Suy thận - Mối đe dọa tiềm ẩn cho sức khỏe

Bệnh suy thận ngày càng gia tăng, trở thành mối đe dọa tiềm ẩn cho sức khỏe cộng đồng. Việc nâng cao kiến thức về bệnh và tầm quan trọng của chẩn đoán sớm là vô cùng cần thiết để có thể điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.
4 loại quả nhìn đã mắt, ăn đã miệng nhưng người mắc bệnh thận không nên ăn Ai không nên ăn bắp cải? Chuối chín vừa ngon vừa bổ nhưng những người này không nên ăn

Bệnh suy thận ngày càng gia tăng, trở thành mối đe dọa tiềm ẩn cho sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, do có nhiều dấu hiệu tương đồng với các bệnh lý đường tiết niệu khác, việc nhận biết sớm suy thận thường gặp nhiều khó khăn. Do đó, nâng cao kiến thức về bệnh và tầm quan trọng của chẩn đoán sớm là vô cùng cần thiết để có thể điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Suy thận - Mối đe dọa tiềm ẩn cho sức khỏe

Suy thận là tình trạng thận không còn hoạt động hiệu quả nữa. Bình thường thận thực hiện một công việc quan trọng trong cơ thể bằng cách loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa. Bệnh suy thận gây tử vong nếu không được điều trị thích hợp. Suy thận đôi khi chỉ là tạm thời và phát triển nhanh (cấp tính) nhưng có khi là tình trạng mạn tính (lâu dài) và ngày càng xấu hơn.

Suy thận không chỉ ảnh hưởng đến người cao tuổi mà còn có xu hướng trẻ hóa do lối sống hiện đại, chế độ ăn uống thiếu khoa học và các bệnh lý nền như tiểu đường, cao huyết áp.

Suy thận có 2 loại: Suy thận cấp và suy thận mạn, trong chuyên môn hay gọi là tổn thương thận cấp và bệnh thận mạn.

‎Suy thận cấp là sự suy giảm nhanh chức năng thận trong vài ngày đến vài tuần. Sau điều trị có thể phục hồi hoàn toàn hoặc một phần chức năng thận.

‎Còn suy thận mạn, đó là một quá trình tiến triển dài và không phục hồi. Mục tiêu điều trị nhằm làm chậm diễn tiến của bệnh và hạn chế những biến chứng có thể xảy ra.

Dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận

Việc phát hiện biểu hiện suy thận giai đoạn đầu có ý nghĩa quan trọng đối với việc điều trị. Nhiều người chủ quan do các triệu chứng suy thận giai đoạn đầu thường mơ hồ, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý đường tiết niệu khác như:

Thường xuyên buồn nôn và nôn mửa: Những người bị suy thận thường cảm thấy buồn nôn và nôn mửa do các chất độc hại trong máu không được loại bỏ bởi thận.

Ngủ ngáy to và kéo dài: Đối với người đang bị suy thận mạn tính sẽ rất hay gặp hội chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là hội chứng của tình trạng rối loạn giấc ngủ gây ra hiện tượng tạm ngưng thở một hoặc nhiều lần trong một đêm. Tuy thời gian hơi thở bị dừng chỉ kéo dài trong khoảng vài giây cho đến 1 phút, nhưng sau đó, sẽ ngáy rất to và kéo dài.

Hơi thở có mùi hôi: Khi chất thải không thể đào thải ra khỏi cơ thể và tích trữ lại quá nhiều ở trong máu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng. Bên cạnh đó, người mắc bệnh suy thận còn cảm thấy trong miệng như có vị của kim loại. Dấu hiệu này rất dễ bị nhầm lẫn với dấu hiệu của các bệnh răng miệng khác.

Suy thận - Mối đe dọa tiềm ẩn cho sức khỏe

Cảm thấy mệt mỏi và yếu: Những người bị suy thận thường cảm thấy mệt mỏi do chức năng thận hoạt động không hiệu quả.

Đau đầu thường xuyên: Đau đầu thường xuyên có thể là dấu hiệu của suy thận do bệnh gây tăng huyết áp hoặc rối loạn điện giải.

Tiểu tiện bất thường: Những người bị suy thận thường khó tiểu hoặc tiểu nhiều hơn so với bình thường do chức năng thận suy giảm, nước tiểu có màu hoặc lẫn máu và có mùi bất thường.

Thay đổi về cảm nhận hương vị của thức ăn hoặc mất vị giác: Những người bị suy thận thường cảm thấy thức ăn không ngon miệng hoặc mất cảm giác vị do tăng mức độ acid uric trong máu.

Đau lưng thường xuyên hoặc đau nhức vùng thận: Đau lưng thường xuyên hoặc đau nhức thận là dấu hiệu điển hình của suy thận.

Phù các bộ phận trên cơ thể như mắt, chân và tay: Do thận giảm khả năng loại bỏ nước và muối nên có thể gặp tình trạng phù mắt, mặt, mắt cá chân,...

Nguyên nhân dẫn đến bệnh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thận, bao gồm:

Cao huyết áp: Theo thời gian, tình trạng cao huyết áp có thể khiến các mạch máu nhỏ trong thận bị tổn thương, ngăn chặn thận hoạt động đúng cách dẫn đến suy thận. Ngược lại, thận cũng đóng góp vào việc điều chỉnh huyết áp của cơ thể, suy thận khiến huyết áp tăng lên theo thời gian.

Bệnh đái tháo đường tuýp 1 và 2: Việc có quá nhiều đường trong máu cũng có thể khiến các bộ lọc nhỏ trong thận bị hỏng. Một phần vì đường huyết cao cũng gây tổn thương mạch máu, phần vì thận phải gắng sức nhiều hơn nhằm loại bỏ đường dư thừa trong máu ra ngoài.

Cholesterol cao: Điều này có thể gây tích tụ mỡ trong các mạch máu cung cấp tới thận, làm hẹp động mạch thận, giảm lưu lượng máu nuôi thận. Vì vậy, đây cũng là nguyên nhân gây suy thận mà ít người nghĩ tới.

Bệnh thận đa nang: Có nhiều u nang phát triển bên trong thận

Tắc nghẽn dòng chảy của nước tiểu: Sỏi thận hoặc tình trạng phì đại tuyến tiền liệt có thể làm tắc nghẽn đường ra của nước tiểu, về lâu dài đây cũng là nguyên nhân suy thận

Tác dụng phụ của một số thuốc hoặc nhiễm độc tố: Người thường xuyên sử dụng một số loại thuốc nhất định, chẳng hạn như thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), nhiễm độc chì, một số loại ma túy… cũng có nguy cơ bị suy thận.

Suy thận - Mối đe dọa tiềm ẩn cho sức khỏe

Và một vài bệnh khác: Dị tật bẩm sinh gây ra các bất thường về thận và đường tiết niệu như hẹp đường tiết niệu, khiến nước tiểu chảy ngược lên thận, ứ đọng và gây nhiễm trùng…; Nhiễm trùng thận; Mắc các bệnh ảnh hưởng hệ miễn dịch như lupus, HIV/AIDS…

Các bệnh do virus, diễn ra trong thời gian dài như viêm gan B và viêm gan C

Viêm bể thận, nhiễm trùng đường tiết niệu tái phát nhiều lần có thể làm thận bị tổn thương, là nguyên nhân suy thận trực tiếp nhất.

Một số thói quen sai lầm dẫn đến dẫn đến tổn thương thận, suy thận

Trừ các bệnh lý thì thói quen sinh hoạt cũng là một trong những tác nhân lớn gây nên suy thận.

Thói quen ăn mặn: Ăn mặn thường xuyên khiến cơ thể phải hấp thụ cả lượng muối bị dư thừa, làm huyết áp tăng cao. Khi đó sẽ tạo áp lực cho thận, buộc thận phải làm việc nhiều. Từ đó dẫn đến bệnh suy thận. Không những thế, ăn mặn còn gây sỏi thận, thận nhiễm mỡ… Với những người mắc bệnh thận thì thói quen ăn mặn gây tác hại rất lớn. Nên giảm lượng muối nạp vào cơ thể để chức năng của thận được cải tạo tốt hơn. Với những người bình thường, ăn quá mặn cũng không tốt. Để phòng ngừa bệnh suy thận, nên giảm lượng muối trong mỗi bữa ăn.

Thói quen thích ăn ngọt, uống nhiều nước ngọt: Ăn quá nhiều đường dẫn đến huyết áp tăng và gây ra bệnh tiểu đường. Chúng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của thận. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại đồ uống có đường thường xuyên sẽ làm tăng Protein trong nước tiểu. Và đây cũng là một trong những triệu chứng ban đầu của bệnh suy thận.

Suy thận - Mối đe dọa tiềm ẩn cho sức khỏe

Nước ngọt là loại đồ uống phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, chúng lại chứa nhiều axit với độ pH cao, làm ảnh hưởng đến cơ thể người sử dụng. Độ pH tăng cao cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thận. Nguyên nhân là do bộ phận này là cơ quan điều chỉnh độ pH của cơ thể. Vì vậy, nếu uống nhiều nước ngọt trong một thời gian dài sẽ rất dễ có nguy cơ mắc bệnh suy thận.

Thói quen bỏ bữa sáng: Thông thường, buổi sáng là thời gian túi mật hoạt động bài tiết dịch để chuẩn bị cho việc tiêu hóa thức ăn. Nhưng khi túi mật không có thức ăn để tiêu hóa sẽ làm cho dịch mật tích tụ lâu hơn trong cơ thể. Cứ như vậy trong một thời gian dài sẽ tạo điều kiện hình thành sỏi mật, sỏi thận. Từ đó dần dẫn đến bệnh suy thận.

Hay nhịn tiểu: Trong nước tiểu chứa các chất thải, chất độc được đẩy ra ngoài. Nhịn tiểu thường xuyên làm nước tiểu ứ đọng bên trong bàng quang, gây áp lực lên bộ phận này. Bàng quang trở thành mảnh đất màu mỡ cho các vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào cơ thể. Từ đó gây nên hiện tượng đái dầm tâm thần, viêm nhiễm bàng quang… Và bệnh suy thận cũng bị gây ra bởi nguyên nhân này. Để phòng tránh bệnh suy thận nên đến nhà vệ sinh gần nhất khi có cảm giác buồn tiểu.

Thói quen lười uống nước: Uống quá ít nước mỗi ngày là một trong những nguyên nhân gây nên suy thận. Khi lượng nước được nạp và cơ thể quá ít, hệ tiết niệu cũng hoạt động ít hơn. Vì vậy phải mất một thời gian để tích trữ nước tiểu cho một lần đào thải. Nước tiểu khi đó sẽ trở nên đậm đặc hơn. Các chất thải, chất độc sẽ lắng đọng xuống khiến cho thận dễ hình thành sỏi. Quá trình này lâu dài sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của thận và gây nên bệnh suy thận.

Tuy nhiên, uống quá nhiều nước cũng không tốt. Khi đó thận sẽ phải làm việc nhiều hơn. Vì vậy, để phòng tránh bệnh suy thận nên uống đủ nước cho cơ thể cần mỗi ngày.

Thói quen uống bia, rượu: Chất cồn trong bia, rượu ảnh hưởng rất lớn đến chức năng lọc và thải độc khỏi máu của thận. Bia rượu sẽ gây ứ đọng acid uric. Chúng làm tắc nghẽn ống thận và khiến thận bị suy một cách nhanh chóng.

Thói quen ăn ít rau, nhiều thịt: Ăn quá nhiều thịt, đặc biệt là thịt đỏ sẽ khiến thận phải hoạt động nhiều hơn. Thận cũng phải hoạt động rất nhiều lần để thải các chất độc có trong thịt. Trung bình người 50kg sẽ cần khoảng 40g Protein mỗi ngày (tương đương với 300g thịt). Do vậy, để phòng ngừa bệnh suy thận nên ăn thịt với lượng vừa phải.

Tự ý dùng thuốc và dùng sai hướng dẫn: Việc tự ý dùng thuốc, dùng sai cách có thể dẫn đến tổn thương thận, suy thận. Một số loại thuốc có thể gây tổn thương thận (đặc biệt là khi dùng dài ngày, liều không thích hợp) như kháng sinh nhóm Aminoglycoside, thuốc kháng lao, hóa chất điều trị ung thư, thuốc cản quang, một số thuốc đông y không rõ nguồn gốc… Chính vì vậy, việc dùng thuốc đúng cách, đúng hướng dẫn là vô cùng quan trọn. Cần được sử dụng đúng cách theo hướng dẫn, kê đơn của bác sĩ. Để phòng tránh bệnh suy thận không nên tùy ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Suy thận - Mối đe dọa tiềm ẩn cho sức khỏe

Cách phòng ngừa bệnh suy thận

Những biến chứng của bệnh suy thận vô cùng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng của người mắc. Chính vì vậy, việc phòng ngừa bệnh đóng vai trò vô cùng cần thiết. Dưới đây là những biện pháp có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc phải suy thận:

Thiết lập lối sống lành mạnh: Chúng ta cần phải luyện tập thể thao hàng ngày để có thể duy trì cân nặng và nâng cao sức khoẻ. Bên cạnh đó, cần bạn cần theo dõi thường xuyên và duy trì chỉ số huyết áp ở mức cho phép. Đồng thời, kiểm soát lượng acid uric, glucose và cholesterol có trong máu. Đặc biệt, bạn không nên sử dụng thức uống có cồn như: rượu, bia và các chất kích thích.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Giảm lượng muối, đạm và dầu mỡ nạp vào cơ thể trong bữa ăn hàng ngày. Đồng thời, bạn cũng nên bổ sung thêm các thực phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên như các loại rau, củ, quả có lợi cho sức khỏe.

Uống đủ nước: Mất nước khiến giảm lưu lượng máu đến thận, có thể làm suy giảm chức năng của thận. Do đó, uống đủ nước là một trong những thói quen tốt cho thận nói riêng và cơ thể nói chung mà luôn được bác sĩ khuyến khích thực hiện.

Đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc ngay khi phát hiện ra các dấu hiệu thận bị suy giảm chức năng để có phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.

Giảm căng thẳng: Căng thẳng và lo lắng là nguyên nhân dẫn đến tăng huyết áp, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của thận.

Tập thể dục thường xuyên: Tập luyện các môn thể thao thường xuyên có thể giúp giảm căng thẳng, kiểm soát lượng đường huyết và huyết áp cao, đồng thời duy trì cân nặng hợp lý. Bạn nên chọn môn thể thao phù hợp với sức khỏe của mình như bơi lội, đi bộ và chạy...

Quản lý các bệnh khác một cách hiệu quả: Bệnh tiểu đường và tăng huyết áp làm tăng nguy cơ gây bệnh suy thận. Vì thế, bạn nên chú ý theo dõi bệnh chặt chẽ và tuân thủ phác đồ điều trị.

Cuối cùng, bạn nên chú ý lắng nghe cơ thể của mình. Việc nhận biết được dấu hiệu suy thận giai đoạn đầu sẽ giúp ích rất lớn trong quá trình điều trị cũng như khả năng hồi phục.

Những dấu hiệu bệnh thận cần lưu ý Những dấu hiệu bệnh thận cần lưu ý
Để thận khỏe mạnh, không lo suy thận, sỏi thận, bạn nên dùng thứ này Để thận khỏe mạnh, không lo suy thận, sỏi thận, bạn nên dùng thứ này
8 thực phẩm 8 thực phẩm "cứu tinh" cho người bệnh thận
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hướng tới nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu

Hướng tới nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu

Hóc dị vật đường thở, ngạt nước, bị chấn thương… là những tai nạn thường gặp trong cộng đồng. Với những tai nạn này, nếu không được sơ cấp cứu ban đầu kịp thời mà chờ đưa được tới cơ sở y tế thì khả năng tử vong cao hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề cho nạn nhân. Do đó, việc trang bị kiến thức về sơ cấp cứu trong cộng đồng cho người dân là hết sức cần thiết.
55 học sinh ở Hà Giang nhập viện nghi ngộ độc sau tiệc liên hoan Trung thu

55 học sinh ở Hà Giang nhập viện nghi ngộ độc sau tiệc liên hoan Trung thu

Sau bữa liên hoan Trung thu, 55 học sinh Trường Phổ thông dân tộc Nội trú THCS và THPT huyện Xín Mần (Hà Giang) có biểu hiện buồn nôn, đau đầu, đau bụng, nghi ngộ độc thực phẩm phải nhập viện điều trị.
Đắk Lắk cùng nhau chung tay ủng hộ, hỗ trợ bà con vùng lũ khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Đắk Lắk cùng nhau chung tay ủng hộ, hỗ trợ bà con vùng lũ khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3

Đắk Lắk đã có 44 chuyến xe với hàng ngàn tấn nhu yếu phẩm, những món quà, tấm lòng của người dân “Thủ phủ cà phê” đến với bà con bị ảnh hưởng bởi bão lũ 12 tỉnh phía bắc.
Tổ chức trung thu bằng trà sữa,  21 em học sinh nghi bị ngộ độc

Tổ chức trung thu bằng trà sữa, 21 em học sinh nghi bị ngộ độc

Chiều 16/9, UBND phường Thống Nhất, TP. Pleiku, Gia Lai đã có báo cáo nhanh về việc 21 em học sinh Trung học cơ sở nghi bị ngộ độc sau khi được đại diện phụ huynh tổ chức liên hoan nhân dịp Tết trung thu.
Loại hạt được ví như “vua hút đường”, cực tốt cho người bị tiểu đường

Loại hạt được ví như “vua hút đường”, cực tốt cho người bị tiểu đường

Hạt kiều mạch không chỉ là đặc sản thơm ngon mà còn đem lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ nhờ hàm lượng dinh dưỡng cao. Đặc biệt, hạt kiều mạch có thể giảm lượng đường trong máu và tốt cho người bị tiểu đường.
Hướng dẫn phòng chống dịch bệnh sau bão, lũ

Hướng dẫn phòng chống dịch bệnh sau bão, lũ

Trong và sau mưa bão, lũ lụt sẽ có rất nhiều vi sinh vật, bụi, rác, chất thải… theo dòng nước tràn ra nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh. Hơn nữa, mưa và ngập lụt là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn, vi rút và trung gian truyền bệnh sinh sôi phát triển và gây bệnh cho con người. Dưới đây là hướng dẫn cách phòng chống dịch bệnh của Bộ Y tế sau bão, lũ.
Bộ Y tế khuyến cáo người dân vùng bão lũ tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết chế biến thực phẩm

Bộ Y tế khuyến cáo người dân vùng bão lũ tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết chế biến thực phẩm

Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế khuyến cáo người dân vùng ngập lụt, ảnh hưởng mưa bão tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm.
FPT Long Châu tặng thuốc và sơ cứu miễn phí giúp người dân sau bão Yagi

FPT Long Châu tặng thuốc và sơ cứu miễn phí giúp người dân sau bão Yagi

Sau cơn bão lịch sử - bão số 3 (Yagi), các tỉnh phía Bắc tiếp tục phải đối mặt với tình trạng lũ lụt dâng cao. Nhằm giúp người dân khắc phục các vấn đề về sức khỏe, FPT Long Châu hỗ trợ sơ cứu vết thương và cấp phát các loại thuốc thiết yếu miễn phí tại 24 tỉnh thành bị ảnh hưởng nặng nề bởi bão lũ.
Nha khoa Tâm Trí ở Đắk Lắk bị đình chỉ hoạt động

Nha khoa Tâm Trí ở Đắk Lắk bị đình chỉ hoạt động

Thanh tra Sở Y tế Đắk Lắk vừa ra quyết định đình chỉ hoạt động Nha khoa Tâm Trí (TP Buôn Ma Thuột) 18 tháng và xử phạt hành chính 90 triệu đồng.
Sử dụng máy phát điện, 6 người ở Quảng Ninh bị ngộ độc khí CO

Sử dụng máy phát điện, 6 người ở Quảng Ninh bị ngộ độc khí CO

Do ảnh hưởng của bão số 3, nhiều khu vực tại tỉnh Quảng Ninh chưa được cấp điện trở lại, một số gia đình đã dùng máy phát điện để phục vụ sinh hoạt. Theo đại diện Bệnh viện Bãi Cháy, bệnh viện tiếp nhận 6 bệnh nhân bị ngộ độc khí CO từ máy phát điện, trong đó hai người hôn mê, suy hô hấp, nguy kịch.
Việt Nam nỗ lực hạn chế tình trạng kháng kháng sinh

Việt Nam nỗ lực hạn chế tình trạng kháng kháng sinh

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đề kháng kháng sinh là một trong những nguy cơ lớn nhất đối với sức khỏe con người. Tại Việt Nam, tình trạng này cũng đang gia tăng nhanh chóng, đề ra yêu cầu phải có nhiều nỗ lực hạn chế kháng kháng sinh.
Vẫn bất an với an toàn thực phẩm tại các chợ truyền thống

Vẫn bất an với an toàn thực phẩm tại các chợ truyền thống

Nguồn cung cấp thực phẩm, rau củ quả cho phần lớn người dân trên địa bàn TP Hà Nội hiện vẫn từ các chợ dân sinh trên địa bàn. Đáng nói, phần lớn hàng hóa tại các chợ dân sinh vẫn tự cung, tự cấp, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, gây khó khăn cho các ngành chức năng trong kiểm soát chất lượng, vệ sinh, an toàn thực phẩm cũng như lo ngại về ATTP cho sức khỏe người tiêu dùng.
Phần lớn người mắc bệnh gan nhiễm mỡ ở Việt Nam là phụ nữ

Phần lớn người mắc bệnh gan nhiễm mỡ ở Việt Nam là phụ nữ

Khoảng 50-60% dân số Việt Nam bị gan nhiễm mỡ, tỷ lệ người mắc đang ngày càng tăng do thói quen lối sống của người Việt. Trong đó, phần lớn người mắc bệnh là phụ nữ.
Mặt nạ gạo –  lựa chọn hàng đầu để có làn da trong suốt như gái Hàn

Mặt nạ gạo – lựa chọn hàng đầu để có làn da trong suốt như gái Hàn

Gạo không chỉ là một loại thực phẩm quen thuộc mà còn được coi là "thần dược" trong việc chăm sóc và làm đẹp cho làn da. Việc sử dụng bột gạo đúng cách sẽ giúp bạn có được làn da mịn màng, trắng sáng và khỏe mạnh.
Khuyến cáo những việc cần làm trước, trong và sau bão

Khuyến cáo những việc cần làm trước, trong và sau bão

Trước mức độ nguy hiểm của bão, Ban Chỉ đạo Quốc gia về Phòng, chống thiên tai đã đưa ra một số khuyến cáo an toàn.
Hà Nội dừng toàn bộ tàu điện, xe buýt để tránh bão Yagi

Hà Nội dừng toàn bộ tàu điện, xe buýt để tránh bão Yagi

2 tuyến tàu điện trên cao tại Hà Nội và các tuyến xe buýt đã dừng chạy để đảm bảo an toàn trước bão Yagi (bão số 3).
Phát hiện cơ sở sản xuất bánh Trung thu không đảm bảo vệ sinh thực phẩm tại Vĩnh Phúc

Phát hiện cơ sở sản xuất bánh Trung thu không đảm bảo vệ sinh thực phẩm tại Vĩnh Phúc

Vừa qua, Đội trưởng Đội QLTT số 1 đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Hộ kinh doanh Nguyễn Văn Lập - chủ cơ sở sản xuất bánh kẹo Hương Lập với số tiền gần 15 triệu đồng do sản xuất bánh Trung thu không bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế trong bão số 3

Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế trong bão số 3

Để góp phần phòng chống dịch bệnh bảo vệ sức khỏe nhân dân trong mưa lũ, Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế) đã có hướng dẫn về việc đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế trong mùa mưa lũ.
Siêu bão Yagi mạnh nhất 30 năm, người dân tuyệt đối không ra ngoài lúc mưa to, gió lớn

Siêu bão Yagi mạnh nhất 30 năm, người dân tuyệt đối không ra ngoài lúc mưa to, gió lớn

Lúc 15h, tâm bão trên vùng biển đông bắc đảo Hải Nam, sức gió mạnh nhất 201km/h, cấp 16 siêu bão, giật trên cấp 17 và đang theo hướng tây tây bắc với tốc độ 15-20km/h. Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, cho biết Yagi là siêu bão có cường độ mạnh nhất trong khoảng 30 năm gần đây hoạt động trên Biển Đông.
Người dân dễ dàng tiếp cận dịch vụ tiêm chủng với chi phí "dễ thở" tại FPT Long Châu

Người dân dễ dàng tiếp cận dịch vụ tiêm chủng với chi phí "dễ thở" tại FPT Long Châu

Yếu tố "giá tốt" tại tiêm chủng Long Châu là tổ hợp những nỗ lực để cùng đồng hành thúc đẩy về y tế dự phòng, mang các sản phẩm vắc xin giá tốt phục vụ nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe người dân Việt Nam.
Bóng bàn CAND - T&T về nhất toàn đoàn với 14 huy chương vàng giải trẻ quốc gia

Bóng bàn CAND - T&T về nhất toàn đoàn với 14 huy chương vàng giải trẻ quốc gia

Tại Giải bóng bàn các cây vợt xuất sắc trẻ, thiếu niên, nhi đồng quốc gia năm 2024 vừa kết thúc tại Cao Bằng, CLB Bóng bàn CAND – T&T đã giành ngôi vị nhất toàn đoàn.
Hàng loạt học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên nhập viện không rõ nguyên nhân, có ca tử vong

Hàng loạt học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên nhập viện không rõ nguyên nhân, có ca tử vong

Theo thông tin từ ngành y tỉnh Thái Nguyên, trong kỳ nghỉ lễ 2/9 vừa qua, tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Thái Nguyên ghi nhận 14 học sinh sống tại ký túc xá trường phải nhập viện. Các em học sinh có triệu chứng sốt chưa rõ nguyên nhân, trong đó 1 trường hợp đã tử vong.
Bão số 3 Yagi tăng cấp liên tục, sẽ đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh nào?

Bão số 3 Yagi tăng cấp liên tục, sẽ đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh nào?

Bão số 3 sau khi vào Biển Đông đã tăng 4 cấp, đang mạnh cấp 12, giật cấp 14 và có thể mạnh cấp 15, giật trên cấp 17, biển động dữ dội, sóng biển cao 7 - 9 m. Dự kiến bão đổ bộ và ảnh hưởng trực tiếp tới các tỉnh Bắc Bộ.
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ứng phó bão số 3

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 86/CĐ-TTg ngày 3/9/2024 chỉ đạo các bộ ngành, địa phương khẩn trương triển khai ứng phó bão số 3 năm 2024.
Long Châu ra mắt dịch vụ vaccine ‘Mua trọn gói - trả từng phần’

Long Châu ra mắt dịch vụ vaccine ‘Mua trọn gói - trả từng phần’

Với mong muốn góp phần giúp đỡ các gia đình có con nhỏ giảm nhẹ gánh nặng chi phí tiêm chủng, đồng thời nâng cao tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ và đúng hạn cho người dân tại Việt Nam, Tiêm chủng Long Châu cho ra mắt dịch vụ “Mua trọn gói - Trả từng phần” với nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động