Mẹo chọn dưa leo tươi ngon, không bị đắng Giống dưa chuột kỳ lạ lần đầu xuất hiện chị em lùng sục hỏi mua giống 4 loại rau bổ dưỡng lại dễ trồng nhất quả đất, không cần chăm vẫn tốt um trong vườn |
Lợi ích của dưa chuột
Dưa chuột (hay còn gọi là dưa leo) có thành phần nước chiếm đến 90% trong loại thực phẩm này, đồng thời chứa hầu hết các loại vitamin, khoáng chất tự nhiên bạn cần nạp vào cơ thể hàng ngày như vitamin C, chất xơ, vitamin B1, vitamin B2, vitamin V3, vitamin B5, vitamin B6, folic acid, vitamin C, canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, kẽm,… mà không phải loại thực phẩm nào cũng có được.
Chính vì vậy ăn dưa chuột mỗi ngày sẽ là phương pháp tốt, hiệu quả và đơn giản nhất để bạn cung cấp dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất tự nhiên phong phú, cần thiết. Ngoài ra dưa chuột còn được sử dụng rộng rãi trong việc đắp mặt làm đẹp da cho chị em phụ nữ.
Khi ăn dưa chuột cần tránh những sai lầm sau
Ăn dưa chuột với cà chua
Chúng ta thường hay kết hợp dưa chuột và cà chua trong các món salad. Tuy nhiên đây là một việc làm sai lầm. Trong dưa chuột chưa một loại men có khả năng phân giải vitamin C. Cà chua lại là thực phẩm giàu loại vitamin này. Khi kết hợp chúng với nhau, khả năng hấp thụ vitamin C sẽ bị giảm thấp, những chất bổ dưỡng trong món ăn không được phát huy trọn vẹn.
Dưa chuột cùng ớt hoặc cần tây
Ớt và cần tây cũng là loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C. Ăn dưa chuột với hai loại rau củ này sẽ tạo điều kiện cho lượng enzyme trong loại quả này phá hủy hàm lượng vitamin C. Mặc dù không có hại cho cơ thể con người, nhưng sự kết hợp này sẽ làm giảm sự hấp thụ vitamin C của cơ thể.
Không nên ăn nhiều dưa chuột muối
Dưa chuột muối hương vị mặn, chứa chất nitrosamine, đối với những người mắc bệnh gan, bệnh tim mạch, hoặc các vấn đề tiêu hóa và huyết áp cao thì không thích hợp ăn dưa chuột muối.
Không nên cắt phần đầu của dưa chuột khi sử dụng
Phần đuôi của dưa chuột chứa vị đắng, khi ăn ta không nên loại bỏ hai phần đầu thừa, bởi vì các yếu tố đắng có hiệu quả đặc biệt cho viêm dạ dày, nó có thể kích thích sự tiết dịch tiêu hóa, sản xuất số lượng lớn các enzyme tiêu hóa, làm cho cảm giác ngon miệng.
Các vị đắng không chỉ có lợi cho dạ dày, làm tăng sức tiêu hóa, giúp tiêu hóa, gan túi mật, mà còn phòng ngừa cúm. Ngoài ra, các thí nghiệm trên động vật khẳng định rằng chất này có tác dụng chống khối u lớn.
Ăn dưa chuột với lạc
Hai loại thực phẩm này không nên kết hợp cùng nhau bởi món ăn mang tính lạnh dễ gây ra bệnh tiêu chảy, đau bụng cho người ăn. Với những người có hệ tiêu hóa tốt thì món này có thể không sao nhưng nếu những người bụng dạ kém thì tốt nhất nên tránh món ăn này để không bị tiêu chảy. Ngoài ra, bạn cũng không nên kết hợp dưa chuột cùng các loại nấm.
Ăn dưa chuột cùng nấm
Nấm là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, giàu vitamin nhóm B, D… và chất xơ. Ăn nấm có thể giúp giải độc, loại bỏ chất béo giúp đẹp da và tim khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi thường xuyên kết hợp nấm với dưa chuột không những làm giảm tác dụng của hai loại rau quả này mà ngược lại, còn gây hại cho sức khỏe.
Ăn quá nhiều dưa chuột
Dưa chuột cung cấp nước cho cơ thể và giải nhiệt tốt, nhưng không nên ăn quá nhiều. Đặc biệt lượng vitamin trong dưa chuột rất thấp nên không cần ăn quá nhiều.
Một nghiên cứu khác thậm chí còn nêu rõ tiêu thụ quá nhiều dưa chuột còn có khả năng đe dọa tính mạng của bạn. Hạt dưa chuột có chứa cucurbitin, một hoạt chất gây lợi tiểu. Ở mức độ vừa phải, bản chất gây tiểu nhẹ có thể rất tốt cho cơ thể, nhưng nếu tiêu thụ lượng dưa chuột quá lớn, cơ thể bạn nhiều khả năng sẽ phải "giải phóng" một lượng nước lớn, cản trợ sự cân bằng điện phân.
Người bị đầy bụng
Dưa chuột có tính lạnh, không thích hợp cho người đầy bụng.
Người lạnh bụng
Theo Đông y, dưa chuột có tính lạnh, nếu ăn nhiều sẽ sinh đi tiểu nhiều, thậm chí người thận yếu có thể hay bị vãi tiểu. Do vậy, người bị lạnh bụng, ảnh hưởng chức năng thận thì không nên ăn dưa chuột.
Người đau dạ dày
Những ai có bệnh đau dạ dày, lúc đói không nên ăn dưa chuột, cơn đau sẽ nghiêm trọng hơn.
Thai phụ
Thai phụ ăn quá nhiều dưa chuột có thể gây ra một số tình trạng khó chịu như gây đầy hơi, khó tiêu, thậm chí bị đau bụng.
Người mắc bệnh thận
Trong dưa chuột chứa nhiều kali. Vì thế những người mắc bệnh thận, nếu ăn nhiều sẽ ảnh hưởng đến chức năng cũng như hoạt động bình thường của thận.
Người hay bị ngộ độc
Ngày nay, nhiều nơi trồng dưa chuột phun thuốc kích thích, trừ sâu bọ nên vẫn còn hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật trên quả dưa, khi ăn dễ gây ngộ độc.
Ngoài ra, sự hiện diện của một số loại độc tố như cucurbitacin và tetracyclic triterpenoid khiến dưa chuột bị đắng cũng là nguyên nhân gây ngộ độc.
Dưa chuột nên ăn bao nhiêu là đủ?
Ai cũng nghĩ dưa chuột là 1 loại rau nhưng thực chất nó lại là một loại quả. Khi ăn cần lưu ý những vấn đề sau:
Không dùng dưa chuột thay thế bữa ăn chính mà cần phải kết hợp với các thực phẩm giàu protein như: ức gà, thịt bò, trứng, cá,... để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
Nên đa dạng các món ăn từ dưa chuột như: Ăn trực tiếp, làm dưa góp, làm detox hay nước ép để sử dụng mỗi ngày.
Trung bình mỗi ngày bạn nên ăn tối đa 400g dưa chuột để đảm bảo cơ thể không bị đầy hơi, khó tiêu và ngộ độc.