sinh, giảm nguy cơ mắc các bệnh tim và đột quỵ, giảm huyết áp áp cao,…
Những loại thực phẩm chứa Folate bạn nên bổ sung vào thực đơn bữa ăn hàng ngày như: Cải Brussels, cải xoăn, rau bina, bông cải xanh, đậu Hà Lan, đậu tây, đậu gà, gan, ngũ cốc ăn sáng tăng cường, ngũ cốc nguyên hạt, chanh, dưa, chuối, trứng, đậu phộng và hạt hướng dương.
Uống nước lá ổi tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên dùng |
Bí quyết "đánh bay" đau nhức xương khớp với những loại cá "vàng" |
Chế độ dinh dưỡng cho người viêm loét dạ dày |