Phụ huynh lưu ý khi cho trẻ ăn hoa quả Thu hồi trứng chocolate Kinder Surprise do lo ngại nhiễm khuẩn salmonella Làm gì để bảo vệ sức khoẻ khi nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch lớn |
Trứng lòng đào là món ăn được khá nhiều người yêu thích vì độ mềm ngọt, thơm ngon, béo ngậy. Bên trong một quả trứng có chứa 6g đạm (tương đương với 1/3 lạng thịt bò), 5g chất béo, 1.6g chất béo bão hòa, các loại vitamin như A, B12 cùng khoáng chất Sắt, Riboflavin, Selen, Folate... Do đó, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ mang lại nhiều lợi ích tốt cho cơ, xương khơi và mắt. Bên cạnh đó, ăn trứng thường xuyên cũng giúp thúc đẩy quá trình lão hóa lành mạnh, cải thiện trí nhớ cũng như phân tích não bộ.
Tuy nhiên, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe lại không khuyến khích ăn trứng long đào quá nhiều, đặc biệt là với những người có hệ miễn dịch yếu, người già, phụ nữ có thai và trẻ em dưới 5 tuổi.
Nghiên cứu chỉ ra, khi ăn trứng lòng đào có nguy cơ nhiễm vi khuẩn salmonella, là một loại vi khuẩn có thể xâm nhập vào thức ăn hoặc nước uống và có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, sốt, ớn lạnh và nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn ở những đối tượng dễ bị tổn thương.
Salmonella có thể tồn tại trên các thực phẩm sống hoặc chưa được nấu chín kỹ. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ cho biết bất kỳ thực phẩm nào có nguồn gốc động vật - như trứng, thịt gia cầm, thịt bò và cá đều có khả năng bị nhiễm khuẩn salmonella.
Hơn nữa, chúng ta thường nghe nói rằng ăn trứng sống sẽ giữ được nhiều chất bổ dưỡng hơn. Tuy nhiên, hiện nay khoa học đã chứng minh điều ngược lại đó là trứng càng chín thì hấp thu càng tốt.
Một quả trứng khi được nấu chín sẽ được hấp thu tới 90-100% còn 1 quả trứng sống hoặc lòng đào chỉ có thể hấp thu 50-60% mà thôi. Ngoài ra protein trong trứng sống còn làm ức chế hấp thu biotin - một loại vitamin B7 rất cần thiết cho cơ thể.
Bảo quản đúng cách giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn
Đối với người trưởng thành khỏe mạnh, khi chiên trứng nên chiên ít nhất trong vòng từ 2-3 phút cho tới khi lòng trắng trứng săn lại, khi lắc chảo lòng trắng không lắc lư hoặc không trong như thạch. Lòng đỏ trứng cũng không nên quá chảy, nên nấu trứng ở nhiệt độ từ 62-70 độ C.
Bảo quản trứng đúng cách có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Trứng nên được bảo quản trong tủ lạnh. Không nên để trứng ra khỏi tủ lạnh quá lâu trước khi nấu bởi nhiệt độ của trứng càng cao thì khả năng sinh sôi vi khuẩn cũng sẽ càng tăng lên. Điều quan trọng là không nên sử dụng những quả trứng đã bị nứt hoặc vỡ. Thêm vào đó, bạn nên rửa sạch trứng và rửa tay trước khi nấu trứng để ngăn ngừa lây lan vi khuẩn.
Ăn trứng chín có tốt hơn?
Ăn trứng đã được nấu chín sẽ an toàn hơn và cũng dễ tiêu hoá hơn. Một nghiên cứu của Đại học Putra Malaysia cho thấy cơ thể sẽ dễ tiêu hoá protein trong trứng hơn nếu chúng được nấu chín. Một nghiên cứu khác từ Bỉ cho thấy con người sẽ sử dụng được 91% lượng protein có trong trứng đã được nấu chín, ở trứng sống, con số này chỉ là 51%.
Tuy nhiên, trứng chín quá kỹ cũng giảm bớt giá trị dinh dưỡng. Một nghiên cứu đã cho thấy hàm lượng vitamin A có trong trứng có thể giảm từ 17-20% khi được nấu chín. Hàm lượng chất chống oxy hoá trong trứng cũng bị giảm đi trong quá trình nấu nướng.
Một nghiên cứu khác nữa cho thấy các phương pháp nấu trứng thông dụng như nấu chín bằng lò vi sóng, luộc và rán sẽ làm giảm từ 6-18% hàm lượng chất chống oxy hoá. Do đó, hãy lưu ý thời gian nấu trứng cũng như nhiệt độ để giữ được tối đa hàm lượng dinh dưỡng của trứng.
Dự trữ thức ăn đúng cách, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mùa dịch |
Sức khỏe: Cách bảo quản đồ ăn thừa trong tủ lạnh |
Duy trì thói quen thức dậy đúng giờ giúp tăng khả năng miễn dịch |