Làng văn hóa Ngòi Tu - Vẻ đẹp từ bản sắc văn hóa dân tộc Top 10 homestay đẹp nhất định phải khám phá khi đến Yên Bái Top 10 nhà hàng, quán ăn ngon nhất ở Yên Bái |
Một góc thiên nhiên xã Tú Lệ đẹp đến ngỡ ngàng - Ảnh- Fxhfh Eyrndj |
Giới thiệu về xã Tú Lệ
Xã Tú Lệ một cái tên không hề xa lạ với những người yêu thích du lịch, thích khám phá những những cung đường du lịch Tây Bắc. Xưa kia xã Tú Lệ còn được gọi là bản Nậm Búng thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội khoảng 265km về phía Bắc. Xã Tú Lệ là nơi định cư và sinh sống của cộng đồng người H'mông và người Thái.
Xã Tú Lệ có độ cao khoảng 960m so với mực nước biển và những ngọn đồi dốc việc trồng những cánh đồng lúa như ở đồng bằng là điều dường như không thể. Do đó, những hộ dân địa phương đều canh tác và trồng lúa của họ trên những mảnh ruộng bậc thang, nhằm mục đích ngăn nước chảy vùng chân đồi và kết hợp với việc tận dụng nguồn nước mưa để trồng trọt và gieo cấy.
Vốn dĩ xã Tú Lệ là một thung lũng nằm giữa những ngọn núi cao, nên phía dưới chân núi là những mảnh ruộng bậc thang có “Màu xanh của lá, màu vàng từ lúa ngô, pha trộn cùng màu nâu từ đất”. Nếu lật lại lịch sử vào những năm tháng trước đây, thì những mảnh ruộng bậc thang lại là màu sắc của những cây Anh Túc “Xanh trên nụ nhưng lại trắng - đỏ - tím - vàng từ những bông hoa”.
Thời gian qua đi do những yếu tố gây hại từ cây Anh Túc nên những mảnh ruộng bậc thang đã được thay thế dần bởi những nương lúa ruộng ngô, khiến cuộc sống của người dân được ấm no hơn.
Cách di chuyển đến Xã Tú Lệ
Xe máy, ô tô
Nếu di chuyển bằng xe máy, ô tô du khách đi thẳng theo đường 32 qua Sơn Tây, qua cầu Trung Hà tiếp đến Thanh Sơn (Phú Thọ), rồi Thu Cúc, Nghĩa Lộ rồi đến Tú Lệ. Tổng quãng đường khoảng 300km với cung đường khá hiểm trở và cũng khá vắng vẻ vì vậy du khách cần chuẩn bị kỹ càng đồ sửa xe, xăng dự trữ, đảm bảo sức khỏe và an toàn giao thông.
Du khách nên xuất phát từ Hà Nội từ sáng sớm, đảm bảo khoảng cách, vận tốc an toàn và trên đường đi có thể nghỉ ngơi làm nhiều chặng.
Xe khách
Nếu chọn xe khách từ Hà Nội buổi tối từ 19h30 đến bến xe Mỹ Đình hoặc Giáp Bát bắt xe đi Mù Cang Chải, buổi tối ngủ trên xe nên tốt nhất là du khách đi xe giường nằm cho thoải mái đỡ mệt, khoảng 2-3h sáng sẽ có mặt tại Thị trấn Mù Cang Chải giá vé từ 250.000 VNĐ/lượt.
Ngoài ra đa số các nhà xe chạy tuyến Hà Nội – Lai Châu xuất phát từ bến xe Mỹ Đình đều đi qua địa phận Tú Lệ (huyện Văn Chấn) và Thị trấn Mù Cang Chải nên du khách sẽ có nhiều sự lựa chọn về các hãng xe cũng như chất lượng xe.
Đến nơi du khách có thể lựa chọn phương án thuê xe máy để có thể tham quan cảnh đẹp quanh khu vực xã Tú Lệ, Thị trấn Mù Cang Chải và một số xã lân cận, các dịch vụ cho thuê xe máy du khách có thể liên hệ luôn với khách sạn nhà nghỉ mà bạn ở cho thuận tiện.
Nét đẹp của xã Tú Lệ
Ruộng bậc thang - Kiệt tác thiên nhiên vùng Tây Bắc |
Xã Tú Lệ là một điểm dừng chân trên hành trình đến với Mù Cang Chải. Tú Lệ luôn làm đắm say biết bao du khách với vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng. Đặc biệt khi dừng dân nghỉ đêm tại xã Tú Lệ du khách có thể ngắm nhìn những khung cảnh tuyệt đẹp khi vào những ngày trăng sáng cả vùng chìm đắm trong ánh trăng huyền ảo tạo nên khung cảnh hùng vĩ thơ mộng.
Vẻ đẹp thiên nhiên của những ruộng bậc thang xã Tú Lệ
Một thoáng yên bình, an nhiên ở cánh đồng lúa Tú Lệ. Ảnh: Đặng Tuấn Trung |
Ngay từ dốc ba tầng nơi bắt đầu địa giới của vùng, cao ngất trời mây bên vách đá chênh vênh, núi rừng hoang dại và đầy vẻ kiêu kỳ bí ẩn. Xã Tú Lệ đẹp từ những mảnh ruộng nằm lẻ loi trên sườn núi đá, những ngôi nhà nhỏ bằng gỗ cheo leo thoáng ẩn thoáng hiện giữa đỉnh trời. Đứng trên đèo Khau Phạ, sau cơn mưa những đám mây bay là là dưới chân ruộng tạo cho Tú Lệ một vẻ đẹp mê hoặc.
Tú Lệ trong ban mai rực rỡ |
Không khó hiểu khi nằm ở cửa ngõ để đến với Mù Cang Chải, xã Tú Lệ cùng với La Pán Tẩn, Dế Xu Phình trong mùa vàng ruộng bậc thang của tỉnh Yên Bái lại thu hút đông đảo khách du lịch đến vậy.
Nhưng Khác với những địa danh khác, những ruộng bậc thang của xã Tú Lệ cho cho du khách cảm giác "hiền hòa" hơn nhiều vì không nằm chênh vênh trên những quả đồi hay hun hút sâu trong thung lũng. Cũng là ruộng bậc thang nhưng ở Tú Lệ lại đem tới cảm giác gần gũi hơn, chỉ cần đưa tay ra đã chạm vào được sự kiều diễm của "nàng tiên" vùng Tây Bắc.
Xã Tú Lệ ngày mùa đổ ải. Ảnh: Hai Thinh |
Những ngày tháng 5, tháng 6, những ruộng bậc thang của xã Tú Lệ được khoác lên mình chiếc áo lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời. Tấm áo được dệt từ những khúc chỉ màu đỏ, màu xanh của những mái nhà, màu xanh của lúa, của cây cối, màu nâu, màu trắng sữa của những thửa ruộng mùa nước đổ. những ruộng bậc thang được may đan xen, hài hoá khiến chiếc áo hiện lên thật đẹp đẽ trên sàn diễn thiên nhiên.
Tú Lệ hút hồn du khách bởi vẻ đẹp nên thơ mùa lúa chín |
Vào mùa lúa chín khoảng tầm tháng 9, tháng 10, những ruộng bậc thang của xã Tú Lệ ánh lên một màu vàng tươi rực rỡ. Lúa chín vàng ươm rào rạt như những đợt sóng núi. Hương thơm từ cánh đồng ngào ngạt. Đến Tú Lệ mùa lúa chín, đứng trên đỉnh dốc Hai Bà Cháu, du khách có thể ngắm nhìn được toàn cảnh cánh đồng Tú Lệ. Cánh đồng Tú Lệ đẹp một vẻ đẹp mê hoặc. Cánh đồng vàng rực bao quanh những nếp nhà bình yên được ấp ôm bởi núi non và cây rừng.
Sinh họat của người bản địa
Khi đến xã tú Lệ du khách không chỉ được ngắm những thửa ruộng bậc thang, du khách còn được hòa đồng cùng nhịp sống với người dân để tìm hiểu hơn về con người của xã Tú Lệ. Nếu có nhã ý, du khách có thể ở lại dùng bữa cơm cùng với người dân bản, một mặt có thể hiểu sâu hơn về tập quán của dân bản địa, một mặt còn được lắng nghe về những câu chuyện truyền thuyết xa xưa.
Buổi sớm bình yên ở xã Tú Lệ. Ảnh: Fxhfh Eyrndj |
Sáng sớm tinh mơ, du khách có thể dậy thật sớm để ngắm bình minh bắt đầu xuất hiện sau những lũy tre, mặt trời từ sườn đồi lên trải ánh nắng vàng xuống thung lũng, những ánh nắng ban mai làm tan dần cái giá lạnh của màn đêm, của sương mù, sẽ làm tan biến hết những lo lắng băn khoăn trong trong tâm hồn, để tạo nên một cảm giác yên bình và yêu đời.
Ảnh: Quoc Tran Le Bao |
Vào buổi trưa, khi mặt trời đang dần đứng bóng, một chuyến dạo quanh chụp ảnh. Bên cạnh đó, du khách còn có thể nét sống sinh hoạt của người dân “Đó là những tiếng chày tiếng cối từ các gia đình làm cốm hay những đứa trẻ nhỏ mặt mũi đầy lem luốc nhưng lại nở từng nụ cười ngây thơ hiếu khách”.
Xã Tú Lệ mộng mơ khiến bao người lữ khách phương xa ngẩn ngơ, mê đắm. Ảnh: Fxhfh Eyrndj |
Khi màn đêm buông xuống, ánh trăng sáng vằng vặc rọi bóng thị trấn nhỏ. Ngồi trên lưng đồi, người ta có cảm giác như đang hẹn hò tâm tình với ánh trăng. Dưới những con suối nhỏ, bóng trăng in nghiêng, dạo lượn xung quanh như một chiếc thuyền. Con người trong khung cảnh này sẽ cảm nhận được đất trời như hoà làm một.
Bản sắc của xã Tú Lệ
Những thiếu nữ Thái xinh đẹp gây thương nhớ cho du khách thập phương |
Thung lũng Tú Lệ là vùng đất của người dân tộc Thái an cư lạc nghiệp. Ngoài lúa nếp tan, Tú Lệ còn được thiên nhiên ban tặng cho một món quà độc nhất vô nhị ít nơi khác có, đó là những dòng suối nước nóng bản Chao nức tiếng gần xa, thu hút cả những du khách quốc tế tới thăm để một lần được hòa mình vào làn nước ấm.
Những cô gái Thái vẫn nức tiếng xa gần về nét đẹp của mình, nước da trắng, khuôn mặt thanh tú, dáng người thon thả, yểu điệu. Nét đẹp của những cô gái Thái có lẽ bắt nguồn từ văn hoá “tắm tiên” bên suối.
Tắm tiên - một trong những phong tục độc đáo nhất của người Thái |
Cách xã Tú Lệ khoảng hơn 1km có dòng suối nước nóng tự nhiên quanh năm, cư dân địa phương thường đến đây trút bỏ xiêm y, thả hồn vào tự nhiên sau một ngày dài mệt mỏi. Nếu có dịp đến đây, du khách cũng hãy thử một lần trải nghiệm cảm giác này, nhưng nhớ là giữ khoảng cách và thái độ lịch sự trong khi tắm.
Trước đây, khi du lịch còn chưa phát triển, khi nghĩ đến Tú Lệ, nhiều người mê du lịch còn mặc định hình ảnh của thung lũng thần tiên này chính là các cô gái Thái tắm trần bên suối, một vẻ đẹp dung dị mà không hề dung tục, khiến ai đã đến một lần thì sẽ nhớ mãi.
Theo người dân tại xã Tú Lệ, "tắm tiên" là một tập quán văn hóa đặc sắc luôn được đồng bào Thái trân trọng và giữ gìn. Nước khoáng nóng chảy từ lòng đất lên được lưu giữ lại tại một bể bơi do người dân tự xây, để sau một ngày lao động cực nhọc, họ sẽ đắm mình ngay vào dòng nước, như một cách thư giãn và nạp lại năng lượng.
Người Thái cũng kể rằng, dòng suối khoáng luôn được ví như một phương thuốc thần kỳ có thể chữa bách bệnh. Người ốm ngâm mình xuống nước, hôm sau sẽ thấy tỉnh táo, nếu bị đau họng chỉ cần lấy nước buổi sáng tại suối uống sẽ khỏi, còn thôn nữ Thái tắm suối thường xuyên nên da dẻ luôn luôn trắng mịn.
Mặc dù được gọi là "tắm tiên" nhưng người Thái tắm suối khoáng rất văn minh, trai gái khi tắm luôn giữ khoảng cách. Đàn ông mặc quần đùi, phụ nữ quấn váy phủ khăn che ngực, xuống nước thì bỏ khăn để trần nửa trên. Đây cũng là yếu tố thể hiện tính đoàn kết cộng đồng và tinh thần hướng đến nét đẹp trong cuộc sống của người dân nơi đây.
Sự xuất hiện của những resort đẳng cấp như Le Champ Tú Lệ đã cho thấy, vùng đất này đang vươn mình trở thành điểm du lịch nghỉ dưỡng nổi bật giữa miền Tây Bắc |
Những năm gần đây, nhận được sự đầu tư của Tỉnh Yên Bái và các doanh nghiệp, Tú Lệ cũng ngày trở nên diễm lệ và thanh tú hơn. Đường xá được cải thiện, suối nước nóng được tận dụng hợp lý và trở thành điểm thu hút du khách gần xa, cảnh quan vì thế cũng trầm đẹp và hút mắt hơn bội phần.
Đáng chú ý nhất gần đây là sự xuất hiện của resort đẳng cấp mang tên Le Champ, mới được hoàn thiện ngay tại trung tâm xã Tú Lệ. Với vị thế lưng tựa núi, bao quanh bởi sóng lúa điệp trùng, khu nghỉ dưỡng này sở hữu đầy đủ tiện nghi và dịch vụ đẳng cấp, nổi bật giữa quang cảnh xanh tươi dưới chân đèo Khau Phạ, giúp không chỉ bạn trẻ mà cả du khách thập phương cũng có thêm trải nghiệm hoàn hảo hơn ở mảnh đất núi rừng kỳ bí này.
Đến xã Tú Lệ ăn gì?
Nét văn hóa của người dân tộc thiểu số nơi miền núi phía Bắc nói chung và của xã Tú Lệ nói riêng. Nhắc đến Tú Lệ, du khách không thể bỏ quên những món ăn đặc sản của người dân địa phương như cơm nếp, trâu gác bếp, lợn mán hay gà đồi,... Đặc biệt là gạo nếp ở xã Tú Lệ, du khách không chỉ được quan sát hay chiêm ngưỡng những cánh đồng ruộng bậc thang mà còn được thưởng thức hương vị qua món gạo nếp để có được những trải nghiệm trọn vẹn tại xã Tú Lệ.
Người Thái ở xã Tú Lệ thường kể rằng, xưa kia tổ tiên của họ khi đi khai hoang mở đất đã vô tình tìm thấy giống lúa nếp có bông to, hạt tròn và mùi thơm ngào ngạt. Thấy vậy, họ liền quyết định ở lại lập làng, lập bản rồi vỡ ruộng, nhân giống lúa để gieo trồng, từ đó tạo nên vùng Tú Lệ với văn hóa đặc sắc của người Thái ngày nay.
Thú vị hơn, giống lúa nếp tan nếu đem đi gieo trồng ở các vùng lân cận sẽ không thể cho ra hạt gạo hảo hạng sánh bằng Tú Lệ. Theo những nhà nghiên cứu, sự đặc biệt trên xuất phát từ những điều kiện tự nhiên như khí hậu, nguồn nước, thổ nhưỡng chỉ có ở vùng chân đèo Khau Phạ. Vậy nên từ bao đời nay, người dân nơi đây vẫn coi nếp dẻo, gạo thơm chính là thứ quà đặc biệt mà ông trời ban tặng cho họ.
Xôi ngũ sắc
Ngoài dùng để chế biến món cốm dẻo ngọt trứ danh, thứ gạo trắng thơm lạ thường còn dùng để nấu món xôi nếp mang hương vị bùi ngậy
Đến Tú Lệ không thể không thưởng thức xôi nếp nổi tiếng. Nếp Tú Lệ ăn với thịt lợn bản nướng hay thịt rang cháy cạnh đã trở thành món khoái khẩu của rất nhiều du khách đã may mắn một lần dừng chân chốn tại xã Tú Lệ.
Giữa khung cảnh trữ tình của Tú Lệ, du khách sẽ hạnh phúc biết bao khi tận hưởng cảm giác ngồi trên lưng đồi trong cơn gió se se buổi chiều tà, nhấm nháp vài xiên thịt lợn gác bếp giòn béo cùng nắm xôi ngũ sắc dẻo xuất xứ từ “vương quốc của những bông Lúa” Tú Lệ.
Cốm Tú Lệ
Để làm ra những hạt cốm còn giữ nguyên được hương vị đậm đà, thơm dịu đầy sức quyến rũ mang nét đặc trưng của vùng cao Yên Bái, khi làm cốm, bà con người dân tộc Thái nơi đây đã phải rất công phu. Khi lúa khum ngọn, hãy còn nguyên sữa thì cũng là lúc gặt đem về làm cốm. Lúa để làm cốm không được vò hay đập mà phải tuốt, sàng bỏ rơm và những hạt thóc lép, đem đãi qua nước rồi cho vào chảo rang. Bếp lò để rang cốm thường phải đắp xỉ than nhưng không đốt than mà dùng củi.
Giã cốm, công đoạn cuối cùng để cho ra những hạt cốm Tú Lệ thơm ngon. |
Chảo rang cốm thường bằng gang đúc, có như vậy từng hạt cốm khi rang xong sẽ không bị cháy mà mềm dẻo, thơm ngon. Cốm được rang trong lửa nhỏ, đảo liên tục sao cho nóng đều. Thóc rang xong, người làm cốm đợi nguội rồi cho từng mẻ vào cối giã. Thóc được giã đều và vừa tay khi thấy có trấu thì xúc ra xảy bỏ rồi lại giã tiếp.
Mỗi gói cốm trao tới du khách đều đậm hương núi rừng |
Tùy theo độ non của lúa khi gặt mà người giã cốm sẽ ước lượng, trung bình khoảng 10 lần giã là hoàn tất. Cốm thường được ăn cùng với chuối chín, trái hồng đỏ chín cây hoặc cũng có thể dùng để nấu cháo vịt, xôi nếp, chè, món cơm lam và nêm vào các món như: nem rám, tôm rán, thịt chiên, món cua suối rang muối, gà rừng nướng hay thịt sấy khô… Đây đều là những món ăn gợi nhớ gợi thương được rất nhiều du khách chọn lựa để thưởng thức khi có dịp tới thăm thung lũng Tú Lệ thân thương.