Chồn hương là loại động vật hoang dã |
Cầy hương thuộc bộ thú ăn thịt và họ cầy. Có tên khoa học là Vivericula indica. Chúng có tên gọi khác là chồn hương, cầy vòi hương, tu cỏi… Cùng với cầy hương, trong họ cầy còn có cầy mực, cầy tai trắng, cầy vằn bắc, cầy vòi đốm,… Đa số chúng đều ở tình trạng số lượng ít, quý hiếm hoặc phân bố hẹp.
Cầy hương có thân hình nhỏ, trông gần giống như con mèo. Nó chỉ nặng khoảng 2 – 6 kg. Tuy nhiên, loài cầy hương có màu lông xám có thể nặng tới 7-8kg. Đây là loài lớn nhất của giống cầy.
Chồn hương có đuôi dài, chân ngắn, mõm nhọn và tai tròn. Lông của chúng có màu xám nhạt hoặc nâu nhạt. Dọc theo cơ thể, nó có 5-6 dải lông màu sẫm chạy thành hàng dọc từ đầu cổ tới tận cuối mông. Tuy trông giống mèo nhưng mõm của nó nhọn hơn và đuôi dài hơn. Đuôi của cầy hương dài bằng 2/3 thân nó. Trên đuôi ta thấy có các khoảng đen, xám xen kẽ. Trước mắt và sau tai của nó thường có những đốm lông màu sẫm. Chân của chúng có móng sắc, giúp cho nó leo trèo lên cây dễ dàng.
Chồn hương là loại động vật hoang dã, cơ thể chúng tiết ra mùi thơm được sử dụng như một loại dược liệu quý. Không chỉ vậy, chồn hương còn được biết đến là món đặc sản thịt thơm ngon, được rất nhiều người ưa chuộng nên giá trị kinh tế của chồn hương mang lại khá cao.
Anh Nguyễn Tấn Khởi bên mô hình nuôi chồn hương của gia đình |
Điển hình đó là mô hình nuôi chồn hương của hộ gia đình anh Nguyễn Tấn Khởi ở thôn Phong Phú, xã An Hiệp, huyện Tuy An (Phú Yên) mang lại thu nhập 200 triệu đồng mỗi năm.
Gia đình anh Khởi đã bắt đầu nuôi chồn hương tại xã An Hiệp cách đây hơn 5 năm. Theo anh Khởi cho hay: Vốn là một tài xế xe, nên anh có cơ hội được đi nhiều nơi, có dịp tham quan mô hình nuôi chồn hương khá hiệu quả ở các tỉnh bạn nhất là ở các tỉnh miền Tây.
Nhận thấy đây là con vật dễ nuôi có đầu ra ổn định, nên gia đình anh quyết định đầu tư thực hiện mô hình nuôi chồn hương trên diện tích đất mà trước kia gia đình sản xuất không mang hiệu quả cao.
Theo chị Tâm, vợ anh Khởi chia sẻ: do chồn hương là động vật hoang dã bản tính rất hung dữ nên mỗi ô chuồng chỉ dành cho một con làm bằng sắt kiên cố...
Chuồng nuôi cầy vòi phải có không gian vận động nên xây chuồng diện tích 1mx1m khoảng cách cao hơn mặt đất từ 0,5m đến 0,8 m, chuồng trại phải dọn dẹp hàng ngày, đảm bảo luôn sạch, khô, tránh ẩm ướt.
Chuồng được thiết kế kín gió, bố trí nơi ít tiếng động do chồn hương rất mẫn cảm với tiếng động vì như thế làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của vật nuôi.
Nguồn thức ăn của chồn hương chủ yếu là trái chuối chín, cá, cua, tép,…Ngoài ra, còn bổ sung thêm cho cầy vòi vitamin C, men tiêu hoá, các chất khoáng bổ sung. Kinh nghiệm nuôi chồn hương nên ăn 2 lần/ngày (sáng/tối) đối với chồn con, còn với con lớn chỉ cho ăn một lần vào buổi chiều.
Chồn hương là con vật dễ nuôi, nếu chúng ta chăm sóc tốt, biết thời điểm phối giống đúng lúc thì sẽ mang lại thành công.
Con chồn bắt đầu sinh sản từ 12-15 tháng tuổi,mỗi lứa sinh sản từ 3-5 con, nên bổ sung chất dinh dưỡng cho chồn mẹ tránh tình trạng chồn mẹ ăn con non sau sinh. Sau khoảng 50-60 ngày tuổi, chồn con được tách mẹ. Thời gian tách chồn con ra riêng cho phù hợp vì nếu tách sớm thì sẽ chậm phát triển, tách muộn sẽ làm gián đoạn vòng sinh sản của con mẹ.
Hiện nay traị nuôi chồn hương của gia đình anh Khởi có 30 con chồn giống bố mẹ. Ngoài ra có 40 chồn con và chồn thương phẩm đang chuẩn bị xuất bán.
Hiện với giá chồn hương giống dao động 8 triệu đồng/cặp (đực, cái), chồn thịt thương phẩm tầm 2 triệu đồng/kg, thì sau khi trừ mọi chi phí, mỗi năm gia đình anh thu nhập khoảng 200 triệu đồng. Đó là nguồn thu nhập khá cao so với mặt bằng chung của xã.
Ông Nguyễn Văn Của thành công với mô hình nuôi chồn hương sinh sản |
Khởi nghiệp từ 7 con chồn hương giống, ông Nguyễn Văn Của (ấp Phước Thới, xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) đã có trang trại gần 60 con chồn hương bố mẹ, mang về thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm.
Sức khỏe yếu, có bệnh nền, không thể thức khuya, dậy sớm để kinh doanh quán ăn như trước nên ông Của tìm các mô hình phát triển kinh tế khác, trong đó ông đặc biệt quan tâm đến các mô hình chăn nuôi mới, lạ và mang về giá trị kinh tế cao.
Sau nhiều lần trăn trở, ông “bén duyên” với mô hình nuôi chồn hương sinh sản. Ông Của bộc bạch: “Sau khi lên mạng tìm hiểu mô hình nuôi chồn hương sinh sản tại TP.HCM, tôi mua 7 con chồn hương với giá 7 triệu đồng để nuôi thử nghiệm. Ban đầu do chưa am hiểu kỹ thuật nên chồn hương phát triển chậm, do đó, tôi dành 1 năm để nghiên cứu tập tính của chồn hương. Sau một thời gian, tôi làm chủ hoàn toàn kỹ thuật nuôi”.
Ông Của cho biết: “Chồn hương chưa thể thuần chủng được nên vẫn còn bản tính hoang dã, nếu nhốt chung, chúng sẽ cắn chết nhau, vì vậy phải xây dựng ô để nuôi riêng”.
Thức ăn cho chồn hương chủ yếu là chuối, đầu cá,… Mỗi ngày cho chồn ăn 2 lần sáng và chiều, chi phí thức ăn từ 1.000-2.000 đồng/con/ngày. Sau khi phối giống thành công khoảng 2 tháng, chồn bắt đầu đẻ, mỗi năm đẻ 2 lần, mỗi lần đẻ từ 4-5 con, nuôi từ 2-3 tháng là xuất bán chồn hương giống, với giá 12 triệu đồng/cặp. Khi nuôi chồn hương phải vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thoáng mát, tránh tiếng ồn, cho ăn đúng giờ, đúng liều lượng, thức ăn phải tươi sống.
Chồn hương cũng là loài có sức đề kháng tốt nên chỉ mắc các bệnh thường gặp về đường hô hấp, đường ruột như bệnh tiêu chảy. Khi thấy chồn có triệu chứng bệnh thì nhanh chóng tách chuồng để tránh lây lan, dùng thuốc thú y thông thường để điều trị là khỏi. Bà Hồ Thị Phấn (vợ ông Của) cho hay: “Nuôi chồn hương rất dễ, ít chi phí và nhẹ công chăm sóc. Trung bình, mỗi con chồn hương cái đem về doanh thu khoảng 30 triệu đồng/năm”.
Nuôi chồn hương công đoạn khó nhất là phối giống. Theo đó, con cái đến thời kỳ động đực mới thả con đực vào giao phối. Thời kỳ động đực của con cái chỉ kéo dài từ 2-3 ngày nên phải theo dõi kỹ. Khi thấy chồn bố mẹ không còn quấn quýt với nhau nữa xem như việc phối giống thành công và phải tách ra ngay, nếu không chúng sẽ cắn nhau đến chết.
Chồn hương là loài động vật hoang dã, được sử dụng như một loại dược liệu quý hiếm. Không chỉ vậy, chồn hương còn được biết đến là món đặc sản thơm ngon, thịt ngọt và mềm nên rất được ưa chuộng trong các nhà hàng. Có nguồn gốc tự nhiên, nhu cầu sử dụng lại cao nên đầu ra của chồn hương khá ổn định.
Bà Phấn cho biết: “Vợ chồng tôi nhận được rất nhiều điện thoại đặt hàng nên không đủ cung cấp cho thị trường. Dự kiến thời gian tới, chúng tôi sẽ mở rộng chuồng trại; đồng thời, khi đáp ứng được nguồn giống, trang trại sẽ cung cấp thêm chồn thịt để tạo sự đa dạng trong đầu ra sản phẩm”.
Phú Yên: Ổn định đời sống nhờ nuôi chồn hương |
Nuôi chồn hương cực nhàn, mỗi ngày bỏ ra 30 phút, thu trăm triệu mỗi năm |
Nuôi con đặc sản bị săn bắt ráo riết, năm đầu đã lãi 300 triệu đồng |