Review du lịch Yên Bái: “Săn mây, cưỡi gió” trên đỉnh Tà Chì Nhù

Tà Chì Nhù được mệnh danh là vương quốc cho những hành trình đi săn mây, bởi tầm nhìn nơi đây luôn được “rừng mây” phủ kín. Với phong cảnh đẹp cùng những mảng mây trắng bồng bềnh, Tà Chì Nhù là một điểm đến rất tuyệt. Chỉ có điều, con đường để chinh phục đỉnh núi này không hề đơn giản với địa hình Yên Bái nhiều núi đá, con đường lên đỉnh núi dựng đứng và trải dài như vô tận.
Vẻ đẹp yên bình của bản Lìm Mông Ghé thăm xã Tú Lệ - Một nét thanh bình của vùng núi Tây Bắc Làng văn hóa Ngòi Tu - Vẻ đẹp từ bản sắc văn hóa dân tộc
Cảm giác thật hạnh phúc khi được chạm tay vào chóp Tà Chì Nhù.
Cảm giác thật hạnh phúc khi được chạm tay vào chóp Tà Chì Nhù.

Đôi nét về Tà Chì Nhù

Tà Chì Nhù là tên gọi của một đỉnh núi thuộc khối núi Pú Luông của dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Tà Chì Nhù có độ cao 2.979m thuộc địa phận huyện Trạm Tấu, Yên Bái.

Tà Chì Nhù còn gọi là Phu Song Sung theo cách gọi của dân tộc Thái hay Chung Chua Nhà theo cách gọi của người H’mông. Địa hình của ngọn núi khá phức tạp với nhiều dốc cao, một số đoạn gần như dựng đứng. Khí hậu trên núi vô cùng khắc nghiệt, gió mạnh khiến cho quãng đường chinh phục đỉnh núi tương đối vất vả và nhiêu hiểm nguy rình rập.

“Săn mây, cưỡi gió” trên đỉnh Tà Chì Nhù
Bình minh trên đỉnh Tà Chì Nhù

Tuy nguy hiểm và vất vả là thế, nhưng Tà Chì Nhù lại là một trong những địa điểm được du khách ưa mạo hiểm rất thích. Khi đến chinh phục đỉnh núi Tà Chì Nhù du khách sẽ có cảm giác như được “cưỡi gió – săn mây” và du khách săn cho mình những bức ảnh tuyệt đẹp.

Nên leo Tà Chì Nhù vào thời gian nào?

“Săn mây, cưỡi gió” trên đỉnh Tà Chì Nhù
Nên leo Tà Chì Nhù vào mùa khô để có cơ hội săn mây

Thời tiết ở Tà Chì Nhù cũng có 4 mùa giống như ở các tỉnh miền Bắc: Xuân, hạ, thu, đông. Tuy nhiên, để giúp du khách có một chuyến đi trọn vẹn nhất, dưới đây là một số gợi ý thời điểm lý tưởng nhất để đi Tà Chì Nhù.

Thời điểm lý tưởng nhất để du khách chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù chính là từ tháng 11 đến tháng 3 hàng năm. Đặc biệt là vào những ngày nắng đông hoặc đầu xuân, lúc này thời tiết tương đối khô ráo, sẽ hơi lạnh nhưng ít mưa và có thể săn được mây.

“Săn mây, cưỡi gió” trên đỉnh Tà Chì Nhù

Ngoài ra, nếu du khách muốn săn hoa đỗ quyên nở du khách hãy đi Tà Chì Nhù vào khoảng giữa mùa xuân.

Mùa hè là thời điểm nắng nóng, leo núi mùa này sẽ rất mất sức. Thời điểm này cũng hay gặp mưa, càng lên cao thì lại càng gặp nhiều sương mù. Ngoài việc leo mùa này sẽ vô cùng vắng vẻ, còn lại không có yếu tố gì thuận lợi lắm.

Lưu ý: Từ tháng 5 đến tháng 8 là thời điểm mùa mưa nên việc di chuyển, leo núi Tà Chì Nhù thường khá khó khăn và nguy hiểm. Chính vì vậy, du khách không nên đi vào thời điểm từ tháng 5 đến tháng 8.

Hướng dẫn di chuyển từ Hà Nội đến Tà Chì Nhù

Review du lịch Yên Bái: “Săn mây, cưỡi gió” trên đỉnh Tà Chì Nhù

Từ Hà Nội để di chuyển đến Tà Chì Nhu du khách có thể di chuyển bằng nhiều loại hình phương tiện như: Xe máy, ô tô tự lái, xe khách,…. Từ Hà Nội để đến Tà Chì Nhù du khách sẽ phải di chuyển theo một lộ trình không mấy đơn giản. Dưới đây là hướng dẫn di chuyển đến Tà Chì Nhù du khách có thể tham khảo:

Phương tiện công cộng

10
Di chuyển đến Tà Chì Nhù bằng xe khách

Buổi sáng từ bến xe Mỹ Đình có một vài chuyến xe đi Nghĩa Lộ cho du khách lựa chọn, Nhưng nếu du khách đi vào buổi tối sẽ có thêm lựa chọn xe giường nằm, có một số tuyến xe đi Lai Châu có đi ngang qua đây.

Nếu du khách đi theo nhóm đông người, có thể đi xe giường nằm buổi tối đến Nghĩa Lộ, ngủ lại tại đây rồi sáng hôm sau thuê một chuyến taxi vào Trạm Tấu và bắt đầu hành trình chinh phục đỉnh phù Chì Nhù. Các hãng xe Hà Nội đi Yên Bái như Thanh Lan, Việt Phương, Hải Phượng,.. Thời gian đi khoảng từ 3-4 tiếng. Giá từ 100.000 VNĐ – 120.000 VNĐ/ người/ lượt.

Phương tiện cá nhân

Review du lịch Yên Bái: “Săn mây, cưỡi gió” trên đỉnh Tà Chì Nhù
"Phượt Tà Chì Nhù bằng xe máy

Nếu di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô tự lái thì du khách có thể lựa chọn xuất phát theo tuyến đường 32 hoặc đường Đại Lộ Thăng Long. Sau khi tới khu vực Sơn Tây thì rẽ theo hướng đi cầu Trung Hà và thẳng tiến lên Nghĩa Lộ, đây là khu vực trung tâm của phía Tây tỉnh Yên Bái.

Từ Nghĩa Lộ còn khoảng hơn 30km nữa vào đến Trạm Tấu, tuyến đường khá nhỏ và nhiều cua dốc, khi đi du khách chú ý cẩn thận nhé.

“Săn mây, cưỡi gió” trên đỉnh Tà Chì Nhù
2

Tới cầu đầu tiên ngay trước khi vào thị trấn Trạm Tấu, du khách rẽ phải đi theo tuyến đường này. Cứ đi sẽ có biển hướng dẫn (hoặc hỏi người dân) đường vào khu Mỏ Chì, đây sẽ là điểm bắt đầu hành trình chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù của du khách.

Chặng đường từ Trạm Tấu vào Mỏ Chì này khá xấu, nếu đi ô tô chỉ có xe gầm cao (tốt nhất là bán tải) mới có thể vào được sát chân mỏ để dỡ đồ và thả người xuống. Trước kia du khách có thể gửi xe trong mỏ luôn nhưng hiện giờ bên mỏ họ không mở cửa và cũng không nhận trông xe nên du khách sẽ phải gửi xe ở ngoài nhà dân, cách cổng khoảng 2km.

Hướng dẫn chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù

11
Những con dốc cao xuất hiện ngay từ đoạn đầu tiên khiến không ít người khỏi ngán ngẩm

Về cơ bản đường leo Tà Chì Nhù gần như chỉ có một đường mòn độc đạo, không có quá nhiều ngã rẽ nên du khách sẽ không sợ bị lạc đường. Nếu trong đoàn đã từng có người leo rồi, du khách hoàn toàn có thể tự đi mà không cần sự hỗ trợ từ người dân địa phương. Nhưng nếu leo lần đầu, du khách nên thuê người hướng dẫn để được hỗ trợ và sẽ đảm bảo an toàn hơn trong quá trình du khách chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù. Dưới là hàng trình du khách phải vượt qua để chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù.

Từ Nghĩa Lộ đến Trạm Tấu: Từ Nghĩa Lộ để di chuyển vào Trạm Tấu du khách sẽ phải đi thêm quãng đường khoảng chừng 30km. Chú ý: Đường đi đoạn này khá nhỏ và đường xấu nên cần cẩn thận tay lái của mình nhé!

“Săn mây, cưỡi gió” trên đỉnh Tà Chì Nhù
Cùng nhau lên đỉnh Tà Chì Nhù – Ảnh: Smiley Phuong

Từ Trạm Tấu đến Mỏ Chì: Quãng đường từ Trạm Tấu vào Mỏ Chì mất khoảng 15km. Sau khi vào thị trấn Trạm Tấu du khách sẽ thấy có một cây cầu đầu tiên. Lúc này hãy rẽ phải sau đó tiếp tục đi thẳng sẽ thấy có biển chỉ dẫn đường vào Mỏ Chì (nếu không thì du khách có thể hỏi người dân). Từ đây sẽ là điểm bắt đầu hành trình di chuyển leo núi Tà Chì Nhù.

Ở 3 - 4 km cuối cùng, đường đi bắt đầu có phần khó khăn hơn bởi 1 bên đường là suối với đá tảng lớn còn 1 bên là vách núi. Có những đoạn đường du khách sẽ phải lội qua suối. Tuy mực nước tại đây chỉ khoảng 20km nhưng khá trơn trượt nên du khách cần cẩn thận hơn nhé!

Hướng dẫn đường leo núi Tà Chì Nhù Yên Bái

“Săn mây, cưỡi gió” trên đỉnh Tà Chì Nhù
Đường lên Tà Chì Nhù

Để có thể chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù du khách sẽ phải trải qua quãng đường khoảng chừng 17-18km. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cũng như có thể chiêm ngưỡng và tận hưởng hết khung cảnh của núi rừng thiên nhiên thì du khách nên dành ra 3N2Đ khám phá đỉnh Phù Chì Nhù.

Từ Mỏ Chì đến lán nghỉ 2400m

“Săn mây, cưỡi gió” trên đỉnh Tà Chì Nhù
Ngắm khung cảnh tuyệt đẹp trên đường chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù

Sau khi tới Mò Chì du khách sẽ được các anh Porter hướng dẫn chỉ đường đi theo lối tắt với con đường mòn ở ngay bên cạnh cổng vào Mỏ Chì. (Vì từ cuối năm 2019 bên Mỏ Chì đã không cho phép đi nhờ qua cổng).

Từ phía cổng này du khách sẽ phải di chuyển với quãng đường dài gần 1km khá nhẹ nhàng bởi chủ yếu là đường bê tông, sau đó mới đến với đoạn dốc đầu tiên. Đoạn dốc bắt đầu này rất cao và dốc đứng nên du khách cần phải cẩn thận. Đừng quên uống nước liên tục để tránh bị mất nước nhé!

“Săn mây, cưỡi gió” trên đỉnh Tà Chì Nhù
Đây là đỉnh núi thú vị cho những người mê du lịch khám phá và trekking với vẻ đẹp của mây ngàn, gió núi

Sau khi đi qua con dốc đầu tiên du khách sẽ tiếp tục đi tiếp trên con đường mòn và không quá khó khăn đâu nhé! Tuy nhiên, hành trình tới đỉnh núi còn khá dài và gian nan đang chờ đón du khách ở phía trước. Sau khoảng chừng 2 giờ đồng hồ leo núi du khách sẽ bắt gặp một dòng suối. Hãy tranh thủ dừng chân nghỉ ngơi tại đây.

Sau khi đã vượt qua 2 con dốc và đỉnh núi Chung Dê Hô du khách sẽ được khám phá cánh rừng nguyên sinh với hệ thực vật vô cùng đa dạng và phong phú. Đặc biệt, nếu như du khách ghé tới vào dịp đầu tháng 11 còn được chiêm ngưỡng khung cảnh những bãi hoa tím đẹp tựa cánh đồng hoa Lavender của Châu Âu.

“Săn mây, cưỡi gió” trên đỉnh Tà Chì Nhù
Biển mây Tà Chì Nhù

Sau đó tiếp tục di chuyển đến đoạn dốc 3 cây. Thực sự ở đoạn đường này vô cùng nguy hiểm bởi gió rít giật rất mạnh, đường dốc thẳng đứng nên với nhưng ai chưa có nhiều kinh nghiệm cần phải vô cùng cẩn thận.

Qua đoạn dốc 3 cây du khách sẽ phải đi trekking theo dọc sườn núi khá dài. Nếu như leo từ tầm trưa thì khi đến đoạn này cũng là lúc chiều tối rồi. Du khách đừng quên chuẩn bị thêm đèn pin và các thành viên nên đi bám sát với nhau để không bị lạc trong rừng vào buổi tối.

“Săn mây, cưỡi gió” trên đỉnh Tà Chì Nhù

Cuối cùng thì cũng đến được với lán nghỉ 2400. Đây là lán được dựng bằng gỗ và khá chắc chắn nên du khách hoàn toàn có thể yên tâm khi nghỉ qua đêm trong lán. Nếu như ngày du khách đi điều kiện thời tiết thuận lợi thì có thể dựng lều cắm trại ở ngoài trời cũng rất thú vị. Tại đây, porter sẽ nấu nướng và cả nhóm ăn tối xong sẽ nghỉ ngơi trong lán.

Từ lán nghỉ 2400m đến đỉnh Tà Chì Nhù

“Săn mây, cưỡi gió” trên đỉnh Tà Chì Nhù

Từ lán nghỉ để đi đến đỉnh Tà Chì Nhù du khách sẽ phải đi với quãng đường khoảng chừng 3km. Tuy không phải quá dài thế nhưng để vượt qua đoạn đường này du khách cũng phải mất từ 2-3 giờ đồng hồ.

Khác với cung đường đến lán nghỉ 2400, đường lên đỉnh núi chủ yếu là đồi núi và rất ít cây cối. Nếu như du khách đi vào những hôm trời nắng thì sẽ cảm thấy khá mệt nhọc. Đừng quên để lại đồ ở lán nghỉ để giúp cho việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn. Du khách chỉ cần mang theo nước uống và đồ ăn nhẹ là được.

“Săn mây, cưỡi gió” trên đỉnh Tà Chì Nhù

Quãng đường này du khách sẽ không cần phải leo trèo quá nhiều. Địa hình cũng không có những đoạn dốc thẳng đứng nữa. Sau khi chinh phục được đỉnh Tà Chì Nhù chắc chắn du khách sẽ phải choáng ngợp trước một không gian núi rừng tuyệt đẹp. Thời điểm lý tưởng nhất để ghé tới đây có lẽ chính là lúc sáng sớm để kịp ngắm bình minh cũng như săn mây.

Từ đỉnh núi du khách sẽ được chiêm ngưỡng một khung cảnh tuyệt đẹp với biển mây phía trước mặt. Xa xa là những dãy núi trùng điệp. Quả thực đã tới đây thì du khách sẽ thấy bao nhiêu khó khăn vất vả đều sẽ được tan biến hết.

Tà Chì Nhù có gì hấp dẫn?

“Săn mây, cưỡi gió” trên đỉnh Tà Chì Nhù
Từ đỉnh núi du khách sẽ được chiêm ngưỡng một khung cảnh tuyệt đẹp với biển mây phía trước mặt.

Tà Chí Nhù không chỉ nổi tiếng vì nằm trong danh sách top những đỉnh núi cao nhất Việt Nam mà nơi đây còn sở hữu vẻ đẹp thơ mộng đặc trưng của núi rừng Tây Bắc để du khách khám phá. Nếu như còn đang không biết Tà Chì Nhù có gì hấp dẫn đến vậy thì hãy tham khảo những thông tin bên dưới đây nhé!

Chiêm ngưỡng sắc hoa tím Chi Pâu

12

Một trong những “đặc sản” của núi rừng ở đỉnh Tà Chì Nhù chính là loài hoa Chi Pâu mang sắc tím đặc trưng. Vào khoảng từ cuối tháng 10 đầu tháng 11 khi ghé tới Tà Chì Nhù du khách sẽ phải choáng ngợp trước khung cảnh những ngọn đồi chìm trong sắc tím vô cùng thơ mộng.

Loài hoa này tuy không có một cái tên chính thức nào nhưng người H’mông đã đặt tên cho chúng là Chi Pâu (trong tiếng H’mông, Chi Pâu có nghĩa là “không biết”). Hoa Chi Pâu không đậm sắc nét như hoa Oải Hương mà chúng được điểm thêm chút màu trắng tinh khôi. Tất cả như toát lên một vẻ đẹp vô cùng lãng mạn.

Săn mây trên đỉnh Tà Chì Nhù

Biển mây hùng vĩ trên đỉnh Tà Chì Nhù.
Biển mây hùng vĩ trên đỉnh Tà Chì Nhù.

Sau khi trải qua quãng đường có phần khó khăn và trắc trở du khách sẽ đến được với đỉnh Tà Chì Nhù. Đặc biệt, đứng trên đỉnh đồi du khách có thể hòa mình cùng với những tầng mây đang trôi bồng bềnh. Những áng mây nhẹ nhàng, lờ lững trôi nhẹ giống như một dải lụa êm ái và thả trôi.

Hòa vào đó là những dãy núi lấp ló phía xa xa. Khi đặt chân tới đây chắc chắn du khách sẽ cảm thấy vô cùng thích thú, xua tan đi hết biết bao khó khăn và mệt nhọc của cuộc sống hàng ngày.

Ngủ ở đâu trong quá trình chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù?

17

Ngủ lán: Trước kia chưa có lán nghỉ thì hầu hết các đoàn đều phải mang theo lều và túi ngủ để có thể nghỉ lại qua đêm. Tuy nhiên từ 11/2018 thì một khu lán nhỏ với chăn chiếu đầy đủ đã được dựng lên ở đây để du khách có thể ngủ đêm. Toàn bộ lán chứa được khoảng 30-40 người cùng lúc. Có khu vực nấu ăn cũng như bàn ăn ngoài trời để du khách chủ động nấu nướng.

Du khách nên chuẩn bị sẵn lều để cắm trại ở Tà Chì Nhù
Du khách nên chuẩn bị sẵn lều để cắm trại ở Tà Chì Nhù

Ngủ lều: Nếu không thích ngủ lán hoặc đi vào mùa đông quá hết chỗ ngủ, du khách hoàn toàn có thể dựng lều. Có điều trên này gió khá to, du khách chú ý tìm những khoảng trống đủ rộng nhưng khuất gió nhé. Mà dựng lều cũng chỉ nên phù hợp với mùa khô thôi, mùa mưa khá vất vả nên du khách cần cân nhắc.

Chinh phục đỉnh Tà Chì Nhù cần chuẩn bị những gì?

“Săn mây, cưỡi gió” trên đỉnh Tà Chì Nhù
Khi đến chinh phục đỉnh núi Tà Chì Nhù du khách sẽ có cảm giác như được “cưỡi gió – săn mây”

Trước khi đi ít nhất 2 tuần, du khách cần lên lịch trình cụ thể cho chuyến đi, chuẩn bị những nhu yếu phẩm cần thiết, và lên kế hoạch rèn luyện thể lực. Đối với cung leo núi Tà Chì Nhù, ngoài những đồ dùng cá nhân, bạn phải tự chuẩn bị cả lều và túi ngủ mang theo. Tuy nhiên, du khách nên liên hệ trước với những người dân bản địa để nhờ họ dẫn đường và chuẩn bị một số đồ ăn.

Khác với một số đỉnh núi cũng thuộc dãy Hoàng Liên Sơn như Fansipan (Lào Cai), Pu Ta Leng (Lai Châu)…, con đường độc đạo lên đỉnh Tà Chì Nhù phải qua nhiều con dốc, đi phía trên những tán cây nên người leo phải hết sức cẩn thận, cố gắng điều hòa nhịp thở, và bám sát cả đoàn trong suốt hành trình. Tốt nhất, du khách nên xem trước dự báo thời tiết, để tránh gặp phải tình trạng trơn trượt, sạt lở khi đi vào những ngày mưa gió.

“Săn mây, cưỡi gió” trên đỉnh Tà Chì Nhù
Khung cảnh trên đỉnh Tà Chì Nhù

Bù lại những khó khăn trên, nếu đi vào những ngày đẹp trời, du khách sẽ có cơ hội được ngắm nhìn những cánh rừng trải dài trong nắng chiều, dải ngân hà đêm ngay trên đầu ngập tràn ánh sao ở điểm nghỉ chân cắm trại, và một biển mây khi lên đỉnh vào buổi sáng sớm. Chắc hẳn, đó sẽ là trải nghiệm không thể nào quên trong những chuyến hành trình của tuổi trẻ.

Một vài loại thuốc cơ bản như đau bụng, giảm đau, hạ sốt, cảm cúm, nước rửa tay khô, thuốc xịt côn trùng… cái này mang chung cho cả đoàn là được rồi.

Áo ấm, nếu leo mùa hè thì mang theo 1 cái áo phao siêu nhẹ để mặc buổi chiều và tối, áo kiểu này còn dễ gấp gọn lại. Nếu leo mùa đông thì tùy tình hình thời tiết ở thời điểm đi mà du khách mang theo số quần áo rét phù hợp (nhưng nên mặc theo kiểu nhiều lớp để tháo ra cho dễ).

“Săn mây, cưỡi gió” trên đỉnh Tà Chì Nhù
Những vật dụng cần chuẩn bị

Một bộ quần áo mưa nếu đi vào mùa mưa; Các loại quần chống nước có thể tiện khi trời mưa nhưng thường sẽ gây nóng bức trong quá trình leo.

01 bộ quần áo thật thoải mái để mặc khi đi trek, nếu đi vào mùa mưa thì nên mang theo loại quần nhanh khô.

2-3 bộ quần áo mỏng để thay, số lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ sạch sẽ và khả năng chịu bẩn của bạn.

Áo dài tay hoặc tấm bọc để che nắng cho cánh tay, nếu không sẽ rát lắm.

Một khăn mỏng, du khách có thể quàng cổ hay dùng làm làm chăn đắ cũng được.

Một đôi găng tay dài chống nắng hở ngón.

Một khăn ống cuốn làm mũ trùm tóc luôn.

“Săn mây, cưỡi gió” trên đỉnh Tà Chì Nhù
Hoa Chi Pâu toát lên một vẻ đẹp vô cùng lãng mạn.

01 đôi giầy chuyên leo núi, có độ bám tốt bởi đường đi có nhiều đoạn trơn trượt. Tuyệt đối đừng chủ quan ở khoản giầy vì việc đi chọn giày sẽ quyết định khá nhiều và ảnh hưởng trực tiếp trong chuyến đi.

Một đôi dép tổ ong thần thánh.

Bàn chải, kem đánh răng, các loại kem dưỡng da đang dùng phiên bản mini

Vài túi đựng rác khô, 1 túi đựng đồ ướt

Mũ rộng vành để che nắng và chắn cả gió thổi. Loại mũ này có thể mua ngay ở dưới trung tâm của Trạm Tấu.

Trên núi vẫn có sóng điện thoại và internet, nếu có nhu cầu sử dụng nhiều du khách nhớ mang theo pin dự phòng.

Mang đèn pin đeo trán để sử dụng khi chiều tối nếu vẫn chưa đến nơi, mang thêm đèn cắm trại để sử dụng ở chỗ nghỉ.

“Săn mây, cưỡi gió” trên đỉnh Tà Chì Nhù
Du khách sẽ phải choáng ngợp trước khung cảnh những ngọn đồi chìm trong sắc tím vô cùng thơ mộng.

Ngoài ra du khách nên mang theo một số lượng đồ khô để sử dụng bổ sung năng lượng trong suốt quá trình leo như: Lương khô; Sô cô la (mua các loại gói nhỏ thôi vì kiểu gì leo nóng cũng bị chảy nước, bóc ra từng gói và uống); Bánh gạo; Chuối; Một vài vỉ sữa đặc dùng trong trường hợp mệt quá, bổ sung đường cho nhanh

Nếu du khách có giày trekking xịn, chống thấm nước thì quá tuyệt vời. Nếu gấp quá chưa có giày thì cũng đừng lo, d khách không cần phải mua giày trek tiền triệu đâu. Cứ mua đôi giày bộ đội mà đi, cực kỳ bám đường đất. Sau đó lót 1 lớp đế mềm mà dày, rồi đi 2 tất. Vô cùng êm ái luôn!

Mang theo C sủi hoặc Oresol vị cam để pha vào nước uống trên đường đi.

“Săn mây, cưỡi gió” trên đỉnh Tà Chì Nhù
Vẻ đẹp nên thơ của đỉnh Tà Chì Nhù

Du khách nào thân nhiệt không chịu được lạnh thì mang theo áo khoác dày một chút hoặc tốt nhất chuẩn bị miếng dán giữ nhiệt.

Gậy, nhất định phải chuẩn bị 1 cái gậy. Đó là công cụ tuyệt vời giúp bạn lên, xuống dễ dàng hơn, đỡ mỏi, không bị trơn ngã. Có thể thuê gậy trek mang đi để không phải lên rừng chặt cây làm gậy.

Để tránh bị mưa ướt đồ hãy mang theo túi bọc balo chống mưa. Xếp quần áo, đồ đạc vào các túi nilon khóa zip hoặc túi chống thấm nước khác nhau. Nhớ phải tái sử dụng tất cả các túi chứ đừng xài loại một lần vứt đi bạn nhé.

Khám phá Thác Gò Lào - Điểm nhấn giữa đất trời Khám phá Thác Gò Lào - Điểm nhấn giữa đất trời
Kỳ thú dáng tiên nữ, tiên ông nơi động Tiên Phi Hòa Bình Kỳ thú dáng tiên nữ, tiên ông nơi động Tiên Phi Hòa Bình
Khám phá Ngũ động Bản Ôn – Nét đẹp hoang sơ hùng vĩ trên cao nguyên Mộc Châu Khám phá Ngũ động Bản Ôn – Nét đẹp hoang sơ hùng vĩ trên cao nguyên Mộc Châu
Mai Hương

Bài viết cùng chủ đề

Review du lịch Yên Bái

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vịt om hoa chuối – Hương vị đặc sản níu chân du khách ở Điện Biên

Vịt om hoa chuối – Hương vị đặc sản níu chân du khách ở Điện Biên

Không cầu kỳ hay hào nhoáng, vịt om hoa chuối vẫn khiến thực khách nhớ mãi bởi hương vị mộc mạc mà đậm đà của núi rừng Điện Biên.
Bánh tai Phú Thọ – món ăn sáng bình dị giữa lòng đất Tổ

Bánh tai Phú Thọ – món ăn sáng bình dị giữa lòng đất Tổ

Bánh tai là món ăn sáng dân dã của người Phú Thọ – tuy giản dị về hình thức nhưng lại khiến thực khách vấn vương bởi hương vị dẻo thơm, béo ngậy mà không ngán.
Bánh cuốn trứng – Đặc sản “ngon nhức nách” của xứ Lạng

Bánh cuốn trứng – Đặc sản “ngon nhức nách” của xứ Lạng

Không chỉ là món ăn sáng, bánh cuốn trứng Lạng Sơn còn là một món ăn đặc sản của người dân nơi đây và cũng là món ăn khiến du khách nhớ mãi không quên.
Bánh coóc mò – Hương vị truyền thống của người Tày, Nùng Thái Nguyên

Bánh coóc mò – Hương vị truyền thống của người Tày, Nùng Thái Nguyên

Bánh coóc mò là món ăn độc đáo của đồng bào Tày, Nùng ở Thái Nguyên, từ lâu đã trở thành phần không thể thiếu trong các dịp lễ mừng đầy tháng hay thôi nôi của trẻ em.
Đánh thức tiềm năng du lịch đêm Việt Nam

Đánh thức tiềm năng du lịch đêm Việt Nam

Dù sở hữu nhiều lợi thế tự nhiên và văn hóa, du lịch đêm tại Việt Nam vẫn thiếu sản phẩm đặc thù, đồng bộ và an toàn. Khi được đầu tư đúng hướng, đây có thể trở thành cú hích giúp kéo dài thời gian lưu trú và tăng chi tiêu của du khách.
Hoa kè nhồi thịt – hương vị độc đáo giữa núi rừng Tuyên Quang

Hoa kè nhồi thịt – hương vị độc đáo giữa núi rừng Tuyên Quang

Mộc mạc từ nguyên liệu đến hương vị, món hoa kè nhồi thịt của người Tày ở Tuyên Quang mang đến trải nghiệm ẩm thực khó quên với vị đắng nhẹ lúc đầu và hậu ngọt thanh lạ miệng.
Lạp sườn Cao Bằng – hương vị vùng cao níu chân du khách

Lạp sườn Cao Bằng – hương vị vùng cao níu chân du khách

Lạp sườn Cao Bằng là kết tinh của khí hậu, nguyên liệu bản địa và kỹ thuật hun khói truyền thống, tạo nên hương vị đậm đà khó quên.
Thanh Hóa: Cảng hàng không Thọ Xuân tăng cường kiểm soát sau sự cố thiết bị bay không người lái

Thanh Hóa: Cảng hàng không Thọ Xuân tăng cường kiểm soát sau sự cố thiết bị bay không người lái

Trước tình huống xuất hiện thiết bị bay không người lái tại khu vực Cảng hàng không Thọ Xuân (tỉnh Thanh Hóa), gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hàng không dân dụng, Cục Hàng không Việt Nam đã ban hành văn bản hỏa tốc yêu cầu các đơn vị liên quan tăng cường phối hợp kiểm soát, xử lý tình huống và đẩy mạnh tuyên truyền pháp luật nhằm bảo đảm tuyệt đối an toàn bay.
Lan tỏa hồn Việt qua sân khấu truyền thống

Lan tỏa hồn Việt qua sân khấu truyền thống

Trong làn sóng công nghệ và thị hiếu thay đổi chóng mặt, sân khấu truyền thống Việt Nam đang loay hoay giữa bảo tồn và thích nghi. Cần một chiến lược toàn diện để giúp nghệ thuật dân tộc không chỉ tồn tại mà còn phát triển bền vững.
Xôi xíu – Hương vị giản dị, tình quê đậm đà

Xôi xíu – Hương vị giản dị, tình quê đậm đà

Dẻo thơm nếp mới, đậm đà thịt, thêm chút hành phi giòn rụm. Món ăn xôi xíu giản dị níu lòng bao thế hệ, nhất là vào những sáng sớm se lạnh.
Từ tai nạn bay ở Ấn Độ, nhìn lại vai trò bảo hiểm du lịch

Từ tai nạn bay ở Ấn Độ, nhìn lại vai trò bảo hiểm du lịch

Vụ rơi máy bay tại Ấn Độ khiến hàng trăm người thiệt mạng không chỉ là lời cảnh báo về an toàn hàng không, mà còn đặt ra câu hỏi lớn: Liệu bảo hiểm du lịch đã thật sự được coi trọng đúng mức trong hành trình hiện đại?
Cơ hội mới cho du lịch hậu sáp nhập

Cơ hội mới cho du lịch hậu sáp nhập

Việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh không chỉ giúp tinh gọn bộ máy mà còn mở ra không gian phát triển chiến lược cho ngành du lịch. Đây là thời điểm để tái cấu trúc sản phẩm, nâng cao liên kết vùng và xây dựng bản sắc điểm đến bền vững.
Phú Thị – Làng bánh cuốn níu chân thực khách tại Hưng Yên

Phú Thị – Làng bánh cuốn níu chân thực khách tại Hưng Yên

Ẩm thực Hưng Yên có nhiều món ngon, nhưng bánh cuốn Phú Thị vẫn giữ vị trí đặc biệt nhờ lớp vỏ dày dặn, nhân thịt nóng hổi và nước chấm đậm đà.
Du lịch xanh lên ngôi: Cơ hội cho Việt Nam bứt phá

Du lịch xanh lên ngôi: Cơ hội cho Việt Nam bứt phá

Không chỉ thay đổi từ phía du khách, làn sóng du lịch bền vững đang thúc đẩy cả doanh nghiệp và chính sách vào một hành trình tái cấu trúc sâu sắc, nơi trải nghiệm không đơn thuần là tận hưởng, mà còn là sự kết nối và cống hiến cho cộng đồng bản địa.
Bánh mì cay Hải Phòng - Món ăn nhỏ mang hương vị lớn

Bánh mì cay Hải Phòng - Món ăn nhỏ mang hương vị lớn

Nhỏ gọn, giản dị nhưng đậm đà hương vị, bánh mì cay Hải Phòng từ lâu đã trở thành món ăn đường phố quen thuộc, gắn liền với đời sống ẩm thực của người dân nơi đây.
Siết kỷ luật, tăng hiệu lực quản lý di tích lịch sử – văn hóa

Siết kỷ luật, tăng hiệu lực quản lý di tích lịch sử – văn hóa

Trước thực trạng xâm hại di sản diễn biến phức tạp, Chính phủ yêu cầu các địa phương, bộ ngành liên quan khẩn trương rà soát, xử lý triệt để và nâng cao hiệu quả bảo vệ di tích, đảm bảo phát huy giá trị lâu dài của di sản văn hóa Việt Nam.
Sức hút mới của Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới

Sức hút mới của Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5 vượt mốc 1,53 triệu lượt, cao nhất trong một thập kỷ. Xu hướng tăng trưởng giữa mùa thấp điểm cho thấy sức hút ngày càng lớn của Việt Nam trên bản đồ du lịch toàn cầu, đặc biệt với du khách châu Âu.
Đến Bukit Jalil xem bóng, thưởng ngay 5 đặc sản trứ danh

Đến Bukit Jalil xem bóng, thưởng ngay 5 đặc sản trứ danh

Việt Nam và Malaysia tranh vé dự Asian Cup 2027 tại sân Bukit Jalil sôi động. Bên cạnh trận cầu hấp dẫn, đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức 5 đặc sản Malaysia độc đáo, mang đến trải nghiệm ẩm thực khó quên cho mọi fan bóng đá khi đến đây.
Đến Quảng Ninh, đừng quên chả rươi Đông Triều

Đến Quảng Ninh, đừng quên chả rươi Đông Triều

Chỉ xuất hiện trong một mùa ngắn ngủi, rươi Đông Triều (Quảng Ninh) được ví như “lộc trời” ban tặng. Từ ấy, người dân nơi đây đã tạo nên món chả rươi trứ danh.
Bảo tồn di sản, tạo nền cho du lịch cất cánh

Bảo tồn di sản, tạo nền cho du lịch cất cánh

Lào Cai – vùng đất nơi 25 dân tộc cùng chung sống, đang biến kho tàng văn hóa truyền thống thành nguồn lực phát triển bền vững, song hành với những nỗ lực không ngừng để bảo tồn và lan tỏa giá trị di sản trong đời sống hiện đại.
Ốc Phù Lưu – Hương vị dân dã giữa lòng Kinh Bắc

Ốc Phù Lưu – Hương vị dân dã giữa lòng Kinh Bắc

Từ một món ăn dân dã nơi làng quê Bắc Ninh, ốc Phù Lưu đã trở thành đặc sản nức tiếng, níu chân thực khách bởi hương vị thơm nồng, giòn dai và đậm đà bản sắc.
Từ đá tai mèo đến phố đi bộ: Sắc màu Tây Bắc hội tụ ở Lào Cai

Từ đá tai mèo đến phố đi bộ: Sắc màu Tây Bắc hội tụ ở Lào Cai

Hội chợ Du lịch Quốc tế Lào Cai 2025 không chỉ là ngày hội quảng bá du lịch mà còn mở ra kỳ vọng hợp tác quốc tế, lan tỏa hình ảnh du lịch xanh, bền vững và khẳng định vị thế Lào Cai như trung tâm du lịch trọng điểm của Tây Bắc.
Tiềm năng phát triển du lịch tàu biển Việt Nam

Tiềm năng phát triển du lịch tàu biển Việt Nam

Việt Nam sở hữu đường bờ biển dài, hệ thống đảo phong phú và nhiều cảng nước sâu thuận lợi, tạo tiền đề vững chắc để trở thành điểm đến hấp dẫn dành cho dòng khách tàu biển cao cấp đến từ các thị trường quốc tế lớn.
Hương thơm ngàn năm từ món chè kho Tứ Yên

Hương thơm ngàn năm từ món chè kho Tứ Yên

Mang trong mình dấu ấn hàng nghìn năm chống giặc Lương, chè kho Tứ Yên là món không thể thiếu trên mâm cỗ Tết người dân Vĩnh Phúc.
Dịch vụ thuê xe tự lái “lên ngôi” mùa cao điểm du lịch

Dịch vụ thuê xe tự lái “lên ngôi” mùa cao điểm du lịch

Mùa hè năm 2025 chứng kiến nhu cầu du lịch nội địa bùng nổ cùng với sự tăng mạnh của giá vé máy bay, tàu hỏa và xe khách. Áp lực chi phí leo thang khiến nhiều gia đình phải điều chỉnh kế hoạch đi lại, đồng thời thúc đẩy dịch vụ thuê xe tự lái phát triển mạnh mẽ.
Bắc Ninh đổi mới, bứt phá du lịch trong thời đại số

Bắc Ninh đổi mới, bứt phá du lịch trong thời đại số

Bắc Ninh đang nổi bật với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch văn hóa, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Tỉnh đa dạng hóa sản phẩm, bảo tồn di sản truyền thống và ứng dụng công nghệ số, tạo sức hút lớn cho du khách trong nước và quốc tế.
Lẩu mắm U Minh – “Bản giao hưởng” hương vị từ rừng ngập mặn Cà Mau

Lẩu mắm U Minh – “Bản giao hưởng” hương vị từ rừng ngập mặn Cà Mau

Sinh ra từ bùn lầy, nước mặn và rừng ngập mặn hoang sơ, món lẩu mắm U Minh mang trong mình cái hồn của miền Tây đất rừng phương Nam.
Du lịch hè 2025 bứt phá với xu hướng trải nghiệm mới

Du lịch hè 2025 bứt phá với xu hướng trải nghiệm mới

Mùa hè 2025 được dự báo ghi nhận dấu hiệu phục hồi tích cực của du lịch nội địa Việt Nam khi lượng khách và mức chi tiêu có xu hướng tăng. Du khách ngày càng ưu tiên trải nghiệm gắn kết gia đình và khám phá văn hóa đặc trưng địa phương.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động