Loại củ mọc mầm được ví như "thần dược", chớ vội bỏ đi Nhiều loại rau dại mọc đầy vườn nhưng có tác dụng quý như thuốc Loại hạt “đặc sản” mùa đông nghe tên đã thấy rẻ, vị ngon bổ dưỡng cho sức khoẻ |
Hạt tam giác mạch
Hạt tam giác mạch có rất nhiều tác dụng nhưhạ huyết áp, hạ mỡ máu, hạ đường huyết,.. Thế nhưng, ngay cả hạt tam giác mạch nảy mầm cũng có công dụng riêng của nó. Theo một số nghiên cứu cho thấy, hạt tam giác mạch nảy mầm có khả năng giảm huyết áp và ức chế bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả. Ngoài ra, với hàm lượng chất xơ khá cao, loại hạt này còn giúp cơ thể tiêu hóa được tốt hơn.
Giá đỗ mọc mầm
Đối với những người béo phì thì có lẽ giá đỗ là một món ăn quen thuộc trong khẩu phần giảm cân. Bởi vì,giá đỗ cung cấp nguồn năng lượng thấp, ít chất béo, đồng thời có rất nhiều tác động tích cực đến cơ thể như hỗ trợ tiêu hóa, tăng mật độ xương, giảm mỡ, lợi tiểu, giảm Cholesterol, giảm mỡ máu và đẩy lùi các nguy cơ bệnh tim mạch. Ngoài ra, giá đỗ cũng là một loại thực phẩm chứa nhiều khoáng chất như Carbohydrate, Protein, vitamin và khoáng chất.
Mầm đậu Hà Lan
Đậu hà lan chứa rất nhiều dưỡng chất và đặc biệt là lúc chúng nảy mầm. Đậu hà lan nảy mầm không chỉ làm giảm nguy cơ ung thư mà còn tăng cường sức khỏe tim mạch và tăng sức đề kháng. Theo nghiên cứu khoa học, mầm đậu Hà Lan có chứa hàm lượng carotene lên tới 2700mg/ 100gr. Trong khi đó, những loại trái cây, rau dưa mà chúng ta thường ăn chỉ có lượng carotene là 100mg/100gr.
Đậu hà lan có thể trở thành những món ăn hằng ngày như rau trộn, rau xào,...
Tỏi đã mọc mầm
Vẫn còn nhiều người nghĩ rằng tỏi nảy mầm là không tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sự thật hoàn toàn ngược lại, chỉ cần củ tỏi mọc mầm không bị mốc, không đổi màu là có thể tiếp tục sử dụng. Mầm tỏi có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn nhiều so với tỏi thường, ngoài ra còn chứa nhiều giá trị dinh dưỡng như vitamin A,C, chất xơ,... Hỗ trợ cho hoạt động chức năng của cơ thể, đồng thời làm chậm quá trình lão hóa và chống ung thư hiệu quả.
Lưu ý: Tỏi nảy mầm sẽ phát huy giá trị dinh dưỡng cao nhất vào ngày thứ 5 từ khi nảy mầm.
Mầm đậu tương
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đậu tương là một trong số ít hạt có hàm chất dinh dưỡng cao khi mọc mầm. Đậu tương chứa một số thành phần gây cản trở quá trình hấp thu của cơ thể nhưng thành phần này sẽ bị phân giải khi đậu tương nảy mầm, đồng thời giúp hàm lượng dưỡng chất trong hạt tăng gấp đôi.
Chính vì vậy khi đậu tương mọc mầm cũng là thời điểm phù hợp để các bà nội trợ sử dụng chế biến cho gia đình những món ăn ngon, lại rất tốt cho sức khoẻ. Ngoài ra, đậu tương nảy mầm còn chứa hàm lượng isoflavon đạt tới đỉnh điểm, lượng vitamin E tăng với chất Vitamin C sẽ giúp làm chậm quá trình lão hóa hiệu quả đối với phái nữ.
Mầm gạo lứt
Mặc dù ai cũng biết gạo lứt là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng tuyệt vời, tuy nhiên không phải ai cũng biết đến sự hữu ích của mầm gạo lứt. Nhờ quá trình nảy mầm,gạo mầm được bổ sung thêm các vitamin E, PP, B1, B6, Magie… đặc biệt là chất GABA hỗ trợ chống độc cho thận.