Thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa): Đảm bảo phát triển nông thôn mới theo hướng bền vững

Sau khi Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký quyết định công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, chính quyền thị xã Bỉm Sơn sẽ tiếp tục nâng cao các tiêu chí để đảm bảo phát triển bền vững.
Thanh Hóa thành lập Cụm công nghiệp Liên Hoa Thanh Hóa: Phát hiện hàng nghìn sản phẩm là thực phẩm nhập lậu, không rõ nguồn gốc Thanh Hoá cần bước đi chậm nhưng chắc cho cây sắn

Thành quả từ phát huy công tác dân vận

Ngày 23/10/2023, Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 1222/QĐ-TTg công nhận thị xã Bỉm Sơn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2022. Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng giao UBND tỉnh Thanh Hóa có trách nhiệm công bố và khen thưởng cá nhân, tập thể thị xã Bỉm Sơn theo quy định.

Trong những năm qua thị xã Bỉm Sơn xây dựng nông thôn mới gắn với đô thị văn minh và có bước phát triển mạnh mẽ, tổng giá trị sản xuất năm 2022 đạt trên 33.000 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân hàng năm đạt 10,71%. Từ Chương trình xây dựng nông thôn mới, kết cấu hạ tầng thị xã được đầu tư đồng bộ, diện mạo đô thị và vùng nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực.

Hiện nay, tỷ trọng ngành Công nghiệp - Xây dựng chiếm 77,23%; các ngành Dịch vụ - Thương mại chiếm 22,02% và ngành Nông nghiệp chiếm 0,75%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2022 của thị xã đạt 64,6 triệu đồng/người/năm (gấp 1,6 lần so với năm 2012); tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 1,2% (giảm 2,99% so với năm 2012).

Toàn Thị xã có 6/6 phường đạt chuẩn các tiêu chí đô thị văn minh theo quy định; xã Hà Lan đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019, nay xã Hà Lan đã sáp nhập vào phường Đông Sơn. Xã Quang Trung đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2022. Văn hóa truyền thống được duy trì và phát triển. Quốc phòng, an ninh được củng cố vững chắc, trật tự an toàn xã hội được duy trì ổn định.

Thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa): Đảm bảo phát triển nông thôn mới theo hướng bền vững
Diện mạo mới của thị xã Bỉm Sơn - Thanh Hóa hôm nay

Để có được thành tựu trên, chính quyền thị xã Bỉm Sơn đã thực hiện chính sách phát triển toàn diện, trong đó đặc biệt chú trọng tới công tác dân vận. Theo đó, lãnh đạo chính quyền các cấp của thị xã đã làm tốt vai trò tham mưu, phối hợp đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị đã đề ra.

Đặc biệt công tác dân vận của thị xã đã từng bước đổi mới nội dung, phương thức dân vận sát, hợp với tình hình thực tiễn; tập trung hướng mạnh về cơ sở, gần dân, luôn giữ vững vai trò “cầu nối” củng cố và xây dựng mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân, góp phần cùng Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong thị xã đạt được những thành tựu to lớn và toàn diện trên các lĩnh vực. Nhiều phong trào thi đua được phát động, biến thành phong trào hành động cách mạng sôi nổi, tự giác, thu hút đông đảo các tầng lớp Nhân dân tham gia; trong đó, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ thị xã đến cơ sở hưởng ứng, thực hiện hiệu quả.

Tiêu biểu như, từ phong trào thi đua “Dân vận khéo”, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng được đẩy mạnh đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm trên địa bàn thị xã, như: Dự án Dây chuyển 3, 4 Nhà máy xi măng Long Sơn, dự án Nhà máy May 10, nhà máy sản xuất lốp ô tô COFO Việt Nam; dự án nâng cấp, cải tạo đường Trần Phú… đã làm thay đổi diện mạo thị xã công nghiệp Bỉm Sơn.

Trong phong trào thi đua lao động sản xuất, phát triển kinh tế, giảm nghèo, giúp nhau làm giàu chính đáng đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế được nhân rộng trong xã hội, như: mô hình “Khu dân cư không có hộ nghèo” do Uỷ ban MTTQ thị xã phát động đang phát huy hiệu quả ở các khu dân cư trên địa bàn phường Ba Đình, Bắc Sơn, Ngọc Trạo, Lam Sơn; dân vận khéo trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đã xuất hiện điển hình tiên như: hộ ông Phạm Ngọc Bích (khu phố 4, phường Lam Sơn), ông Đào Duy Toàn (khu phố Trường Sơn, phường Đông Sơn)...

Trong lĩnh vực văn hoá – xã hội, các mô hình “biến rác thải thành tiền” , “5 không, 3 sạch”, “gia đình hạnh phúc”, “đường hoa”, “gia đình hiếu học”, “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; hay trong lĩnh vực quốc phòng – an ninh, mô hình “xây dựng cụm dân cư ổn định về QP-AN”, mô hình “ tuyên truyền vận động thanh niên tham gia thực hiện nghĩa vụ quân sự”, “Tổ cựu chiến binh tham gia giữ gìn trật tự ATGT”… đã có sức lan toả rộng lớn, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác vận động quần chúng thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng – an ninh, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn thị xã.

Đặc biệt, năm 2023, thị xã xác định là “Năm đẩy mạnh phong trào thi đua dân vận khéo” và xây dựng mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ”, với việc tập trung thực hiện 4 tiêu chí: Cải cách thủ tục hành chính; các nội dung dân chủ ở cơ sở; giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân và công tác tiếp công dân; thực hiện văn minh, văn hóa cơ sở và quy tắc ứng xử. Đến nay, 100% phường, xã đã ra mắt và vận hành mô hình “Chính quyền thân thiện, vì Nhân dân phục vụ”, bước đầu hoạt động mô hình được nhân dân ủng hộ cao.

Thị xã Bỉm Sơn (Thanh Hóa): Đảm bảo phát triển nông thôn mới theo hướng bền vững
Cao tốc Mai Sơn – QL45 sẽ thúc đẩy kinh tế, góp phần đưa thị xã Bỉm Sơn trở thành thành phố đô thị loại III trực thuộc tỉnh Thanh Hóa.

Mục tiêu trở thành đô thị trung tâm động lực phía Bắc vào năm 2025

Đi đôi với phát triển kinh tế - xã hội, chính quyền thị xã Bỉm Sơn đã làm tốt công tác xây dựng Đảng. Các cấp ủy, tổ chức đảng đã thực hiện tốt việc học tập, quán triệt, triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương, tỉnh và thị xã. Triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 05–CT/TW của Bộ chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) “Về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”.

Bên cạnh đó, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Bỉm Sơn không “ngủ quên trên chiến thắng” mà tiếp tục đề ra nhiều mục tiêu mới, phấn đấu đến năm 2025 nơi đây sẽ trở thành đô thị trung tâm động lực phía Bắc.

Để đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra, thị xã tập trung huy động nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng gắn với phát triển mở rộng không gian đô thị. Trong đó, ưu tiên nguồn lực cho phát triển hạ tầng giao thông; chỉnh trang các khu dân cư cũ, phát triển các khu dân cư mới theo hướng mở rộng, hình thành các khu đô thị mới với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại. Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, tạo chuyển biến rõ nét trong việc xây dựng thị xã Bỉm Sơn trở thành đô thị xanh, sạch, đẹp.

Đồng thời, thị xã Bỉm Sơn sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án đã được cấp phép, bảo đảm đúng tiến độ, nhất là các dự án đầu tư lớn, có vai trò động lực cho tăng trưởng kinh tế để sớm đi vào vận hành, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động và tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa. Phát triển đa dạng dịch vụ - thương mại có nhiều tiềm năng, lợi thế; mở rộng mạng lưới và đổi mới phương thức hoạt động các trung tâm thương mại, chợ, siêu thị, cửa hàng thực phẩm an toàn theo hướng văn minh, hiện đại. Tập trung phát triển nông - lâm - thủy sản theo hướng phát triển trang trại, gia trại gắn với tích tụ ruộng đất. Quản lý chặt chẽ quy hoạch, trật tự đô thị, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị, văn hóa - xã hội, kết hợp với chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị bền vững.

Tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong hệ thống trường học, duy trì và phát triển thành tích giáo dục mũi nhọn. Thực hiện rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp; tập trung đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động các lĩnh vực văn hóa; đồng thời, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với hoạt động văn hóa, thông tin, tuyên truyền. Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân và phòng chống dịch bệnh. Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh để mọi người dân được tiếp cận các dịch vụ y tế cơ bản. Thực hiện đồng bộ các giải pháp giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập của người lao động, nhất là lao động ở nông thôn. Thực hiện tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ; giữ vững an ninh chính trị trên địa bàn.

Thanh Hóa sắp mở 36 gian hàng các sản phẩm đặc trưng tại Công viên Hội An Thanh Hóa sắp mở 36 gian hàng các sản phẩm đặc trưng tại Công viên Hội An
Thanh Hoá nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững các làng nghề Thanh Hoá nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển bền vững các làng nghề
Thanh Hóa thành lập Cụm công nghiệp Liên Hoa Thanh Hóa thành lập Cụm công nghiệp Liên Hoa
Quang Hiếu

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Kết nối tiềm lực, nâng tầm quan hệ kinh tế Việt – Nga

Kết nối tiềm lực, nâng tầm quan hệ kinh tế Việt – Nga

Ngoài các lĩnh vực hợp tác trọng yếu như an ninh, quốc phòng và dầu khí, Việt Nam và Liên bang Nga đang hướng đến việc khám phá những cơ hội mới để nâng cao mối quan hệ hợp tác song phương.
Cán cân thương mại chênh lệch, Việt Nam mở rộng cửa cho nông sản Mỹ

Cán cân thương mại chênh lệch, Việt Nam mở rộng cửa cho nông sản Mỹ

Trước chênh lệch cán cân thương mại với Mỹ, Việt Nam thể hiện thiện chí bằng việc xúc tiến nhập khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản từ đối tác chiến lược này. Bên cạnh tác dụng ngắn hạn về thị trường, động thái còn tạo nền tảng cho hợp tác lâu dài trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao và phát triển bền vững.
Sáp nhập Bắc Giang - Bắc Ninh: Cực tăng trưởng mới, “cú hích” cho thị trường bất động sản

Sáp nhập Bắc Giang - Bắc Ninh: Cực tăng trưởng mới, “cú hích” cho thị trường bất động sản

Việc sáp nhập Bắc Ninh và Bắc Giang đang định hình một trung tâm công nghiệp - đô thị mới đầy tiềm năng tại miền Bắc, trở thành cực tăng trưởng chiến lược của vùng Thủ đô. Với hơn 3,6 triệu dân và diện tích hơn 4.700 km², tỉnh Bắc Ninh (mới) không chỉ là “thủ phủ” FDI mà còn mở ra cơ hội vàng cho làn sóng đầu tư vào hạ tầng, đô thị và bất động sản.
Việt Nam tăng cường nhập khẩu sản phẩm chiến lược từ Mỹ

Việt Nam tăng cường nhập khẩu sản phẩm chiến lược từ Mỹ

Trong bối cảnh quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Hoa Kỳ ngày càng phát triển mạnh mẽ, Việt Nam đang thể hiện nhu cầu lớn và ổn định trong việc nhập khẩu các sản phẩm, dịch vụ và công nghệ cao từ Mỹ. Điều này không chỉ mang lại lợi ích kinh tế thiết thực, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cán cân thương mại hài hòa giữa hai quốc gia.
Bưởi Việt Nam rộng cửa xuất khẩu: Cơ hội vàng từ Australia và Hàn Quốc

Bưởi Việt Nam rộng cửa xuất khẩu: Cơ hội vàng từ Australia và Hàn Quốc

Ngành bưởi Việt Nam đón tín hiệu tích cực khi Australia và Hàn Quốc chính thức mở cửa nhập khẩu bưởi tươi, mở ra cơ hội nâng cao giá trị và giải bài toán dư thừa trong nước cho các giống bưởi chất lượng cao như Da Xanh, Năm Roi, Diễn.
Việt Nam xuất siêu 3,79 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm

Việt Nam xuất siêu 3,79 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm

Thống kê 4 tháng đầu năm 2025, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam không chỉ ghi nhận mức tăng trưởng hai con số ở cả hai chiều mà còn thể hiện rõ sự dịch chuyển trong cấu trúc cán cân thương mại. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 136,55 tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 140,34 tỷ USD, xuất siêu 3,79 tỷ USD.
Tăng tốc đầu tư xanh: Cơ hội vượt lên trong bối cảnh biến động

Tăng tốc đầu tư xanh: Cơ hội vượt lên trong bối cảnh biến động

Trong bối cảnh thời gian hành động cho mục tiêu khí hậu toàn cầu đang rút ngắn, Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng đang đối mặt với một bài toán kép: vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa phải chuyển đổi nhanh chóng sang mô hình phát triển xanh. Đầu tư xanh, với tiềm năng lớn và dòng vốn đang tăng tốc, được kỳ vọng là chìa khóa giải bài toán này – nhưng chỉ hiệu quả nếu đi kèm hành động phối hợp và tầm nhìn dài hạn.
4 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

4 tháng đầu năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Ngày 6/5, Cục Thống kê, Bộ Tài chính công bố báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2025.
Chỉ số PCI đứng thứ 21, Thanh Hóa tăng 9 bậc so với năm 2023

Chỉ số PCI đứng thứ 21, Thanh Hóa tăng 9 bậc so với năm 2023

Ngày 6/5, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức lễ công bố Chỉ số PCI 2024.
Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân: Mở ra kỷ nguyên đột phá cho nền kinh tế Việt Nam

Nghị quyết 68 về phát triển kinh tế tư nhân: Mở ra kỷ nguyên đột phá cho nền kinh tế Việt Nam

Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 68 về phát triển kinh tế tư nhân, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong chiến lược phát triển nền kinh tế Việt Nam. Mục tiêu cụ thể của nghị quyết là đến năm 2030, sẽ có 2 triệu doanh nghiệp tư nhân hoạt động, đóng góp từ 55-58% GDP của cả nước, đồng thời tạo ra hàng triệu việc làm và góp phần nâng cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh quốc gia. Nghị quyết này không chỉ là một công cụ thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân mà còn là nền tảng để tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng bền vững và hiện đại.
Tận dụng “90 ngày vàng”, doanh nghiệp Việt tăng tốc xuất khẩu sang Mỹ

Tận dụng “90 ngày vàng”, doanh nghiệp Việt tăng tốc xuất khẩu sang Mỹ

Tận dụng 90 ngày Mỹ tạm dừng kế hoạch áp thuế đối ứng, nhiều doanh nghiệp tức tốc đưa hàng sang Mỹ, đồng thời chủ động lên kịch bản ứng phó nếu mức thuế quan cao được áp dụng, trong đó có việc tìm kiếm thị trường mới.
Xuất khẩu sầu riêng, trái cây sang Trung Quốc giảm mạnh

Xuất khẩu sầu riêng, trái cây sang Trung Quốc giảm mạnh

Tính tới ngày 21/4, giá trị xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt gần 453 triệu USD, giảm 5,3% so với tháng trước và giảm hơn 25% so với cùng kỳ năm 2024. Ước sơ bộ 4 tháng đầu năm, xuất khẩu rau quả đạt 1,6 tỷ USD, giảm hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mỹ và Trung Quốc mua nhiều cá tra Việt Nam nhất

Mỹ và Trung Quốc mua nhiều cá tra Việt Nam nhất

Xuất khẩu cá tra Việt Nam tháng 3 đạt 182 triệu USD, tăng 21% so với tháng 2 và tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái, Mỹ và Trung Quốc là hai nước mua nhiều cá tra Việt Nam nhất, với sản phẩm chủ lực là phile cá đông lạnh.
Lạng Sơn: Cặp cửa khẩu Cốc Nam-Lũng Nghịu nghỉ lễ từ ngày 1-5/5

Lạng Sơn: Cặp cửa khẩu Cốc Nam-Lũng Nghịu nghỉ lễ từ ngày 1-5/5

Cặp cửa khẩu Cốc Nam-Lũng Nghịu nghỉ lễ từ ngày 1-5/5, các cặp cửa khẩu Hữu Nghị-Hữu Nghị Quan, Tân Thanh-Pò Chài, Chi Ma-Ái Điểm vẫn thực hiện thông quan bình thường.
Quý I/2025, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 22%

Quý I/2025, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng 22%

Trong quý I/2025, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ đạt 31,4 tỷ USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu đạt 4,1 tỷ USD, tăng 21%.
Mỹ mời Việt Nam sang họp khởi động đàm phán trong tuần này

Mỹ mời Việt Nam sang họp khởi động đàm phán trong tuần này

Đây là thông tin được ông Đỗ Ngọc Hưng, Trưởng Cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Mỹ, cho biết tại Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài do Bộ Công Thương tổ chức chiều 28/4.
Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất cá rô phi Việt Nam

Mỹ là thị trường tiêu thụ lớn nhất cá rô phi Việt Nam

Mỹ là thị trường mua nhiều nhất cá rô phi Việt Nam, hơn 6 triệu USD, tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là thị trường tiêu thụ lớn nhất cá rô phi Việt Nam với giá trị mua hàng chiếm 46% kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này.
Cơ hội xuất khẩu hàng tỉ USD mặt hàng yến thô sang Trung Quốc

Cơ hội xuất khẩu hàng tỉ USD mặt hàng yến thô sang Trung Quốc

Với sản lượng tổ yến (yến sào) của Việt Nam khoảng 150-200 tấn/năm, Việt Nam đang có cơ hội xuất khẩu hàng tỉ USD mặt hàng yến chính ngạch sang Trung Quốc.
Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước

Giải pháp củng cố và phát triển thị trường trong nước

Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đối mặt với nhiều biến động, đặc biệt là cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, việc củng cố và phát triển thị trường trong nước trở thành nhiệm vụ cấp thiết đối với Việt Nam.
Việt Nam vươn lên Top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Singapore

Việt Nam vươn lên Top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Singapore

Việt Nam là đối tác cung ứng thủy sản thứ 4 tại thị trường Singapore và hiện đang chiếm được thị phần cao nhất đối với nhóm phi-lê cá và thịt cá ướp lạnh/cấp đông.
Mỹ bất ngờ tuyên bố có thể áp thuế đối ứng sớm hơn thời hạn 90 ngày

Mỹ bất ngờ tuyên bố có thể áp thuế đối ứng sớm hơn thời hạn 90 ngày

Trong bài phát biểu mới đây nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có thể sẽ không cần chờ tới thời hạn 90 ngày, mà có thể sẽ áp trở lại các mức thuế quan "có đi có lại" với một số quốc gia chỉ trong vòng 2-3 tuần tới.
Kazakhastan có nhu cầu lớn với gạo, trà, cà phê và trái cây Việt

Kazakhastan có nhu cầu lớn với gạo, trà, cà phê và trái cây Việt

“Người tiêu dùng Kazakhastan có nhu cầu lớn với trà, cà phê, do đó Kazakhastan mong muốn nhập khẩu các sản phẩm này từ Việt Nam”, Đại sứ Kazakhstan tại Việt Nam Kanat Tumysh tiết lộ.
Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Ấn Độ áp thuế tự vệ tạm thời với thép cán phẳng hợp kim

Chính phủ Ấn Độ vừa công bố áp dụng thuế tự vệ tạm thời 12% trong vòng 200 ngày đối với 5 loại sản phẩm thép phẳng.
Ngành điều Việt Nam tìm cơ hội xuất khẩu mới trước thách thức thuế quan

Ngành điều Việt Nam tìm cơ hội xuất khẩu mới trước thách thức thuế quan

Gần 10 năm qua, Mỹ luôn là thị trường số 1 của ngành điều Việt Nam, chiếm khoảng 25-27% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, ngành điều muốn hiện thực hóa mục tiêu xuất khẩu trên 4,5 tỷ USD năm nay trước thách thức thuế quan phải tập trung vào ba trụ cột chính.
Mở rộng thị trường xuất khẩu giúp cá ngừ Việt Nam đứng vững trước “cơn sóng” thuế quan từ Mỹ

Mở rộng thị trường xuất khẩu giúp cá ngừ Việt Nam đứng vững trước “cơn sóng” thuế quan từ Mỹ

Trước sức ép từ rào cản thuế quan và chính sách thương mại mới từ phía Mỹ, cá ngừ Việt Nam cần tích cực chủ động mở rộng xuất khẩu sang các thị trường khác như Trung Đông, châu Á..., để tránh phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ.
Xuất khẩu cá tra giữ đà tăng trưởng trước thách thức

Xuất khẩu cá tra giữ đà tăng trưởng trước thách thức

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, tháng 3/2025 xuất khẩu cá tra sang các thị trường tiếp tục tăng trưởng dương 16%, đạt 182 triệu USD. Lũy kế xuất khẩu cá tra quý I/2025 đạt hơn 465 triệu USD, tăng 13% so với quý I/2024.
Nghệ An: Quyết liệt các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Nghệ An: Quyết liệt các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến đề nghị tỉnh Nghệ An tiếp tục chỉ đạo, quyết liệt các giải pháp chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định trên địa bàn tỉnh
OMODA C3: mở ra kỷ nguyên mới của trí tuệ nhân tạo và thiết kế tương lai

OMODA C3: mở ra kỷ nguyên mới của trí tuệ nhân tạo và thiết kế tương lai

Ngày 26/4/2025, OMODA & JAECOO sẽ chính thức ra mắt một biểu tượng mới – OMODA C3, mẫu xe crossover đầu tiên mang phong cách “energy mecha” – đánh dấu sự khởi đầu cho một kỷ nguyên mới của trí tuệ nhân tạo và thiết kế tương lai trong ngành ô tô toàn cầu.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% tới hết năm 2026 với nhiều hàng hoá

Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT 2% tới hết năm 2026 với nhiều hàng hoá

Sáng 23/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động