Nguồn gốc của dâu tây
Dâu tây (Fragaria ananassa) có nguồn gốc từ châu Âu vào thế kỷ 18, có màu đỏ tươi, vị ngon ngọt và thơm. Nó chính là giống lai của hai loại dâu tây tự nhiên đến từ Bắc Mỹ và Chile. Được trồng đầu tiên ở Rome cổ đại, dâu tây hiện là loại quả mọng phổ biến nhất trên thế giới.
Giá trị dinh dưỡng của dâu tây
Dâu tây chủ yếu bao gồm nước (91%) và carbohydrate (7,7%). Chúng chỉ chứa một lượng nhỏ chất béo (0,3%) và protein (0,7%).
Các chất dinh dưỡng trong 100 gram dâu tây tươi là:
Năng lượng: 32 calo
Nước: 91%
Protein: 0,7 gram
Carbs: 7,7 gram
Đường: 4,9 gram
Chất xơ: 2 gram
Chất béo: 0,3 gram
Lợi ích sức khỏe từ trái dâu tây
Những lợi ích về sức khỏe mà trái dâu tây đem lại có thể trở nên rất dễ nhớ nếu bạn liên tưởng nó đến với hình dạng của trái dâu tây. Dâu tây có hình dạng và màu sắc rất giống hình trái tim, và loại quả này cũng thực sự là tốt để bảo vệ trái tim của bạn, tăng lượng cholesterol HDL (tốt), giảm huyết áp và bảo vệ chống ung thư.
Dâu tây rất giàu chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật, có lợi ích cho sức khỏe tim mạch và kiểm soát lượng đường trong máu.
Do dâu tây có chứa hàm lượng cao vitamin, chất xơ và các chất chống oxy hóa đặc biệt cao được gọi là polyphenol, dâu tây là một loại thực phẩm không chứa natri, không chất béo, không cholesterol, ít calo. Chúng là một trong số 20 loại trái cây hàng đầu có khả năng chống oxy hóa và là một nguồn mangan và kali tốt.
Dâu tây chính là một nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Chỉ cần một khẩu phần nhỏ - khoảng tám quả dâu tây - cung cấp nhiều vitamin C hơn một quả cam. Ngoài ra nó cũng chứa một lượng folate (vitamin B9) và kali.
Ăn dâu tây giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính
Dâu tây có thể cải thiện sức khỏe của tim, giảm lượng đường trong máu và giúp ngăn ngừa ung thư.
Dâu tây được xếp trong nhóm quả mọng. Các nghiên cứu quan sát với quy mô lớn ở hàng ngàn người có sở thích ăn quả mọng thì nguy cơ tử vong liên quan đến tim thấp hơn. Theo một nghiên cứu ở những người trung niên các loại quả mọng có thể cải thiện cholesterol HDL (tốt), cải thiện huyết áp và chức năng tiểu cầu trong máu.
Ngoài ra dâu tây còn giúp: Cải thiện tình trạng chống oxy hóa máu; Giảm stress oxy hóa; Giảm viêm; Cải thiện chức năng mạch máu; Cải thiện tình trạng lipid máu cao; Giảm quá trình oxy hóa có hại của cholesterol LDL.
Người ta đã tiến hành một nghiên cứu bổ sung dâu tây cho người bệnh tiểu đường loại 2 hoặc hội chứng chuyển hóa (chủ yếu gặp ở những người thừa cân hoặc béo phì). Sau 4 tuần tới 12 bổ sung, những người tham gia đã giảm đáng kể một số yếu tố nguy cơ chính, bao gồm cholesterol LDL (có hại), các dấu hiệu viêm và các hạt LDL bị oxy hóa.
Dâu tây giúp điều hòa đường huyết
Khi carbs được tiêu hóa, cơ thể bạn sẽ chuyển hoá chúng thành các loại đường đơn giản và giải phóng chúng vào máu của bạn. Cơ thể của bạn sau đó bắt đầu tiết ra insulin, nó báo cho các tế bào của bạn lấy đường từ máu và sử dụng nó làm nhiên liệu hoặc lưu trữ.
Dâu tây dường như làm chậm quá trình tiêu hóa glucose và giảm đột biến cả glucose và insulin sau bữa ăn giàu carb, vì vậy dâu tây còn có tác dụng tốt trong việc điều hòa đường huyết và có thể sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường.
Dâu tây có tác dụng ngăn ngừa ung thư
Ung thư là một bệnh đặc trưng bởi sự phát triển không kiểm soát của các tế bào bất thường. Sự hình thành và tiến triển của ung thư thường liên quan đến stress oxy hóa và viêm mãn tính.
Một số nghiên cứu cho thấy các loại quả mọng có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư thông qua khả năng chống lại stress oxy hóa và viêm. Dâu tây đã được chứng minh là có tác dụng ức chế sự hình thành khối u ở động vật bị ung thư miệng và trong các tế bào ung thư gan ở người. Do trong dâu tây chứa nhiều axit ellagic và ellagitannin, được chứng minh là ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Một số tác dụng không mong muốn của dâu tây
Dâu tây mang đến rất nhiều lợi ích tốt, nhưng dị ứng là khá phổ biến - đặc biệt là ở trẻ nhỏ.
Dâu tây chứa một loại protein có thể gây ra các triệu chứng ở những người nhạy cảm với phấn hoa bạch dương hoặc táo - một tình trạng được gọi là dị ứng thực phẩm phấn hoa. Protein gây dị ứng được cho là có liên quan đến dâu tây anthocyanin.
Các triệu chứng phổ biến bao gồm ngứa hoặc ngứa ran trong miệng, nổi mề đay, đau đầu và sưng môi, mặt, lưỡi hoặc cổ họng. Dâu tây cũng có thể gây ra các vấn đề về hô hấp trong trường hợp nghiêm trọng.
Mẹo nhỏ trong lựa chọn
Hãy chọn những quả mọng cỡ trung bình, chắc, đầy đặn và có màu đỏ đậm. Sau khi được thu hoạch, chúng không còn khả năng chín thêm nữa. Dâu tây có thể dùng ăn ngay khi còn tươi hoặc cũng được sử dụng nhiều trong việc làm các loại mứt, thạch, siro, sinh tố và món tráng miệng.