10 thực phẩm phòng ngừa đột quỵ không nên bỏ qua Những thực phẩm tốt cho não bộ Dưa chuột - Thực phẩm giúp làm đẹp, giảm cân và phòng ngừa bệnh tật |
Măng tươi
Măng tươi được sử dụng nhiều trong bữa cơm hằng ngày của người Việt. Trong măng chứa nhiều chất xơ giúp hạn chế táo bón. Tuy nhiên, trong măng có chứa các hoạt chất như glucozit khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành một chất có thể gây ngộ độc là axit xyanhydric. Nếu không được chế biến kỹ trước khi ăn, mẹ bầu có thể bị ngộ độc, triệu chứng như nôn ói, khó thở, đau đầu nặng hơn nữa có thể bị tử vong.
Khổ qua
Khổ qua hay mướp đắng nếu không được ăn đúng cách sẽ tiềm ẩn những nguy cơ đối với bà bầu bao gồm ngộ độc, khó tiêu, tiêu chảy, thậm chí là sinh non, sảy thai. Trong khổ qua có chứa hàm lượng lớn các hợp chất kiềm có khả năng gây kích thích ở niêm mạc dạ dày và gây nên các triệu chứng như ngộ độc thực phẩm.
Với mẹ bầu có cơ địa nhạy cảm, dễ kích ứng được khuyến cáo không nên ăn khổ qua vì trong khổ qua có chứa chất histamin, đây là một hợp chất có thể gây dị ứng với các triệu chứng như nổi mẩn, ngứa, đau bụng, buồn nôn, nôn, khó thở. Thậm chí, trong một vài trường hợp nặng bệnh histamin có thể gây co thắt khí quản, viên sưng kết mạc mắt, co thắt tim…
Nếu ăn khổ qua non hoặc ăn luôn phần hạt khổ qua có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, trẻ sinh non, nhẹ cân và sinh con quái thai. Vì vậy trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu không nên ăn khổ qua, chế biến đúng cách và ở những tháng cuối thai kỳ có thể ăn nhưng không được ăn quá nhiều, tối đa 2 quả/tuần.
Rau ngót
Trong rau ngót có chứa một hàm lượng lớn chất papaverin, chất này có tác dụng làm giãn cơ trơn của mạch máu vì vậy có thể giảm đau, hạ huyết áp. Theo thông tin từ Dược Thư Quốc Gia Việt Nam được Bộ Y tế ban hành khuyến cáo, phụ nữ mang thai không nên ăn rau ngót hoặc tiêu thụ papaverin nếu không cần thiết. Bên cạnh đó, trong rau gót cũng chứa hợp chất glucocorticoid có tác hại cản trở việc hấp thu canxi và phốt pho ở mẹ bầu.
Trứng sống
Trứng sống hoặc nấu chưa chín có thể mang các vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, vi khuẩn này có thể gây ngộ độc thực phẩm. Thời kỳ mang thai sẽ làm suy yếu tạm thời hệ thống miễn dịch của người phụ nữ nên trong giai đoạn này chị em đặc biệt dễ bị mắc các bệnh do thực phẩm.
Nếu mẹ bầu bị bệnh do vi khuẩn Salmonella có thể có các triệu chứng như sốt cao, nôn mửa, tiêu chảy và mất nước. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bệnh diễn tiến nặng có thể gây sinh non hoặc sảy thai. Vì vậy, điều quan trọng là chỉ ăn trứng đã nấu chín kỹ trong thời kỳ mang thai để đảm bảo vi khuẩn đã bị tiêu diệt.
Giá sống
Ăn giá đỗ khi đang mang thai chỉ an toàn nếu thực phẩm này được nấu chín kỹ, chẳng hạn như món xào hoặc nấu canh, hầm. Điều này cũng áp dụng với tất cả các loại rau mầm khác.
Các loài vi khuẩn như Salmonella, Listeria và E. coli có thể xâm nhập vào hạt nảy mầm thông qua các vết nứt trên vỏ. Và một khi đã ở trong hạt, vi khuẩn đó sẽ phát triển mạnh trong cùng điều kiện ấm áp, ẩm ướt mà mầm cần để phát triển. Để thận trọng, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai, cùng với những đối tượng dễ bị tổn thương khác, tránh ăn rau mầm sống.
Trong y văn ghi nhận nhiều đợt bùng phát bệnh do thực phẩm có liên quan đến hạt giống bị ô nhiễm. Những căn bệnh do vi khuẩn có trong giá sống, rau mầm gây ra có thể đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Bệnh listeriosis có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu, sinh non và nhiễm trùng đe dọa tính mạng ở trẻ sơ sinh. Salmonella và E. coli có thể gây bệnh nghiêm trọng và thậm chí có thể gây tử vong.
Ngay cả giá hay rau mầm gia đình tự ủ hoặc tự trồng cũng không an toàn khi ăn sống vì các thực phẩm này có thể bị nhiễm vi khuẩn mà mắt thường không phân biệt được. Vì vậy giá sống hay rau mầm là thực phẩm mà phụ nữ có bầu không nên ăn.
Cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao
Hải sản có thể là nguồn cung cấp protein tuyệt vời và axit béo omega-3 trong nhiều loại cá có thể thúc đẩy sự phát triển não và mắt của bé. Tuy nhiên, một số loại cá và động vật có vỏ có chứa hàm lượng thủy ngân nguy hiểm. Thai nhi nhạy cảm nhất với tác động của thủy ngân, đặc biệt là trong tháng thứ ba và thứ tư của thai kỳ. Việc tích tụ thủy ngân có thể gây hại cho hệ thần kinh đang phát triển của bé.
Mức độ thủy ngân ở từng loại cá có sự khác nhau, điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như môi trường sống, loại cá, kích cỡ, chế độ ăn. Những loại cá săn mồi thường có kích thước lớn và đứng đầu chuỗi thức ăn nên có xu hướng chứa nhiều thủy ngân hơn. Các loại các chứa nhiều thủy ngân nằm trong danh sách có bầu không ăn ăn gì bao gồm: các đuối, cá kiếm, cá mập, cá chẽm, cá ngừ…
Vì vậy thay vì ăn các loại cá lớn, phụ nữ đang mang thai có thể lựa chọn các loại cá như cá minh thái, cá hồi, cá rô phi, cá cơm, cá trích, cá tuyết… trong chế độ của mình. Theo khuyến nghị phụ nữ mang thai nên ăn từ 224-336gam cá/hải sản mỗi tuần trong thời kỳ mang thai.
Thịt nội tạng
Các loại thịt nội tạng như gan, tim, lòng, dạ dày… động vật là một trong những thực phẩm phổ biến ở nước ta. Thịt nội tạng là một nguồn dinh dưỡng tuyệt vời vì chứa nhiều chất sắt, vitamin B12, vitamin A, đồng… Tuy nhiên, ăn quá nhiều nội tạng có thể gây ngộ độc vitamin A và hàm lượng đồng cao bất thường, có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh và nhiễm độc gan. Các bác sĩ khuyên bạn không nên ăn nội tạng nhiều hơn một lần một tuần trong thời kỳ mang thai..
Thực phẩm tốt cho sức khỏe mà bạn nên ăn vào bữa sáng |
Ăn gì tốt cho tim mạch? |
Thực phẩm giàu vitamin A tốt cho sức khỏe |