Chế độ dinh dưỡng cho người viêm loét dạ dày Những thực phẩm ảnh hưởng xấu đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng Loại quả ngon lại lợi cho sức khỏe nhưng bị ghét vì nhựa vào tay khó rửa sạch |
Viêm ruột là căn bệnh đe dọa nhiều tới sức khỏe sự phát triển bình thường của cơ thể. Căn bệnh này được chia làm 2 loại đó chính là bệnh viêm ruột kết gây loét và bệnh Crohn.
Hiện nay nguyên nhân gây nên bệnh viêm ruột vẫn chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên người ta thường đưa ra một số yếu tố có thể là thủ phạm gây nên viêm ruột như: chế độ ăn uống và có thể có cả yếu tố di truyền, hay môi trường nhiễm độc.
Bệnh thường có biểu hiện chung chung như tiêu chảy, táo bón, mệt mỏi, sụt cân,… nên rất khó chuẩn đoán. Vì thế khi không được phát hiện sớm, bệnh qua nhiều năm làm tăng nguy cơ phá hoại ruột. Muốn xác định bệnh một cách rõ ràng sớm nhất thì bạn nên xét nghiệm cụ thể tại bệnh viện. Xét nghiệm máu có thể cho thấy các dấu hiệu của viêm hoặc các bất thường ở ống tiêu hóa
Viêm đường ruột là căn bệnh tương đối phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Khi người bệnh nhiễm căn bệnh này thì hệ tiêu hóa và đường ruột cần phải được giảm tải, nên việc biết được nên ăn gì khi mắc bệnh giúp xây dựng chế độ ăn uống hợp lý hơn, giảm nhanh triệu chứng cũng như thời gian điều trị cho người bệnh.
Bị viêm ruột nên ăn gì để cung cấp tinh bột?
Người bị viêm đường ruột nên ăn gì để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động? Theo các chuyên gia sức khỏe, người bệnh viêm ruột nên ăn:
Cơm trắng, bánh mì trắng.
Bánh quy giòn không nhân, bánh mì nướng (không hạt).
Ngũ cốc nấu chín và bột yến mạch (đã loại bỏ phần lớn chất xơ).
Ngũ cốc lạnh, chẳng hạn như bỏng gạo hoặc bỏng ngô (đã loại bỏ vỏ ngoài).
Mì ống.
Các loại tinh bột tinh chế.
Rau củ quả
Trong rau củ và hoa quả có chứa rất nhiều vitamin C nên rất tốt đối với những người bị mắc bệnh viêm đường ruột bởi vitamin C có khả năng làm phục hồi nhanh chóng các vết loét trên niêm mạc ruột. Một số loại rau củ quả mà người bệnh nên thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày như:
Các loại rau xanh.
Bí đỏ, bí đao, cà chua đã bỏ hạt, cà rốt, củ cải, khoai tây đã bỏ vỏ,...
Dưa hấu, dưa gang, trái cây đóng hộp đã bỏ vỏ và hạt, trái cây sấy khô.
Chuối chín.
Bệnh nhân bị viêm ruột vẫn có thể ăn các loại chất béo, nước chấm và gia vị bao gồm
Bơ thực vật, bơ và dầu.
Mayonnaise và nước sốt cà chua.
Kem sữa.
Nước sốt salad.
Xì dầu.
Thạch, mật ong và xi-rô.
Viêm đường ruột nên ăn gì để bổ sung chất đạm?
Để bổ sung chất đạm cho cơ thể, bạn nên ăn các loại thịt động vật nấu chín nhừ. Bạn có thể ăn thịt bò, thịt cừu, thịt gà, cá (không xương) và thịt lợn, miễn là thịt nạc. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn trứng. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên ăn thịt trắng và hạn chế những loại thịt đỏ.
Đồ ăn ngọt
Đối với đồ ăn ngọt hoặc các món tráng miệng thì người bệnh có thể ăn những món sau, tuy nhiên cần lưu ý chỉ ăn một lượng vừa phải:
Thạch, bánh trứng, pudding.
Bánh mì.
Bánh xốp.
Bánh quy, bánh bông lan.
Các loại kẹo cứng.
Các thức uống bao gồm
Cà phê, trà và đồ uống có ga không chứa caffein (caffeine có thể làm dạ dày của bạn khó chịu).
Những người bị bệnh viêm đường ruột có thể uống sữa và ăn những loại thực phẩm từ sữa như phô mai, sữa chua,... nhưng không nên dùng quá nhiều vì sữa có thể khiến cho những người không dung nạp được lactose bị mắc chứng tiêu chảy hoặc chuột rút.
Nước ép rau quả đã lọc bỏ bã.
Những lợi ích cho sức khỏe từ chuối sáp |
Uống nước lá ổi tốt cho sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên dùng |
Bí quyết "đánh bay" đau nhức xương khớp với những loại cá "vàng" |