Dúi (chuột nứa) được xếp vào loại thức ăn đặc sản |
Dúi (chuột nứa) được xếp vào loại thức ăn đặc sản, thịt ngon, mát, giàu đạm. Con dúi dễ nuôi, chủ yếu ăn đêm ngủ ngày nên không tốn nhiều thời gian chăm sóc, thức ăn dễ tìm như cây, cỏ và rau, củ các loại. Dúi là loài động vật gặm nhấm nên thức ăn chủ yếu là ngô, mía, lá tre, thân cỏ. Trong tự nhiên, dúi ăn chủ yếu rễ tre và măng tre. Ngoài ra, dúi còn ăn các loại hạt, củ, quả, thân cây mía.
Don hay đon hay còn gọi là nhím đuôi dài |
Don hay đon hay còn gọi là nhím đuôi dài (tên khoa học: Atherurus macrourus) là loài động vật gặm nhấm thuộc họ Nhím. Loài này phân bố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Malaysia, Myanma, Thái Lan và Việt Nam. Don là động vật ăn đêm, thường gặp ở các khu rừng tại vùng núi nhiệt đới và cận nhiệt đới. Mỗi hang don thường có 5 cá thể. Don mẹ thường sinh 2 lứa mỗi năm sau thời gian mang thai khoảng 100 ngày đến 110 ngày, mỗi lứa một con.
Chồn mốc là loài động vật hoang dã nhưng nhờ có giá trị cao về dược liệu và thực phẩm, nên hiện nay việc nuôi chồn mốc ngày càng phổ biến. Chồn mốc ham ăn, nhanh lớn, trọng lợn cao, dễ nuôi. Đã có rất nhiều bà con thành công khi lựa chọn mô hình nuôi chồn mốc và mang lại giá trị kinh tế cao.
Anh Nguyễn Văn Chúc (50 tuổi, quê Nam Định) đã bỏ nghề xây dựng để lập trại nuôi con vật độc lạ như dúi, don, chồn ở TP. Cần Thơ, Đồng Nai,... thu lãi bạc tỷ mỗi năm.
“Cách đây khoảng 9 năm, trong một lần đi công tác ở Tây Bắc, tôi được thưởng thức món thịt dúi, don thơm ngon. Sau đó, khi tôi đến xây nhà cho một người bạn thì biết đến mô hình nuôi động vật hoang dã rồi mê luôn”, anh Chúc chia sẻ.
Qua thời gian khảo sát và tìm hiểu tài liệu về các động vật hoang dã như con dúi, don, chồn, anh Chúc quyết định mua 10 cặp dúi giống về nuôi thử nghiệm.
Anh Chúc tự mày mò, tìm hiểu kỹ thuật nuôi dúi, don, chồn mốc từ người quen và tra cứu thêm nhiều thông tin liên quan trên mạng Internet.
Sau khoảng 1 năm, đàn dúi của anh Chúc phát triển tốt, bắt đầu sinh sản. Lúc này, người đàn ông này quyết định mua thêm con chồn mốc, con don giống về nuôi.
“Tôi có tổng cộng 3 trang trại trải dài từ Bắc vào Nam. Riêng quy mô trang trại tại Cần Thơ rộng 1.000m2, được chia làm 3 khu gồm: khu nuôi dúi, khu nuôi chồn và khu nuôi don. Tổng đàn dúi, don, chồn mốc tại đây là khoảng 1.000 con”, anh Chúc nói.
“Nguồn thức ăn của con dúi rất đơn giản, gồm: tre, mía và bắp. Mỗi năm, 1 con dúi mẹ đem về nguồn thu cho tôi khoảng 6 triệu đồng. Còn chồn mốc nuôi rất dễ, thức ăn chủ yếu là chuối chín. Tương tự, con don nó ăn chuối chín, khoai lang, bắp cải,... ”, anh Chúc cho hay.
Con chồn mốc trong trại của anh Chúc |
Con don, dúi và chồn mốc nuôi khoảng 1 năm là bắt đầu sinh sản. Dúi sinh sản 3 lần/năm; don và chồn mốc mỗi năm đẻ 2 lứa.
"Chồn mốc nuôi khoảng 1 năm là có thể bán thương phẩm, khi đó chúng đạt trọng lượng 7-8 kg/con; giá bán từ 1,8-2 triệu đồng/kg. Về sinh sản, chồn mốc để từ 3-5 con/lứa. Ưu điểm của chồn mốc so với chồn hương là chúng dễ nuôi, trọng lượng lớn hơn, có thể đạt tới 15kg. Còn nhược điểm là chất lượng thịt của chồn mốc không bằng chồn hương”, anh Chúc nói.
Con dúi mốc và má đào nuôi khoảng 1 năm đạt trọng lượng từ 3-5 kg/con. “Dúi mốc có giá từ 500.000-600.00 đồng/kg; còn dúi má đào từ 800.000 đồng đến 1 triệu đồng/kg.
Theo anh Chúc, con don, dúi, chồn mốc là loài dễ nuôi, dễ chăm nhất, sức đề kháng mạnh, ít bệnh. Riêng con don, chồn buổi tối được cho ăn thêm cháo cá, cháo gà.
"Về chuồng trại có thể quây lưới để nuôi con don và chồn. Riêng chuồng nuôi con don phải làm mô phỏng hang hốc để chúng chui vào ngủ và sinh sản”, anh Chúc nói.
Từ một người làm nghề xây dựng, với sự chịu khó, ham học hỏi và khát vọng làm giàu, anh Chúc đã thành công với mô hình nuôi động vật hoang dã. Với 3 trang trại, mỗi năm trừ hết chi phí anh Chúc thu về từ 5-6 tỷ đồng. Trong đó, riêng trang trại tại TP. Cần Thơ anh thu về hơn 1,5 tỷ đồng.
Nuôi con độc lạ, tưởng dở hơi ai ngờ thu tiền tỷ |
Nuôi con độc lạ, xu hướng chăn nuôi mới sau dịch bệnh |
Con độc lạ: Nuôi con nhìn thì dữ tợn nhưng chỉ ăn chay, mỗi năm bỏ túi vài trăm triệu |