Nguồn cung tăng sẽ giải nhiệt "cơn khát" nhà ở xã hội

Vừa qua, nhiều dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội được đề xuất, phê duyệt. Các chuyên gia kỳ vọng nguồn cung tăng sẽ kéo mặt bằng giá nhà đi xuống.
Xuất hiện tình trạng “lách luật” để đầu tư, mua bán căn hộ nhà ở xã hội Tìm lời giải cho bài toán nguồn cung nhà ở xã hội Từ 1/1/2025, 12 đối tượng đủ điều kiện sẽ được mua nhà ở xã hội
Nguồn cung nhà ở xã hội tại Hà Nội sẽ dồi dào hơn trong thời gian tới. Ảnh: Báo điện tử Chính Phủ
Nguồn cung nhà ở xã hội tại Hà Nội sẽ dồi dào hơn trong thời gian tới.

Nguồn cung nhà ở xã hội dồi dào

Mới đây nhất, đầu tháng 6, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội đề xuất xây mới 9 khu nhà ở xã hội tập trung, với quy mô 668 ha ở các huyện ngoại thành. Danh sách và vị trí 9 khu nhà ở xã hội này gồm: dự án nhà ở xã hội Thị trấn sinh thái Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ với quy mô 169ha; dự án nhà ở xã hội xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ với quy mô 127ha; dự án nhà ở xã hội xã Thạch Hòa, huyện Quốc Oai quy mô 78ha; dự án nhà ở xã hội quận Hà Đông quy mô 50ha; dự án nhà ở xã hội xã Đại Áng, huyện Thanh Trì và xã Khánh Hà, huyện Thường Tín quy mô 105ha; dự án nhà ở xã hội huyện Đan Phượng quy mô 22ha, dự án nhà ở xã hội Xã Mai Lâm, huyện Đông Anh quy mô 46,6ha; dự án nhà ở xã hội xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm quy mô 63ha; dự án nhà ở xã hội Quang Minh, huyện Mê Linh quy mô 12,9ha.

Bên cạnh đó, theo kế hoạch đến năm 2025, TP Hà Nội đã duyệt phát triển 5 khu nhà ở xã hội với quy mô 248 ha. Đến nay, Sở Xây dựng hoàn thành hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư 4 dự án. Số dự án này đang được Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì thẩm định. Bốn dự án này có diện tích 203 ha, khoảng 12.300 căn nhà ở xã hội. Trong đó, huyện Đông Anh, Mê Linh có 3 dự án với 9.800 căn, huyện Gia Lâm là một dự án với 2.400 căn hộ.

Như vậy, thời gian tới, nguồn cung nhà ở xã hội tại Hà Nội sẽ dồi dào hơn so với hiện tại. Trên thực tế, nguồn cung nhà ở xã hội đang vô cùng khan hiếm. Chung cư Hà Nội là sự chiếm lĩnh của nguồn hàng trung cấp và cao cấp. Từ năm 2023 đến hiện tại, ngoài dự án nhà ở xã hội NHS Trung Văn mở bán thì Hà Nội vẫn chưa đón thêm nguồn cung nhà ở xã hội nào ra hàng. Do đó, những thông tin tích cực về nhà ở xã hội trên được kì vọng sẽ giải cơn khát nhà ở giá rẻ của thủ đô.

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam, Luật Nhà ở (sửa đổi) mới được Quốc hội thông qua sẽ đóng vai trò quan trọng thúc đẩy nguồn cung nhà ở xã hội. Những điểm mới trong các bộ luật này góp phần tháo gỡ những khó khăn mà thị trường phải đối mặt trong thời gian qua, trong đó có những “điểm nghẽn” về nhà ở xã hội.

Cụ thể, Luật Nhà ở mới quy định những doanh nghiệp định hướng phát triển nhà ở xã hội sẽ nhận được nhiều ưu đãi với các cơ chế thông thoáng hơn. 20% quỹ đất phát triển nhà ở xã hội sẽ thuộc trách nhiệm quy hoạch của từng địa phương, căn cứ vào đó các địa phương sẽ có chính sách phát triển nhà ở, bố trí quỹ đất thực sự phù hợp.

Luật Nhà ở 2023 cũng bổ sung quy định giao trách nhiệm của UBND cấp tỉnh phải bố trí đủ quỹ đất phát triển nhà ở xã hội.

Đáng nói, những chủ đầu tư tham gia phát triển nhà ở xã hội sẽ được miền trừ thuế toàn bộ phần diện tích xây nhà ở xã hội mà không phải thực hiện thủ tục xác định giá đất và thủ tục xin miễn trừ. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng chỉ sẽ áp dụng biên độ lợi nhuận ở phần diện tích xây nhà ở xã hội cũng được xem là điểm cộng để tăng sức hút đầu tư.

Giá căn hộ sẽ xuống mức phù hợp hơn

Người dân xếp hàng chờ mua nhà ở xã hội.
Người dân xếp hàng chờ mua nhà ở xã hội.

Ông Nguyễn Thế Điệp - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam - nhận định, thời gian tới, phân khúc nhà ở xã hội có thể sẽ bứt phá mạnh về nguồn cung khi các quy định mới cho phép dự án được triển khai thuận lợi hơn, nhanh hơn. Khi nguồn cung nhà ở xã hội lớn, giá nhà có thể "hạ nhiệt".

Ông Điệp cũng cho biết, các luật mới có hiệu lực sẽ phần nào tháo gỡ những nút thắt lâu nay trong quá trình triển khai dự án, từ đó giải phóng nguồn cung, giúp giảm giá nhà, ổn định thị trường. Dự báo, nguồn cung nhà ở xã hội sẽ cải thiện từ năm 2025 và giai đoạn 2026-2027 sẽ "bùng nổ" nguồn cung.

Ông Nguyễn Văn Đính dự báo, khi nguồn cung nhà ở xã hội bật tăng, mặt bằng giá căn hộ sẽ xuống mức phù hợp hơn với người dân có nhu cầu ở thực.

Đồng quan điểm, theo ông Nguyễn Anh Quê, Chủ tịch Tập đoàn G6, giá nhà hiện nay đang ở mức khá cao, nhưng nếu nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ dồi dào thì mặt bằng giá sẽ được kéo xuống.

Trong quá khứ, ở giai đoạn 2008 - 2010 có dự án chung cư giá 50 - 70 triệu đồng/m2. Thế nhưng, đến năm 2011 - 2013, khi thị trường xuất hiện các dự án nhà thương mại giá rẻ, nhà ở xã hội, bình quân ở mức 11 - 15 triệu đồng/m2 thì lập tức giá chung cư trên thị trường giảm nhiệt.

Đơn cử, vào năm 2010, dự án chung cư Indochina Plaza trên đường Xuân Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội), có giá bán bình quân 50 - 60 triệu đồng/m2. Nhưng đến năm 2013, khi nguồn cung tăng, giá nhiều căn hộ ở khu này chỉ còn 30-35 triệu đồng/m2.

Với những diễn biến thực tế, ông Quê nhận định nếu kịch bản cũ lặp lại, giá nhà có thể giảm từ năm 2026. Lý do là bởi các dự án nhà ở nói chung và các dự án nhà ở xã hội sẽ bắt đầu hoàn thiện về thủ tục, đẩy nguồn cung tăng lên trong khoảng 1 năm sau đó, giúp giá nhà hạ nhiệt.

Theo thống kê của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) trong báo cáo thị trường mới đây, trong giai đoạn 2021-2025, nhu cầu về nhà ở xã hội khoảng 1,24 triệu căn hộ, và giai đoạn 2026-2030 là 1,16 triệu căn hộ. Tuy nhiên, dù vẫn thiếu nguồn cung trên tổng thể, song, tình trạng "vừa thiếu, vừa ế" ở phân khúc nhà ở xã hội vẫn chưa được khắc phục.

Nhiều chuyên gia bất động sản đánh giá, việc phát triển phân khúc nhà ở xã hội đang ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực, tuy nhiên, để giải quyết nguồn cung nhà ở xã hội vẫn cần những chính sách tháo gỡ bất cập trong xử lý quy trình thủ tục, đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp tham gia, đẩy nhanh tiến độ dự án, từ đó gia tăng nguồn cung ra thị trường.

Ngân hàng Nhà nước công bố 5 giải pháp chính gỡ khó cho thị trường BĐS Ngân hàng Nhà nước công bố 5 giải pháp chính gỡ khó cho thị trường BĐS
Giá căn hộ chung cư được dự đoán hạ nhiệt khi tăng nguồn cung nhà ở xã hội Giá căn hộ chung cư được dự đoán hạ nhiệt khi tăng nguồn cung nhà ở xã hội
Vì sao doanh nghiệp chưa “mặn mà” với gói cho vay 120.000 tỷ đồng Vì sao doanh nghiệp chưa “mặn mà” với gói cho vay 120.000 tỷ đồng
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá cà phê giảm mạnh, thị trường toàn cầu đối mặt nhiều biến động

Giá cà phê giảm mạnh, thị trường toàn cầu đối mặt nhiều biến động

Thị trường cà phê Việt Nam bước vào tuần mới với xu hướng giá giảm mạnh, nối dài chuỗi điều chỉnh theo thị trường thế giới. Trong bối cảnh tồn kho toàn cầu tăng cao và dự báo sản lượng từ Brazil khả quan, giá cà phê trong nước tại Tây Nguyên giảm tới 3.500 đồng/kg, gây áp lực lên người trồng và doanh nghiệp xuất khẩu.
Giá vàng tiếp tục lao dốc, người mua lỗ gần 9 triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng tiếp tục lao dốc, người mua lỗ gần 9 triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng trong nước sáng 8-6 tiếp tục giảm mạnh, ghi nhận tuần thứ hai liên tiếp lao dốc. Trong bối cảnh thị trường vàng đang chờ đợi động thái từ cơ quan quản lý, người mua vàng miếng tiếp tục thua lỗ nặng, trong khi giới chuyên gia vẫn giữ tâm lý lạc quan về khả năng phục hồi của giá vàng.
Giá tiêu giảm mạnh trong nước, kỳ vọng phục hồi nhờ tín hiệu từ Mỹ

Giá tiêu giảm mạnh trong nước, kỳ vọng phục hồi nhờ tín hiệu từ Mỹ

Giá tiêu trong nước sáng 8/6 đồng loạt giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg, về mức 142.000 - 143.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá tiêu thế giới giữ ổn định. Tín hiệu tích cực từ đàm phán thương mại Việt - Mỹ đang mở ra hy vọng hồi phục cho thị trường.
Giá cà phê giảm mạnh do áp lực nguồn cung từ Brazil và Việt Nam

Giá cà phê giảm mạnh do áp lực nguồn cung từ Brazil và Việt Nam

Sáng 8/6, giá cà phê tại Tây Nguyên đồng loạt giảm mạnh, dao động từ 113.500 – 114.000 đồng/kg, thấp hơn 1.500 – 1.800 đồng/kg so với hôm qua. Trên thị trường thế giới, giá cà phê cũng lao dốc do thu hoạch thuận lợi tại Brazil và xuất khẩu tăng từ Việt Nam.
Giá heo hơi điều chỉnh trái chiều trong tuần qua

Giá heo hơi điều chỉnh trái chiều trong tuần qua

Nhìn chung, thị trường heo hơi tuần qua diễn biến khá phức tạp. Ghi nhận mới nhất cho thấy heo hơi trên toàn quốc được mua bán với giá từ 68.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá sầu riêng giảm sâu, nhà vườn lao đao

Giá sầu riêng giảm sâu, nhà vườn lao đao

Dù đang vào vụ thu hoạch chính, nhưng sầu riêng tại nhiều tỉnh đồng bằng sông Cửu Long lại rớt giá mạnh, có nơi chỉ còn 25.000 đồng/kg. Xuất khẩu gặp khó, nội địa tiêu thụ hạn chế khiến người trồng rơi vào cảnh điêu đứng, đối mặt nguy cơ thua lỗ nặng nề.
Giá tiêu tăng nhẹ 1.000 đồng/kg, thị trường đang dò đáy và tìm điểm hỗ trợ

Giá tiêu tăng nhẹ 1.000 đồng/kg, thị trường đang dò đáy và tìm điểm hỗ trợ

Giá tiêu trong nước ngày 7/6 tiếp tục ghi nhận biến động nhẹ khi tăng thêm 1.000 đồng/kg tại một số tỉnh trọng điểm. Mức giá hiện dao động từ 143.000 – 145.000 đồng/kg, cho thấy thị trường đang có dấu hiệu hồi phục sau nhiều phiên giảm liên tiếp.
Giá heo hơi chưa có dấu hiệu điều chỉnh mới

Giá heo hơi chưa có dấu hiệu điều chỉnh mới

Giá heo hơi hôm nay 7/6, duy trì ổn định trên cả nước trong phiên cuối tuần. Khảo sát mới nhất cho thấy, thị trường heo hơi toàn quốc đang giữ giao dịch trong khoảng 68.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá cà phê giảm mạnh trên cả hai sàn, robusta mất 153 USD/tấn

Giá cà phê giảm mạnh trên cả hai sàn, robusta mất 153 USD/tấn

Giá cà phê ngày 7/6 đồng loạt quay đầu giảm trên cả hai sàn giao dịch quốc tế. Đáng chú ý, giá robusta lao dốc mạnh, mất tới 153 USD/tấn, xuống chỉ còn 4.440 USD/tấn. Nguyên nhân chủ yếu đến từ tiến độ thu hoạch tích cực tại Brazil và xuất khẩu cà phê từ Việt Nam tăng vọt.
Nâng tầm hàng Việt trong hội nhập kinh tế sâu rộng

Nâng tầm hàng Việt trong hội nhập kinh tế sâu rộng

Bộ Công Thương thực hiện kế hoạch năm 2025 cho Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tập trung phát triển thị trường nội địa, thúc đẩy thương mại số, giảm chi phí kinh doanh và nâng cao ý thức dùng hàng Việt trong xã hội.
Giá heo hơi tiếp tục ổn định trên cả ba miền

Giá heo hơi tiếp tục ổn định trên cả ba miền

Giá heo hơi hôm nay 6/6, tiếp tục ổn định trên cả ba miền, không ghi nhận biến động mới so với hôm qua. Hiện tại, ba miền đang giao dịch heo hơi trong khoảng 68.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá tiêu giảm, xuất khẩu sụt mạnh trong khi nhập khẩu lập kỷ lục mới

Giá tiêu giảm, xuất khẩu sụt mạnh trong khi nhập khẩu lập kỷ lục mới

Giá tiêu trong nước ngày 6/6 giảm từ 1.000 – 2.000 đồng/kg, dao động quanh mức 143.000 – 144.000 đồng/kg. Trong khi đó, xuất khẩu hồ tiêu 5 tháng đầu năm sụt giảm, nhưng nhập khẩu lại tăng mạnh, lập kỷ lục mới.
Giá cà phê trong nước tăng nhẹ, thị trường quốc tế phục hồi mạnh

Giá cà phê trong nước tăng nhẹ, thị trường quốc tế phục hồi mạnh

Giá cà phê tại khu vực Tây Nguyên sáng 6/6 tăng nhẹ so với hôm qua, trong khi thị trường thế giới ghi nhận mức tăng mạnh trên cả hai sàn do hoạt động mua bù bán khống và đồng Real Brazil tăng giá.
Giá xăng dầu điều chỉnh tăng nhẹ, Quỹ bình ổn tiếp tục không chi

Giá xăng dầu điều chỉnh tăng nhẹ, Quỹ bình ổn tiếp tục không chi

Chiều 5-6, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định điều chỉnh giá xăng dầu với xu hướng tăng nhẹ ở hầu hết các mặt hàng. Đáng chú ý, kỳ điều hành lần này tiếp tục không sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.
Giá vàng SJC vọt lên gần 118 triệu đồng/lượng, chuyên gia kiến nghị cải tổ chính sách

Giá vàng SJC vọt lên gần 118 triệu đồng/lượng, chuyên gia kiến nghị cải tổ chính sách

Sáng 5/6, giá vàng miếng SJC tiếp tục lập đỉnh mới khi vượt ngưỡng 117 triệu đồng/lượng, nới rộng khoảng cách với giá thế giới lên hơn 10 triệu đồng. Diễn biến tăng nóng cùng bất ổn kéo dài đặt ra yêu cầu cấp thiết về cải cách chính sách, từ bỏ cơ chế hành chính cứng nhắc để hình thành thị trường vàng vận hành theo quy luật.
Giá heo hơi duy trì ổn định trên cả ba miền

Giá heo hơi duy trì ổn định trên cả ba miền

Giá heo hơi hôm nay 5/6, tạm chững tại cả ba miền trong sáng nay. Khảo sát trên cả nước cho thấy giá heo hơi đang được giao dịch trong khoảng 68.000 - 75.000 đồng/kg.
Giá tiêu trong nước ổn định, xuất khẩu giảm sản lượng nhưng tăng mạnh giá trị

Giá tiêu trong nước ổn định, xuất khẩu giảm sản lượng nhưng tăng mạnh giá trị

Giá tiêu nội địa tiếp tục duy trì ở mức cao trong khi giá xuất khẩu tại các quốc gia sản xuất lớn biến động trái chiều. Tại Việt Nam, sản lượng tiêu xuất khẩu giảm nhưng giá trị lại tăng gần 40% nhờ giá xuất khẩu bình quân tăng vọt.
Giá cà phê phục hồi trên sàn quốc tế, giảm mạnh trong nước

Giá cà phê phục hồi trên sàn quốc tế, giảm mạnh trong nước

Sự tăng giá của đồng Real Brazil đã hỗ trợ thị trường cà phê thế giới phục hồi nhẹ trong phiên giao dịch sáng 5/6, song giá cà phê trong nước lại ghi nhận mức giảm mạnh do áp lực từ nguồn cung và chi phí tăng cao.
SJC cao hơn vàng nhẫn tới 3,6 triệu đồng/lượng dù cùng chất lượng

SJC cao hơn vàng nhẫn tới 3,6 triệu đồng/lượng dù cùng chất lượng

Giá vàng trong nước tiếp tục xu hướng giảm bất chấp giá thế giới đi lên. Đáng chú ý, mức chênh lệch giữa vàng miếng SJC và vàng nhẫn hiện đã lên đến 3,6 triệu đồng mỗi lượng, làm dấy lên lo ngại về tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý thị trường.
Giá tiêu giảm nhẹ, xuất khẩu tháng 5 vẫn ảm đạm

Giá tiêu giảm nhẹ, xuất khẩu tháng 5 vẫn ảm đạm

Giá tiêu trong nước ngày 4/6 giảm trở lại sau đợt tăng ngắn, trong bối cảnh xuất khẩu tháng 5 tiếp tục sụt giảm cả về sản lượng và giá trị. Dù thị trường thế giới chưa ghi nhận biến động mới, tâm lý thận trọng vẫn chi phối toàn ngành.
Giá cà phê giảm mạnh do nguồn cung dồi dào

Giá cà phê giảm mạnh do nguồn cung dồi dào

Ngày 4/6, giá cà phê tiếp tục giảm trên cả hai sàn giao dịch quốc tế, đánh dấu phiên giảm thứ 8 liên tiếp của robusta. Nguyên nhân chính là nguồn cung tăng mạnh từ vụ thu hoạch mới tại Brazil, Indonesia và Việt Nam.
Giá vàng SJC tiếp tục tăng, chênh lệch với thế giới còn 12 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC tiếp tục tăng, chênh lệch với thế giới còn 12 triệu đồng/lượng

Vàng miếng trong nước ngày 3/6 tiếp tục tăng nhẹ, đưa mức chênh lệch với thế giới thu hẹp còn khoảng 12 triệu đồng mỗi lượng. Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp và ngân hàng bị phát hiện sai phạm trong hoạt động kinh doanh, giới chuyên gia kêu gọi cải cách mạnh mẽ nhằm minh bạch và lành mạnh hóa thị trường.
6 tỷ đồng giải thưởng “Phiêu hè cùng Ford, Tự do sống chất”

6 tỷ đồng giải thưởng “Phiêu hè cùng Ford, Tự do sống chất”

Ford Việt Nam phối hợp cùng hệ thống đại lý trên toàn quốc triển khai chương trình khuyến mãi lớn mang tên “Phiêu hè cùng Ford, Tự do sống chất”, với tổng giá trị giải thưởng lên tới 6 tỷ đồng. Chương trình áp dụng từ ngày 2/6 đến ngày 21/6/2025, dành cho khách hàng mua các dòng xe Ford Everest, Explorer, Territory, Ranger và Transit.
Tiêu thụ điện lập đỉnh giữa cao điểm nắng nóng kéo dài

Tiêu thụ điện lập đỉnh giữa cao điểm nắng nóng kéo dài

Miền Bắc và miền Trung trải qua đợt nắng gay gắt nhất từ đầu năm đến nay, khiến công suất tiêu thụ điện toàn quốc lập kỷ lục mới, vượt đỉnh năm 2024 hơn 1.700MW. Trước áp lực quá tải lưới điện, EVN khuyến cáo người dân sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả.
Giá tiêu trong nước tăng nhẹ, Quảng Trị đối mặt nguy cơ thất thu

Giá tiêu trong nước tăng nhẹ, Quảng Trị đối mặt nguy cơ thất thu

Sáng 3/6, giá tiêu trong nước ghi nhận mức tăng từ 500 – 1.000 đồng/kg so với ngày hôm trước, dao động trong khoảng 145.000 – 147.000 đồng/kg. Trên thị trường thế giới, giá tiêu Indonesia nhích nhẹ, trong khi giá tiêu Malaysia có xu hướng giảm.
Giá heo hơi biến động trái chiều tại ba miền

Giá heo hơi biến động trái chiều tại ba miền

Giá heo hơi hôm nay 3/6, miền Bắc tiếp tục tăng tại nhiều tỉnh. Trong khi đó, miền Nam giảm nhẹ ở một loạt địa phương. Hiện tại, heo hơi trên cả nước được giao dịch trong khoảng 68.000 - 75.000 đồng/kg.
Cà phê robusta giảm mạnh, arabica phục hồi nhẹ trong phiên đầu tuần

Cà phê robusta giảm mạnh, arabica phục hồi nhẹ trong phiên đầu tuần

Sáng 3/6, giá cà phê robusta trên sàn London giảm xuống mức thấp nhất trong hơn sáu tháng, trong khi arabica tại New York nhích nhẹ trở lại. Thị trường đang chịu áp lực từ tồn kho tăng cao và nguồn cung dồi dào.
Tái cơ cấu thị trường – Giải pháp chiến lược cho ngành gỗ xuất khẩu 18 tỷ USD

Tái cơ cấu thị trường – Giải pháp chiến lược cho ngành gỗ xuất khẩu 18 tỷ USD

Ngành gỗ Việt Nam hiện đóng vai trò chủ lực trong cơ cấu xuất khẩu nông – lâm sản của quốc gia, đồng thời giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, việc quá tập trung vào một số thị trường truyền thống như Hoa Kỳ khiến ngành này dễ bị tổn thương trước các thay đổi chính sách đột ngột từ bên ngoài. Trong mục tiêu đạt 18 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2025, mở rộng và tái cơ cấu thị trường được xem là chiến lược sống còn để đảm bảo tăng trưởng ổn định và bền vững cho ngành gỗ Việt Nam.
Thực phẩm online bứt phá cùng thế hệ Z và Alpha

Thực phẩm online bứt phá cùng thế hệ Z và Alpha

Gen Z và Gen Alpha đang tạo ra làn sóng tiêu dùng mới, định hình cách mua sắm và lựa chọn thực phẩm, đồ uống trên các sàn thương mại điện tử. TikTok, Shopee và các nền tảng số trở thành công cụ tác động mạnh mẽ đến hành vi ăn uống hiện đại.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động