Quảng cáo lố sữa cho trẻ em, chuyên gia khuyến cáo gì?

Trước việc người nổi tiếng quảng cáo thực phẩm bổ sung, sữa lợi khuẩn cho trẻ trên mạng, các chuyên gia cho rằng, người tiêu dùng nên thận trọng trước những quảng cáo liên quan tới thực phẩm, đặc biệt là sản phẩm dành cho trẻ em.
Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục quảng cáo "lố" kẹo rau củ: Đừng để bị đánh lừa! Lùm xùm quảng cáo "lố" kẹo rau củ Kera: Những ông chủ đứng sau là ai? Người nổi tiếng quảng cáo lố thực phẩm, Bộ Y tế phát cảnh báo nóng

Vợ cầu thủ Quang Hải bị tố quảng cáo "lố"

Quảng cáo lố sữa cho trẻ em, chuyên gia khuyến cáo gì?

Thời gian gần đây, nhiều phụ huynh tỏ ra hoang mang, lo lắng khi một số người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật, “nổ” công dụng về nhiều sản phẩm dành cho trẻ em trên mạng xã hội. Trong số đó nhiều mẹ đã “bóc phốt” về một người nổi tiếng, quảng cáo sữa nước là thực phẩm bổ sung dành cho con nhỏ mới 8 tháng tuổi sử dụng.

Mới đây nhất, một bài đăng trên một trên group tên bí mật showbiz đã gây chú ý khi “tố” Chu Thanh Huyền - vợ của cầu thủ Quang Hải quảng cáo lố sản phẩm sữa dành cho trẻ em. Cụ thể, Chu Thanh Huyền đã đăng video giới thiệu một sản phẩm dành cho trẻ em được gọi là “sữa” từ Hàn Quốc, với công dụng giúp trẻ tăng khả năng hấp thụ và phát triển bụ bẫm hơn.

Trong video quảng cáo, Chu Thanh Huyền khẳng định đây là “dòng sữa mát đầu tiên đánh thẳng vào sự hấp thụ của bé”, đồng thời nhấn mạnh nếu trẻ thiếu loại sữa này, trẻ sẽ chậm phát triển và còi cọc. Cô cho biết, bản thân đã tìm hiểu kỹ sản phẩm trước khi chia sẻ.

Để chứng minh, cô đã đổ sản phẩm ra bát và cho con trai uống, khẳng định con trai đã sử dụng sản phẩm này trong một thời gian và tỏ ra rất thích. Tuy nhiên, nhiều người nhanh chóng phát hiện đoạn video có dấu hiệu cắt ghép, không rõ việc con trai cô có thực sự uống loại đồ uống này hay không. Đáng nói, bài đăng quảng cáo trên trang cá nhân của cô còn dẫn người xem đến một đường link bán sản phẩm trên một sàn thương mại điện tử. Theo thông tin trong phần mô tả của sản phẩm, sản phẩm này chỉ được khuyến cáo dùng cho trẻ từ 1 tuổi trở lên.

Trong khi đó, con trai của cô được sinh vào tháng 7/2024, đến nay mới được 8 tháng. Điều này khiến nhiều người cho rằng vợ Quang Hải quảng cáo bất chấp, đặc biệt với sản phẩm dành cho trẻ em. Bên cạnh đó, một số dân mạng chỉ ra loại đồ uống Chu Thanh Huyền quảng cáo không phải sữa mà chỉ là nước lợi khuẩn.

Chu Thanh Huyền trần tình về việc bị tố quảng cáo sai sự thật (ảnh chụp từ clip).
Chu Thanh Huyền trần tình về việc bị tố quảng cáo sai sự thật (ảnh chụp từ clip).

Trưa 14/3, Chu Thanh Huyền đã đăng tải clip trên trang cá nhân chia sẻ đã tiếp nhận được thông tin phản ánh trên mạng xã hội. Trong clip, vợ cầu thủ Quang Hải cũng xin lỗi vì không nói rõ những điều chia sẻ là quan điểm cá nhân. Cô nàng cũng khẳng định đã liên hệ với nhãn hàng để xác minh thông tin về độ tuổi sử dụng loại sữa này. Theo đó, trong ngày 14/3, nhãn hàng sẽ có buổi livestream để giải đáp thắc mắc của cộng đồng mạng.

Liên quan đến ồn ào trên, PGS.TS Nguyễn Trọng Hưng - Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) khẳng định KOL Chu Thanh Huyền lên mạng quảng cáo sản phẩm là sữa nước dành cho trẻ (8 tháng tuổi) là vi phạm Nghị định 100 của Chính phủ cấm quảng cáo sữa cho trẻ dưới 24 tháng tuổi.

Về nước lợi khuẩn, các chuyên gia cũng khuyến cáo cha mẹ cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sản phẩm, tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi cho con dùng. "Nếu các thành phần trong sản phẩm không hợp với với hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ hơn lứa tuổi khuyến cáo của nhà sản xuất có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc dị ứng", bác sĩ Hưng nói.

Với trẻ từ 6 tháng tuổi, phụ huynh nên áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng, đa dạng, phù hợp với lứa tuổi nhằm cung cấp đủ năng lượng, cân đối các chất sinh năng lượng (chất đạm, chất béo, chất bột đường) cùng các vitamin và khoáng chất khác. Hiện nay có nhiều người nổi tiếng trên mạng xã hội, có sức ảnh hưởng lớn với người tiêu dùng quảng cáo thái quá công dụng của sản phẩm, điển hình như kẹo rau Kera, kẹo việt quất. Các cơ quan quản lý cần siết chặt và có biện pháp xử lý kịp thời để đảm bảo sức khỏe người dùng, tránh tiền mất, tật mang.

Bác sĩ Hưng cho biết người tiêu dùng nên thận trọng trước những quảng cáo liên quan tới thực phẩm, đặc biệt là sản phẩm dành cho trẻ em. Trước khi mua, người dân cần biết rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như thành phần sản phẩm như thế nào, dùng đúng lứa tuổi của nhà sản xuất đưa ra trên bao bì. Trường hợp trẻ còi xương, nhẹ cân, biếng ăn, cha mẹ nên cho các bé đi khám tư vấn dinh dưỡng để bác sĩ phát hiện các thiếu hụt về vi chất dinh dưỡng, chỉ ra các thói quen chưa đúng thay vì đặt lòng tin vào các quảng cáo của người nổi tiếng trên mạng.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo điều quan trọng

Chuyên gia cảnh báo, người dân cần hết sức cảnh giác, bởi không phải ai mặc áo blouse quảng cáo cũng là bác sĩ được đào tạo bài bản.
Chuyên gia cảnh báo, người dân cần hết sức cảnh giác, bởi không phải ai mặc áo blouse quảng cáo cũng là bác sĩ được đào tạo bài bản.

Bác sĩ Hưng cũng cho rằng, bản thân ông rất bức xúc về việc thổi phồng công dụng qua những quảng cáo trên mạng xã hội, đồng thời ông đề xuất cơ quan quản lý nên làm chặt vấn đề này vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dùng, nhất là trẻ nhỏ. “Nhiều trường hợp bị ảnh hưởng sức khỏe khi dùng sản phẩm quảng cáo trên mạng xã hội, nhưng khi tìm lại địa chỉ để phản ánh thì họ đã biến mất. Như vậy, người tiêu dùng vừa mất tiền, vừa ảnh hưởng sức khỏe mà chẳng biết kêu ai”, ông Hưng cảnh báo.

Với sự việc người nổi tiếng quảng cáo sữa gây lùm xùm trên mạng xã hội vừa qua, ông Hưng cho rằng việc quảng cáo sản phẩm là sữa nước dành cho trẻ 8 tháng tuổi là vi phạm Nghị định 100 của Chính phủ, khi nghị định này cấm quảng cáo sữa cho trẻ dưới 24 tháng tuổi.

Theo Nghị định 100, việc quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi phải bảo đảm yêu cầu sau: Phần đầu của quảng cáo phải có nội dung: "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ". Nội dung quảng cáo phải nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi”.

Theo ông Hưng, không phải loại nước bổ sung lợi khuẩn nào cũng phù hợp cho trẻ nhỏ. Có những sản phẩm thành phần không hợp với hệ tiêu hóa của trẻ, có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy hoặc dị ứng. Do vậy, việc sử dụng lợi khuẩn bổ sung cần phải có sự thăm khám, tư vấn trực tiếp của bác sĩ có chuyên môn.

Cuối cùng ông Hưng nhấn mạnh rằng, trẻ nhỏ không có quyền tự quyết định dùng sữa hay thực phẩm bổ sung nào, mọi quyết định đều phụ thuộc vào phụ huynh. Do vậy, phụ huynh khi chọn bất kể sản phẩm nào cho còn cũng cần lưu ý nên đọc kỹ nhãn mác sản phẩm, khuyến cáo của nhà sản xuất.

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Viện phó Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, bản thân bà khi theo dõi mạng xã hội cũng như lạc vào “ma trận” quảng cáo các sản phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung dành cho mọi đối tượng. Thậm chí, bản thân bà cũng từng bị cắt ghép hình ảnh, dùng công nghệ trí tuệ nhân tạo để quảng cáo “láo” trên mạng, gây ảnh hưởng đến uy tính và hình ảnh.

Do vậy, để không sập bẫy quảng cáo, bác sĩ Lâm cho rằng, phụ huynh hãy là những người tiêu dùng thông thái nhất, cần bình tĩnh kiểm chứng các quảng cáo nào trên mạng xã hội, kể cả là người nổi tiếng hay người khoác áo blouse. Bởi khi xem qua quảng cáo sẽ không có gì để kiểm chứng đó là bác sĩ thật hay bác sĩ giả. Với người nổi tiếng, họ có thể giỏi lĩnh vực này, nhưng không có nghĩa họ có kiến thức về dinh dưỡng, y tế để tư vấn cho người dùng, trong khi đó các sản phẩm quảng cáo ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe.

“Việc chọn thực phẩm bổ sung cho trẻ không nên làm theo cảm tính, mà cần phải có kiến thức vì ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ. Bởi loại sữa hay thực phẩm bổ sung có thể hợp với trẻ A, những sẽ không hợp với trẻ B. Không phải đứa trẻ này uống đáp ứng tốt là giới thiệu cho đứa trẻ khác uống. Do vậy, phụ huynh cần phải hết sức lưu ý, tốt nhất nên đi khám tại các cơ sở y tế để được tư vấn trước khi dùng sữa hay bất kể sản phẩm bổ sung nào”, bà Lâm chia sẻ.

Nghị định 100/2014/NĐ-CP quy định về kinh doanh và sử dụng sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ nhỏ, trong đó nghiêm cấm quảng cáo sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi.

Việc quảng cáo thức ăn bổ sung dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi phải bảo đảm yêu cầu sau đây:

Phần đầu của quảng cáo phải có nội dung: "Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ"

Nội dung quảng cáo phải nêu rõ “Sản phẩm này là thức ăn bổ sung và được ăn thêm cùng với sữa mẹ dùng cho trẻ trên 6 tháng tuổi”.

Liên tiếp các vụ ngộ độc nấm lạ, chuyên gia cảnh báo gì? Liên tiếp các vụ ngộ độc nấm lạ, chuyên gia cảnh báo gì?
Sở Y tế TP.HCM cảnh báo về quảng cáo lọc máu Sở Y tế TP.HCM cảnh báo về quảng cáo lọc máu "thần thánh"
Nghịch lý: Loại quả ngon bổ dưỡng lại rụng đầy gốc cây Nghịch lý: Loại quả ngon bổ dưỡng lại rụng đầy gốc cây
Hiến máu mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe Hiến máu mang lại nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe
Những bệnh thường gặp vào mùa xuân và cách phòng tránh Những bệnh thường gặp vào mùa xuân và cách phòng tránh
Bình An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Hàng nghìn kit test, thực phẩm chức năng, khẩu trang bị vứt bỏ trên đường phố Hà Nội

Hàng nghìn kit test, thực phẩm chức năng, khẩu trang bị vứt bỏ trên đường phố Hà Nội

Ngày 21/4, người dân sống trên đường Nguyễn Lân (quận Thanh Xuân) bất ngờ phát hiện hàng ngàn sản phẩm như kit test Covid-19, thực phẩm chức năng và khẩu trang y tế bị vứt ngổn ngang tại điểm tập kết rác trên vỉa hè.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tổng rà soát việc kê đơn thuốc và sử dụng sữa

Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện tổng rà soát việc kê đơn thuốc và sử dụng sữa

Bộ Y tế đã gửi công văn yêu cầu các bệnh viện kiểm tra, rà soát việc kê đơn thuốc, tư vấn, giới thiệu, bán các sản phẩm sữa (đặc biệt các sản phẩm sữa giả đã được cơ quan điều tra, phát hiện), thực phẩm chức năng… cho người bệnh, người nhà bệnh nhân.
Bộ Y tế chỉ đạo rà soát tình trạng kê đơn và tư vấn sữa giả tại bệnh viện

Bộ Y tế chỉ đạo rà soát tình trạng kê đơn và tư vấn sữa giả tại bệnh viện

Sau vụ sữa giả, Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn diện việc kê đơn thuốc và tiêu thụ sản phẩm không phải thuốc tại các bệnh viện.
Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường hậu kiểm thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng

Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường hậu kiểm thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng

Bộ Y tế đề nghị các địa phương khẩn trương triển khai các biện pháp kiểm soát thực phẩm giả và kém chất lượng, đặc biệt trong bối cảnh thông tin về 573 loại sữa giả bị tuồn ra thị trường.
Bộ Công Thương yêu cầu kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương yêu cầu kiểm tra thực phẩm bảo vệ sức khỏe, sữa và thuốc giả

Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc gửi UBND các tỉnh, thành phố; Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát thị trường, đặc biệt đối với các sản phẩm sữa, thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Bộ Y tế chỉ cách tra cứu thông tin thuốc, tránh mua phải thuốc giả

Bộ Y tế chỉ cách tra cứu thông tin thuốc, tránh mua phải thuốc giả

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân nên mua thuốc tại nơi uy tín; kiểm tra bao bì và thông tin trên vỏ thuốc; yêu cầu hóa đơn và chứng từ khi mua thuốc để đảm bảo nguồn gốc... để tránh mua phải thuốc giả.
Thêm một bệnh viện thu hồi sữa của công ty sản xuất sữa giả

Thêm một bệnh viện thu hồi sữa của công ty sản xuất sữa giả

Ngay sau khi có thông tin từ các phương tiện truyền thông đại chúng, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn đã chủ động dừng tư vấn sử dụng sản phẩm sữa Hapomil tại tất cả các khoa điều trị, đồng thời tiến hành thu hồi toàn bộ sản phẩm để trả lại nhà cung cấp.
Thủ tướng yêu cầu điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ sản xuất, buôn bán thuốc giả

Thủ tướng yêu cầu điều tra, sớm đưa ra kết luận vụ sản xuất, buôn bán thuốc giả

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an đẩy nhanh điều tra, sớm đưa ra kết luận và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm trong vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Vụ gần 600 loại sữa giả trên thị trường: Ai chịu trách nhiệm?

Vụ gần 600 loại sữa giả trên thị trường: Ai chịu trách nhiệm?

Phát biểu tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam lần thứ ba, khóa X diễn ra sáng 17/4, bà Nguyễn Thị Doan - nguyên Phó Chủ tịch nước, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam - cho biết, qua vụ sữa giả vừa qua nổi lên vấn đề trách nhiệm thuộc về ai?
Vụ 573 loại sữa bột giả: Chiêu trò trốn thuế "ve sầu thoát xác" diễn ra thế nào?

Vụ 573 loại sữa bột giả: Chiêu trò trốn thuế "ve sầu thoát xác" diễn ra thế nào?

Liên quan đến vụ 573 loại sữa bột giả, các doanh nghiệp đã lập 2 hệ thống sổ sách kế toán, gây thiệt hại hơn 28 tỉ đồng ngân sách nhà nước.
Ghi sai công dụng, 2 mỹ phẩm của Hana HP Group bị thu hồi toàn quốc

Ghi sai công dụng, 2 mỹ phẩm của Hana HP Group bị thu hồi toàn quốc

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có Văn bản 1071/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi mỹ phẩm lưu thông có nhãn không đáp ứng quy định đối với sản phẩm USOLAB VITA ION-C SOLUTION và USOLAB VITA ION-C POWDER .
Sản xuất, buôn bán sữa giả không đơn thuần là hám lợi mà còn là tội ác

Sản xuất, buôn bán sữa giả không đơn thuần là hám lợi mà còn là tội ác

Những ngày qua, dư luận rúng động trước thông tin Bộ Công an vừa triệt phá đường dây sản xuất và tiêu thụ gần 600 loại sữa bột giả, thu lợi bất chính gần 500 tỷ đồng. Vụ việc không đơn thuần là vụ án kinh tế mà còn là tội ác nhằm vào sức khỏe, tính mạng con người.
Lộ diện một số sản phẩm trong số gần 600 loại sữa làm giả vừa bị triệt phá

Lộ diện một số sản phẩm trong số gần 600 loại sữa làm giả vừa bị triệt phá

Cilonmum Colos Baby 24h, Cilonmum Colos Pedia 24h, Nance Colostrum 24H Kid và Nance Goat Pedia là những sản phẩm trong số gần 600 loại sữa làm giả vừa bị triệt phá.
Triệt phá đường dây sản xuất gần 600 loại sữa bột giả, thu lợi gần 500 tỉ đồng

Triệt phá đường dây sản xuất gần 600 loại sữa bột giả, thu lợi gần 500 tỉ đồng

Bộ Công an vừa triệt phá một đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với số lượng cực lớn tại Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Tiêu hủy lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin không đạt chất lượng

Tiêu hủy lô dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin không đạt chất lượng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa phát đi thông báo đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm Dầu gội dược liệu sạch chấy Aladin - Hộp 1 tuýp 30g của Công ty cổ phần Sao Thái Dương, do sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Gia Lai: Xử phạt ông chủ Nha khoa thẩm mỹ quốc tế hàng chục triệu đồng

Gia Lai: Xử phạt ông chủ Nha khoa thẩm mỹ quốc tế hàng chục triệu đồng

Thanh tra Sở Y tế Gia Lai đã xử phạt 45 triệu đồng và đình chỉ hoạt động 18 tháng đối với cơ sở Nha khoa thẩm mỹ quốc tế.
Hàng loạt sản phẩm của Man Plus Gold chứa chất cấm nguy hiểm

Hàng loạt sản phẩm của Man Plus Gold chứa chất cấm nguy hiểm

Cục An toàn thực phẩm phát hiện 7 mẫu thực phẩm bảo vệ sức khỏe hỗ trợ sinh lý nam giới chứa chất cấm Sildenafil và Tadalafil. Các hoạt chất này có thể gây nguy hiểm cho tim mạch người sử dụng.
Cục An toàn thực phẩm tạm dừng lưu thông 4 phụ gia thực phẩm vi phạm

Cục An toàn thực phẩm tạm dừng lưu thông 4 phụ gia thực phẩm vi phạm

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế mới đây đã ra thông báo về việc đề nghị tạm dừng lưu thông hàng hóa, đối với một số phụ gia thực phẩm do vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa.
Viên trinh nữ hoàng cung lại bị "tuýt còi" vì quảng cáo như thuốc chữa bệnh

Viên trinh nữ hoàng cung lại bị "tuýt còi" vì quảng cáo như thuốc chữa bệnh

Bộ Y tế tiếp tục cảnh báo tới người tiêu dùng về một số website, sàn thương mại điện tử quảng cáo Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên trinh nữ hoàng cung Crilin women Health có nội dung quảng cáo sản phẩm gây hiểu nhầm có tác dụng như thuốc chữa bệnh.
750 loại thuốc, biệt dược gốc được Bộ Y tế cấp phép lưu hành

750 loại thuốc, biệt dược gốc được Bộ Y tế cấp phép lưu hành

Ông Vũ Tuấn Cường - Cục trưởng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, Cục Quản lý Dược vừa cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc, công bố danh mục thuốc biệt dược gốc cho 750 thuốc, trong đó có 51 biệt dược gốc.
Thu hồi thuốc cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid của Dược phẩm Pymepharco

Thu hồi thuốc cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid của Dược phẩm Pymepharco

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) vừa có công văn gửi Sở Y tế các địa phương thông báo thu hồi toàn quốc lô thuốc cốm pha hỗn dịch uống Pyfaclor Kid do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Xử phạt Công ty Y học Sài Gòn do vi phạm trong kinh doanh thuốc

Xử phạt Công ty Y học Sài Gòn do vi phạm trong kinh doanh thuốc

Ngoài sai phạm trong việc kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ y tế Y học Sài Gòn còn mượn giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược để kinh doanh.
Đã lấy mẫu kẹo rau củ Kera gửi đi kiểm nghiệm, đang chờ kết quả

Đã lấy mẫu kẹo rau củ Kera gửi đi kiểm nghiệm, đang chờ kết quả

Sau khi kiểm tra công ty sản xuất kẹo rau củ Kera, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã lấy mẫu gửi đi kiểm nghiệm và đang chờ kết quả kiểm nghiệm mẫu sẽ xem xét xử lý và báo cáo kết quả về Cục An toàn thực phẩm theo quy định.
Cảnh giác với “cò” giấy phép về hành nghề y, dược trên mạng xã hội

Cảnh giác với “cò” giấy phép về hành nghề y, dược trên mạng xã hội

Sở Y tế TP. HCM cho biết, vừa phát hiện trang website, mạng xã hội sử dụng hình ảnh của Sở Y tế TP. HCM để đăng tải các nội dung quảng cáo dịch vụ làm giấy phép hoạt động, giấy phép hành nghề y dược…
Công ty Sen Vàng lên tiếng xin lỗi về lùm xùm kẹo rau của Thuỳ Tiên

Công ty Sen Vàng lên tiếng xin lỗi về lùm xùm kẹo rau của Thuỳ Tiên

Liên quan đến vấn đề quảng cáo kẹo rau củ của Hoa hậu Thùy Tiên, công ty quản lý hoa hậu cho biết đang làm việc chặt chẽ với nhãn hàng và cơ quan chức năng để sớm đưa ra thông tin chính thức.
Thêm sản phẩm mì ăn liền Hằng Du Mục quảng cáo bị nghi ngờ về chất lượng

Thêm sản phẩm mì ăn liền Hằng Du Mục quảng cáo bị nghi ngờ về chất lượng

Mới đây, TikToker Hằng Du Mục tiếp tục bị người tiêu dùng réo tên vì quảng cáo sản phẩm mì ăn liền được cho là của Công ty Ba Con Cừu (Three Sheep Group). Công ty Trung Quốc này từng bị phạt do có nhiều sai phạm trong kinh doanh.
L'Oréal thu hồi kem trị mụn La Roche-Posay do nghi chứa chất gây ung thư

L'Oréal thu hồi kem trị mụn La Roche-Posay do nghi chứa chất gây ung thư

Tập đoàn mỹ phẩm L'Oréal (Pháp) vừa thông báo thu hồi toàn bộ sản phẩm trị mụn Effaclar Duo của thương hiệu La Roche-Posay tại thị trường Mỹ sau cảnh báo về nguy cơ nhiễm benzen - một chất có thể gây ung thư.
Bộ Y tế đề xuất quy định mới về bán lẻ thuốc theo phương thức thương mại điện tử

Bộ Y tế đề xuất quy định mới về bán lẻ thuốc theo phương thức thương mại điện tử

Cơ sở bán lẻ thuốc theo phương thức thương mại điện tử tổ chức tư vấn, hướng dẫn trực tuyến về cách sử dụng thuốc thông qua thiết bị, công nghệ thông tin các nội dung theo quy định và chỉ được bán thuốc sau khi đã tư vấn, hướng dẫn cho người mua thuốc...
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động