Đi bộ tà tà trên những con phố Hà Nội những ngày mùa đông, ta dễ dàng bắt gặp trên hè phố những đốm lửa nhỏ tỏa ra từ những bếp than đỏ rừng rực và tấm biển “Hạt dẻ rang kính mời”. Trước đây hạt dẻ chỉ dành cho nhà nghèo, là thứ quà dân dã, rẻ tiền na ná với tên gọi của nó. Thế nhưng loại hạt này lại mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khoẻ.
Hạt dẻ còn được gọi với tên khác là sơn hạch đào, ưa sống ở vùng khí hậu lạnh. Dựa vào hình dạng, kích thước và màu sắc hạt dẻ có thể chia thành các loại gồm: hạt dẻ thơm, hạt dẻ cười, hạt dẻ rừng, hạt dẻ Trùng Khánh,…Hạt dẻ nước có thịt trắng, khi ăn sẽ thấy giòn, có thể ăn sống hoặc nấu chín.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100g hạt dẻ sẽ cung cấp lượng calo không quá cao, từ 58 - 154 kcal, chứa nhiều chất dinh dưỡng như: protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, vitamin A, C, E, B6, omega 3, sắt, canxi, magie, natri,…Các chất này khi hấp thụ vào cơ thể có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe.
Ức chế các tế bào ung thư
Bên cạnh tác dụng chống viêm hiệu quả, aescin trong hạt dẻ cũng có tác dụng làm giảm đáng kể sự phát triển của tế bào khối u trong một số bệnh ung thư như ung thư gan, bệnh bạch cầu và đa u tủy.
Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng aescin có thể tiêu diệt các tế bào ung thư trong ung thư tuyến tụy và ung thư phổi. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều nghiên cứu hơn trong lĩnh vực này trước khi đưa ra kết luận chính xác.
Tăng cường hệ tiêu hóa
Hạt dẻ giàu chất xơ có thể cải thiện tiêu hóa, giúp điều hòa nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón. Đồng thời hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn lành mạnh trong ruột.
Cải thiện sức khỏe tim mạch
Hạt dẻ có chất chống oxy hóa sẽ bảo vệ cơ thể khỏi bệnh mãn tính liên quan đến tim cũng như tăng cường sức khỏe tim mạch. Đồng thời các axit béo omega-3 phát huy hiệu quả trong việc làm giảm triglyceride và nồng độ cholesterol xấu bên trong cơ thể.
Giảm căng thẳng, chống stress
Trong hạt dẻ có chứa vitamin B6, riboflavin, thiamine và folate có khả năng cải thiện chức năng não bộ, chống lại chứng rối loạn thoái hóa thần kinh. Bên cạnh đó, để ngăn ngừa thoái hóa thần kinh, hạt dẻ có thể giảm bớt căng thẳng, chống stress hiệu quả.
Cải thiện sức khỏe xương khớp
Hạt dẻ chứa một lượng canxi, vitamin K, magiê và đồng là những chất thiết yếu giúp cải thiện sự chắc khỏe xương. Loại hạt này còn giúp giảm nguy cơ bị loãng xương, hỗ trợ giảm tỷ lệ gãy xương ở người cao tuổi.
Tăng khả năng miễn dịch
Hạt dẻ cung cấp 62% vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng khả năng miễn dịch và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Hạt dẻ có chất chống oxy hóa tự nhiên tan trong nước giúp cơ thể phát triển sức đề kháng chống lại các tác nhân của bệnh truyền nhiễm cũng như loại bỏ các gốc tự do gây ung thư trong cơ thể.
Ngăn ngừa bệnh mãn tính
Với đặc tính chống viêm và chống oxy hóa, chất aescin trong hạt dẻ có tác dụng làm giảm sự phát triển của tế bào khối u một cách đáng kể. Hợp chất này mang lại hiệu quả trong việc phòng bệnh ung thư gan, bạch cầu, tủy, phổi và ung thư tuyến tụy.
Cung cấp năng lượng
Hạt dẻ cung cấp hàm lượng carbohydrate lớn, nhóm vitamin nhóm B giúp bổ sung glycogen, hỗ trợ cơ bắp tăng trưởng tốt hơn và năng lượng hao hụt, mất đi sau các buổi tập luyện. Nhờ chứa hàm lượng tinh bột, hạt dẻ sẽ cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Đặc biệt, với những người tập thể hình nên bổ sung hạt dẻ trong thực đơn mỗi ngày.
Hỗ trợ trẻ hóa làn da
Trong hạt dẻ, hàm lượng vitamin E giúp bạn có khả năng chống lão hóa, cho làn da khỏe khoắn hơn mỗi ngày. Hơn nữa, vitamin E còn có thể bảo vệ da khỏi tia cực tím, chống ung thư và đẩy lùi quá trình lão hóa sớm do những tác nhân bên ngoài.
Điều trị bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một tình trạng các tĩnh mạch bị sưng xung quanh hậu môn và trực tràng. Các triệu chứng phổ biến mà người bệnh thường gặp phải là: ngứa, đau và chảy máu trực tràng.
Với các đặc tính chống viêm, các chiết xuất từ hạt dẻ có thể giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ bằng cách giảm viêm và sưng trong các tĩnh mạch chịu ảnh hưởng.
Sử dụng hạt dẻ được coi là an toàn, tuy nhiên trong một số trường hợp, nếu không được chế biến đúng cách, việc ăn hạt dẻ sẽ gây ra một số tác dụng phụ.
Hạt dẻ chưa qua chế biến có chứa một hợp chất gọi là aesculin. Chất này được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho là không an toàn, có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe. Nhẹ thì gặp các vấn đề tiêu hóa, đau dạ dày, chóng mặt, đau đầu và ngứa. Nghiêm trọng hơn là ngộ độc, co giật cơ, tê liệt, hôn mê và thậm chí là tử vong. Do vậy để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, bạn không nên ăn hạt dẻ chưa qua chế biến.
Ngoài ra, hạt dẻ còn có tương tác với một số loại thuốc như: Thuốc Coumadin ( chất là loãng máu): Hạt dẻ có thể làm chậm quá trình đông máu và tăng tác dụng của chất làm loãng máu. Thuốc trị tiểu đường: Hạt dẻ có thể làm giảm lượng đường trong máu. Kết hợp với thuốc trị tiểu đường hoặc insulin có thể làm tăng nguy cơ hạ đường huyết. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Hạt dẻ có thể làm giảm sự hấp thụ NSAID.
Hơn nữa, những người mắc bệnh thận hoặc gan không nên dùng hạt dẻ vì nó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.
5 loại rau dân dã nên ăn vào mùa lạnh, vừa rẻ tiền, vừa tốt cho sức khoẻ |
Những loại thảo mộc cực tốt cho sức khỏe trí não |
Trời lạnh, uống gì cho ấm và tốt cho sức khỏe? |