Nắng nóng, bổ sung nước như thế nào cho đúng cách?

Vào mùa nắng nóng, ngoài việc giải nhiệt cho cơ thể bằng các biện pháp làm mát như dùng quạt, điều hòa nhiệt độ, bơi lội,... Việc uống nước đúng cách không chỉ góp phần làm mát mà còn tăng sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh trong tiết trời oi nóng.
Ngày nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?Làm gì để phòng các bệnh về da trong mùa nắng nóng?Nắng nóng gay gắt, tiêu thụ điện gần cán mốc tỉ kWh trong 1 ngày

Tầm quan trọng của nước đối với cơ thể

Nắng nóng, bổ sung nước như thế nào cho đúng cách?
Nước là một trong những thành phần cơ bản và cần thiết chiếm tới 60 - 70% trọng lượng cơ thể con người.

Trong những ngày mùa hè, thời tiết nóng nực, oi bức, nhiệt độ cao của môi trường tăng cao, cơ thể sẽ bị mất nước do ra nhiều mồ hôi, một số chức năng cơ thể sẽ bị rối loạn. Nắng nóng làm tăng nhu cầu về nước do cơ thể bị mất nước qua da (tăng tiết mồ hôi) và qua phổi (tăng nhịp thở).

Mất nước sẽ làm giảm thể tích máu, giảm máu qua thận, giảm bài tiết nước tiểu, gây rối loạn chuyển hóa trong tế bào, làm tăng urê, tăng các sản phẩm tan trong máu. Mất nước còn giảm đi những chất điện giải quan trọng trong cơ thể.

Đồng thời, lúc nắng nóng, mồ hôi thoát ra nhiều nên nhu cầu về nước tăng cao, nhất là với những người làm việc nặng hoặc làm việc ngoài trời nắng. Lúc này, cơ thể cần nước để cân bằng nhiệt độ cơ thể. Việc uống nước tưởng chừng như đơn giản, nhưng nếu thực hiện không đúng cách sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Nước là một trong những thành phần cơ bản và cần thiết chiếm tới 60 - 70% trọng lượng cơ thể con người. Ở bào thai, trẻ em tỉ lệ này còn cao hơn nữa. Do đó, việc uống nước đúng cách không chỉ giải nhiệt cơ thể mà còn tăng sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh trong tiết trời oi bức. Vì vậy mọi người cần uống nước đúng cách trong mùa hè để bảo vệ sức khỏe.

Uống nước như thế nào là đúng cách?

Mỗi ngày, người trưởng thành cần 35g nước cho 1kg thể trọng. Nhu cầu nước của trẻ em cao gấp 3 - 4 lần. Trung bình mỗi người cần 6 - 8 cốc nước/ngày (tương đương 1,5 lít). Nước đưa vào cơ thể dưới dạng thức ăn và đồ uống. Nhu cầu nước hàng ngày của cơ thể còn tùy theo thời tiết, điều kiện sinh hoạt, tình trạng lao động, tình trạng sinh lý... Người càng cao tuổi lượng nước trong cơ thể càng ít. Ở trẻ sơ sinh lượng nước chiếm 75 - 80% cân nặng, nhưng người 60 - 70 tuổi lượng nước chỉ chiếm 50% trọng lượng.

Theo cân nặng, tuổi với trẻ vị thành niên (10 - 18) tuổi nhu cầu nước là 40ml/kg; từ 19 - 30 tuổi hoạt động thể lực nặng nhu cầu nước là 40ml/kg; từ 19 đến 55 tuổi hoạt động thể lực trung bình nhu cầu nước là 35ml/kg, người trưởng thành trên 55 tuổi nhu cầu nước là 30ml/kg.

Trẻ em từ 1 - 10kg nhu cầu nước là 100ml/kg; trẻ em từ 11 - 20kg nhu cầu nước: 1.000ml + 50ml cho mỗi 10kg cân nặng tăng lên; trẻ em từ 21kg trở lên nhu cầu nước là: 1.500ml + 20ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên. Người trưởng thành trên 50 tuổi nhu cầu nước thêm 15ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên.

Với mùa hè nắng nóng, bài tiết chủ yếu là mồ hôi, lượng mồ hôi bài tiết rất lớn: 2 - 3 lít/giờ và đặc biệt có thể tới 3 - 3,5 lít/giờ, có thể gây ra những rối loạn do thiếu nước. Bài tiết mồ hôi để thực hiện một chức năng quan trọng là điều hòa thân nhiệt. Ngoài ra, nước còn bài tiết qua nước tiểu: một người trưởng thành bình thường mỗi ngày bài tiết 1 - 1,5 lít nước tiểu, nước thấm qua da (không phải là mồ hôi) mỗi ngày 450ml, đào thải qua khí thở mỗi ngày 250 - 350ml.

Nguy hiểm khi cơ thể thiếu nước

Nắng nóng, bổ sung nước như thế nào cho đúng cách?
Mất nước là một tình trạng nguy hiểm đối với cơ thể.

Khi cơ thể mất nước là tình trạng mà lượng nước nạp vào cơ thể ít hơn lượng nước thải ra, làm cho lượng nước trong cơ thể mất cân bằng theo chiều hướng đi xuống. Mất cân bằng nước sẽ phá vỡ sự cân bằng của các nồng độ muối, khoáng chất và lượng đường trong máu, dẫn đến việc cản trở các hoạt động bình thường và gây nhiều thiệt hại cho cơ thể. Mất nước là một tình trạng nguy hiểm đối với cơ thể và gây ra những biến chứng sau:

Phù não: Sau khi bị mất nước, nếu bù đắp lượng chất lỏng một cách nhanh chóng, làm cho cơ thể cố gắng đưa nhiều nước vào trong các tế bào, có thể gây ra hiện tượng phù và làm vỡ một số tế bào. Nghiêm trọng nhất là khiến các tế bào não bị phù nề.

Động kinh: Mất cân bằng nước tức là bị mất cân bằng điện giải sẽ gây rối loạn quá trình dẫn truyền và dẫn đến co thắt cơ bắp không tự chủ, đôi khi mất ý thức.

Sốc: Đây là một trong những hậu quả nghiêm trọng nhất và có thể đe dọa tính mạng khi cơ thể mất nước. Tình trạng này xảy ra khi thể tích máu thấp làm tụt huyết áp và giảm lượng oxy trong cơ thể.

Suy thận cấp: Đây là biến chứng có khả năng đe dọa đến tính mạng, xảy ra khi thận không còn khả năng loại bỏ các chất lỏng dư thừa và chất thải từ máu.

Hôn mê và tử vong: Nếu cơ thể mất nước nghiêm trọng và không được điều trị kịp thời và thích hợp, có thể gây hôn mê và tử vong.

Một số dấu hiệu phổ biến khi cơ thể mất nước là:Khát nước, có thể thấy khát rất nhiều; Cảm thấy chóng mặt hay bị choáng váng; Đánh trống ngực; Tiểu ít; Khô miệng; Nước tiểu có màu vàng đậm và đặc; Yếu cơ; Da khô...

Nguy hiểm khi cơ thể uống quá nhiều nước

Việc nạp quá nhiều nước cũng dẫn đến tình trạng thừa nước trong cơ thể. Việc thừa nước trong cơ thể cũng rất nguy hiểm không kém so với tình trạng mất nước. Có hai dạng thừa nước, đó là:

Lượng nước nạp vào quá nhiều: Uống nhiều nước hơn lượng mà thận có thể thải ra qua nước tiểu, dẫn đến việc tích tụ quá nhiều nước trong cơ thể.

Giữ nước: Khi cơ thể không thể thải ra lượng nước thừa, do một số loại bệnh gây ra, dẫn đến việc thừa nước trong cơ thể. Nguyên nhân gây thừa nước trong cơ thể do một số bệnh lý: Bệnh gan, Bệnh thận., Bệnh suy tim xung huyết, Hội chứng hormone lợi tiểu không phù hợp,

Triệu chứng của việc thừa nước trong cơ thể: Buồn nôn, nôn, có cảm giác no và đầy bụng, đau đầu, cảm thấy các cơ yếu dần đi, có thể bị chuột rút hoặc đau nhức, co giật, bất tỉnh, hôn mê.

Uống nước đúng cách

Nắng nóng, bổ sung nước như thế nào cho đúng cách?
Việc uống nước đầy đủ, thường xuyên ngay cả khi không khát sẽ giúp khỏe mạnh hơn.

Nên uống chậm và uống thành từng ngụm nhỏ để cơ thể kịp đáp ứng và dần dần đưa nước đều đến các cơ quan, giúp cho quá trình hấp thu của cơ thể được thuận lợi. Thói quen chỉ uống nước khi khát và khi khát thì uống liên tục là không tốt vì khi cảm thấy khát là lúc cơ thể đã thiếu nước. Vì vậy, việc uống nước đầy đủ, thường xuyên ngay cả khi không khát sẽ giúp khỏe mạnh hơn. Nếu chỉ uống nước khi khát hoặc để khát lâu mới uống sẽ khiến người nhanh mệt mỏi.

Uống nước quá lạnh, nước lạnh không chỉ gây ra các bệnh về đường tiêu hóa (do nước đá được làm từ nguồn nước không đảm bảo vệ sinh) mà còn gây ra các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm phổi... Cần hạn chế nước uống quá lạnh vào mùa nóng vì nước lạnh sẽ làm hạ nhiệt trong cơ thể và làm chậm lại quá trình trao đổi chất, mặt khác uống lạnh nhiều cũng dễ gây viêm họng.

Uống quá nhiều nước một lúc, lúc cơ thể có cảm giác rất khát, mọi người thường uống nhanh một cốc nước thật đầy, đây lại là cách uống nước gây nguy hiểm cho cơ thể bởi uống nhiều nước trong một thời gian ngắn làm cho máu bị loãng, tăng gánh nặng cho tim. Điều này sẽ rất nguy hiểm với những người vừa chạy về hoặc làm việc nặng...Đồng thời, uống nhiều nước một lúc sẽ khiến mồ hôi đổ ra liên tục, dẫn đến cơ thể thiếu các chất điện giải như kali, natri...; từ đó cảm giác khát lại càng tăng, chưa kể sẽ khiến bụng bị chướng, có thể bị nấc cụt. Do vậy giải pháp tốt nhất là nên uống từ từ từng ngụm nhỏ.

Uống cà phê, trà, bia rượu: Đồ uống chứa caffeine và gia tăng nhiệt của cơ thể, nó sẽ gây ra tình trạng mất nước do có tác dụng lợi tiểu sẽ làm cơ thể thiếu nước. Uống trà đá để cân bằng nhiệt dư thừa trong cơ thể nếu thực sự cần thiết . Nên hạn chế các loại nước có cồn trong thời tiết nắng nóng vì các loại đồ uống này càng làm gia tăng tình trạng mất nước. Người có bệnh tiểu đường hạn chế dùng đồ uống có đường, người có rối loạn điện giải cần dùng nước theo chỉ định của thầy thuốc

Một số loại nước thông dụng

Nắng nóng, bổ sung nước như thế nào cho đúng cách?
Nước dừa là một trong nhiều loại nước uống giải khát thông dụng.

Chè xanh: Các nghiên cứu gần đây nhất đều khẳng định chè xanh là một thức uống rất có giá trị. Chè xanh là nguồn tốt nhất cung cấp nhiều loại flavonoid chống oxy hóa, fluor, nhiều vitamin. Nhiều bằng chứng cho thấy uống nước chè xanh có thể phòng ngừa nhiều loại ung thư, bệnh tim mạch, sỏi thận, sâu răng... Chú ý, trà thường uống vào buổi sáng, buổi trưa. Không nên uống vào buổi tối kích thích thần kinh, gây mất ngủ.

Nước dừa: Nước dừa là một trong nhiều loại nước uống giải khát thông dụng, cung cấp nhiều kali và các chất khoáng, sử dụng thường xuyên sẽ tốt cho sức khỏe. Uống một cốc nước dừa mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bất thường của đường tiêu hóa, nhiệt miệng, nhanh chóng hồi phục cơ thể sau khi mất nước.

Nước cam, nước chanh: Nước cam, nước chanh cung cấp vitamin C, vitamin A, E,…giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch. Vì vậy, nhiều người lựa chọn uống nước cam, chanh để tăng cường sức đề kháng, chống lại dịch bệnh hiện nay là rất tốt. Ngoài cam, chanh, các loại quả khác cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: bưởi, đu đủ, xoài, dưa hấu, cà rốt,…

Nước râu ngô: Nước râu ngô có tác dụng lợi tiểu, thải độc cho cơ thể nên tốt cho người cao huyết áp, bệnh thận, giảm cân. Nước râu ngô chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho việc kích thích loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thế, tăng cường chức năng gan, chức năng bài tiết và giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ.

Nước rau má: Rau má là loại rau rất thông dụng vừa để ăn và chế biến nước giải khát, rau má cung cấp nhiều vitamin A, C, E,…chất có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Rau má rửa sạch có thể ăn sống , xay nhuyễn lấy nước hoặc dùng để nấu canh trong bữa cơm hàng ngày.

Nước cà rốt: Cà rốt có chứa nhiều glucoza, lecithin, caroten, dầu thực vật, muối kali, magiê, sắt, caxi… Cà rốt nhiều carotene, khi vào cơ thể nó được chuyển hóa thành vitamin A rất cần cho sự phát triển của cơ thể, giúp sáng mắt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giữ cho da dẻ mịn màng.

Lưu ý: Khi sử dụng các loại nước uống có đường thì phải lưu ý đến lượng đường bạn nạp vào cơ thể sẽ gây dư thừa năng lượng và tang đường huyết ở người có bệnh tiểu đường.Sử dụng nước rau luộc hoặc nước canh trong bữa cơm cũng là cách bổ sung nước, một lượng vitamin và khoáng chất.

Những đối tượng cần chú ý bổ sung nước

Người làm những công việc nặng nhọc ngoài trời nắng nóng (như thợ điện, thợ xây, công nhân,...). Vận động viên thể thao thường xuyên tập luyện nhiều. Người lớn tuổi ăn uống kém khiến cơ thể mất nước trầm trọng. Sử dụng các loại thuốc như lợi tiểu, nhuận tràng và các thuốc ức chế men chuyển điều trị huyết áp cao có thể gây đi tiểu thường xuyên hơn hoặc đổ mồ hôi, gây ra hiện tượng mất cân bằng nước. Người có bệnh lý sốt, tiêu chảy: Người bệnh thường nôn và đi ngoài phân lỏng, khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng.

Người bị suy thận: Bắt đầu từ khoảng 50 tuổi và trở nên nghiêm trọng hơn lúc khoảng 70 tuổi. Thận bắt đầu mất một số khả năng để loại bỏ các độc tố ra khỏi máu, do thận ít có khả năng cô đặc nước tiểu dẫn đến đào thải nước ra khỏi cơ thể nhanh hơn khi già đi.

Việc uống nước tưởng chừng như rất đơn giản nhưng cần có sự hiểu biết nhất định để bổ sung nước đúng cách, tránh uống thiếu hoặc thừa nướcảnh hưởng đến sức khỏe.

Những tác dụng bất ngờ của rau xà lách không phải ai cũng biết Những tác dụng bất ngờ của rau xà lách không phải ai cũng biết
Tại sao người bán nước mía cho quất vào ép cùng? Tại sao người bán nước mía cho quất vào ép cùng?
Uống hoa đu đủ đực ngâm mật ong vào lúc nào hợp lý? Uống hoa đu đủ đực ngâm mật ong vào lúc nào hợp lý?
Làm gì để phòng các bệnh về da trong mùa nắng nóng? Làm gì để phòng các bệnh về da trong mùa nắng nóng?
Đẩy mạnh phòng, chống đuối nước cho trẻ em dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 Đẩy mạnh phòng, chống đuối nước cho trẻ em dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Chuyên gia chỉ cách phòng tránh say nắng trong mùa hè Chuyên gia chỉ cách phòng tránh say nắng trong mùa hè
Loại quả dân giã giúp giải nhiệt hiệu quả trong mùa hè oi bức Loại quả dân giã giúp giải nhiệt hiệu quả trong mùa hè oi bức
Bình An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Y tế yêu cầu truy xuất nguồn gốc thực phẩm vụ sinh viên Lào Cai nghi ngờ ngộ độc

Bộ Y tế yêu cầu truy xuất nguồn gốc thực phẩm vụ sinh viên Lào Cai nghi ngờ ngộ độc

Trước vụ việc hàng chục sinh viên tại Lào Cai nhập viện với biểu hiện rối loạn tiêu hóa sau khi ăn tối tại căng tin nhà trường, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã có có văn bản gửi Sở Y tế Lào Cai về việc điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại Trường Cao đẳng Lào Cai.
Sở Y tế TP.HCM thông tin về 6 học sinh nghi ngộ độc sau bữa ăn trưa ở trường

Sở Y tế TP.HCM thông tin về 6 học sinh nghi ngộ độc sau bữa ăn trưa ở trường

Ngày 11/10, Sở Y tế TP.HCM thông tin kết quả điều tra ban đầu về 6 trường hợp nghi ngờ ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa tại Trường THPT Lê Quý Đôn (quận 3).
4 thực phẩm “rẻ bèo” giúp bạn ít ốm vặt khi thời tiết giao mùa

4 thực phẩm “rẻ bèo” giúp bạn ít ốm vặt khi thời tiết giao mùa

Tỏi, gừng, vỏ chanh, sữa chua được cho là những thực phẩm tốt nhất trong thời tiết giao mùa nên bổ sung để cơ thể luôn khoẻ mạnh.
Bà bầu ăn cua đồng được không?

Bà bầu ăn cua đồng được không?

Gần đây có thông tin cho rằng, phụ nữ có thai không nên ăn cua đồng vì dễ gây sảy thai, điều này có đúng không?
Tăng cường giám sát an toàn thực phẩm trong và xung quanh trường học

Tăng cường giám sát an toàn thực phẩm trong và xung quanh trường học

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã yêu cầu các đơn vị trong ngành Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, quản lý các nguồn cung cấp thực phẩm trong và xung quanh trường học nhằm hạn chế tối đa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.
Sở GD&ĐT Hà Nội cảnh báo học sinh không nhận đồ ăn, đồ uống từ người lạ

Sở GD&ĐT Hà Nội cảnh báo học sinh không nhận đồ ăn, đồ uống từ người lạ

Sau vụ việc nhiều học sinh tại huyện Thanh Oai có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm sau khi dùng nước phát miễn phí tại cổng trường, Sở GD&ĐT Hà Nội đã có công văn cảnh báo gửi tới các phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã.
Nguy cơ từ thuốc lá điện tử đối với thanh thiếu niên

Nguy cơ từ thuốc lá điện tử đối với thanh thiếu niên

Theo WHO, 90% bệnh nhân mắc bệnh ung thư phổi, 75% bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là do sử dụng thuốc lá (thuốc lá điếu, thuốc lá điện tử, nung nóng). Hiện ở Việt Nam tỷ lệ thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử tăng lên nhanh chóng, gây ra nhiều hệ lụy sức khỏe.
Bộ Y tế xây dựng dự thảo Bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện

Bộ Y tế xây dựng dự thảo Bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện

Bộ Y tế cho biết hiện Bộ đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định Bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản đối với bệnh viện.
Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai

Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, khu vực các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái lũ trên các sông đã xuống nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra sạt lở đất ngay cả khi không mưa.
Tạm dừng giao thông qua cầu phao Phong Châu do nước lũ dâng cao

Tạm dừng giao thông qua cầu phao Phong Châu do nước lũ dâng cao

Lũ ở thượng nguồn đổ về khiến lũ sông Hồng qua Phú Thọ dâng cao, lực lượng công binh phải cắt nhịp cầu phao Phong Châu (Phú Thọ) để bảo đảm an toàn cho người dân qua lại.
Siêu bão Krathon đi vào biển Đông, trở thành cơn bão số 5

Siêu bão Krathon đi vào biển Đông, trở thành cơn bão số 5

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng sớm 1/10, bão Krathon đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành bão số 5 trong năm 2024. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16 (184 - 201km/giờ), giật trên cấp 17.
2300 em học sinh được thăm khám răng miễn phí

2300 em học sinh được thăm khám răng miễn phí

Ngày 30/9, Hệ thống Nha khoa Smart đã phối hợp cùng với trường Tiểu học Nam Thành Công tổ chức thành công Ngày hội nha khoa học đường “Cười rạng rỡ-sáng tương lai”, tiến hành thăm khám răng miệng cho 2300 em học sinh.
Bão Krathon giật trên cấp 17 có tác động đến đất liền nước ta?

Bão Krathon giật trên cấp 17 có tác động đến đất liền nước ta?

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia, trong 24h tới, bão Krathon có khả năng đi vào vùng biển phía Đông Bắc khu vực Bắc Biển Đông. Theo dự báo hiện tại, bão không có khả năng ảnh hưởng đến vùng ven biển và đất liền nước ta.
Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, có nơi dưới 16 độ

Miền Bắc sắp đón không khí lạnh, có nơi dưới 16 độ

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, hiện nay, có một bộ phận không khí lạnh di chuyển xuống miền Bắc nước ta. Dự báo, từ ngày 1/10, các khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, trời chuyển mát, trong đó đêm và sáng trời lạnh, vùng núi cao có nơi dưới 16 độ C.
Xử phạt Dược phẩm Nam Hà 70 triệu đồng vì sản xuất lô thuốc vi phạm chất lượng

Xử phạt Dược phẩm Nam Hà 70 triệu đồng vì sản xuất lô thuốc vi phạm chất lượng

Thanh tra Bộ Y tế vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà (địa chỉ ở thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định).
Cứu sống bệnh nhi viêm tuỵ hoại tử xuất huyết nặng hiếm gặp

Cứu sống bệnh nhi viêm tuỵ hoại tử xuất huyết nặng hiếm gặp

Bệnh nhi là Lê Huỳnh K.C. (15 tuổi, ở Hương Sơ, TP. Huế) nhập viện với các triệu chứng đau bụng đột ngột, nôn ói, sau đó rơi vào hôn mê, co giật.
Khẩn trương khắc phục tình trạng sạt lở đường lên Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo

Khẩn trương khắc phục tình trạng sạt lở đường lên Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo

Mưa lớn kéo dài khiến Quốc lộ 8A lên Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Hà Tĩnh) bị sạt lở, cây cối đổ ngổn ngang, gây ách tắc giao thông, đe dọa tính mạng và tài sản của người dân.
Tin vui cho người bị Alzheimer: Phát hiện hợp chất giúp điều trị bệnh

Tin vui cho người bị Alzheimer: Phát hiện hợp chất giúp điều trị bệnh

Nhóm nghiên cứu của nhà dược lý thần kinh Maria Jose Diogenes cho biết đã phát hiện tiềm năng của một hợp chất mới trong việc điều trị bệnh Alzheimer. Phát hiện này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc chống lại chứng sa sút trí tuệ phổ biến nhất hiện nay.
Các địa phương vùng thấp trũng huyện Hương Sơn khắc phục hậu quả lũ lụt

Các địa phương vùng thấp trũng huyện Hương Sơn khắc phục hậu quả lũ lụt

Trong trận mưa lũ vừa qua, một số địa phương ở huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh) bị ngập lụt làm ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt và thiệt hại lớn về hoa màu, tài sản của nhân dân.
Đắk Lắk: Xử phạt 3 Nha khoa hoạt động "chui" hơn 200 triệu đồng

Đắk Lắk: Xử phạt 3 Nha khoa hoạt động "chui" hơn 200 triệu đồng

Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đình chỉ nhiều nha khoa hoạt động không phép, tuy nhiên những nha khoa này vẫn ngang nhiên mở cửa, đón khách.
Hà Nội triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi miễn phí cho trẻ từ 1 - 5 tuổi

Hà Nội triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi miễn phí cho trẻ từ 1 - 5 tuổi

Mới đây, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 278/KH-UBND về việc triển khai chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch sởi trên địa bàn thành phố năm 2024.
Hiểu đúng và đủ về thực phẩm chức năng

Hiểu đúng và đủ về thực phẩm chức năng

Đó là lời khuyên của Bộ Y tế tới người tiêu dùng về việc cần hiểu đúng và đủ về thực phẩm chức năng (TPCN) giúp tránh gặp phải rủi ro khi sử dụng.
Thanh Hoá sơ tán hơn 2.000 hộ dân với gần 6.000 nhân khẩu

Thanh Hoá sơ tán hơn 2.000 hộ dân với gần 6.000 nhân khẩu

Để kịp thời phòng tránh, theo báo cáo nhanh của các địa phương, tính đến đầu giờ chiều ngày 23/9, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động tổ chức sơ tán hơn 2.000 hộ dân với gần 6.000 nhân khẩu đến vị trí an toàn.
Thanh Hoá: Nước lũ sông Mã, sông Lèn dâng cao mức báo động II

Thanh Hoá: Nước lũ sông Mã, sông Lèn dâng cao mức báo động II

Mực nước các sông Mã và sông Lèn tại tỉnh Thanh Hoá đang lên nhanh Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hoá đã phát lệnh báo động.
Cảnh báo dịch sốt xuất huyết có nguy cơ tăng cao sau mưa lũ

Cảnh báo dịch sốt xuất huyết có nguy cơ tăng cao sau mưa lũ

Thời tiết diễn biến khó lường cùng với lượng mưa lớn tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi phát triển và lây lan bệnh. Các chuyên gia nhận định, nguy cơ dịch bệnh sẽ bùng phát trong thời gian tới nếu không triển khai các biện pháp phòng dịch chủ động và đồng bộ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến mùi cơ thể

Các yếu tố ảnh hưởng đến mùi cơ thể

Mùi cơ thể không chỉ ảnh hưởng đến sự tự tin mà còn gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống hàng ngày. Vậy đâu là nguyên nhân tạo nên mùi cơ thể?
Gia Lai: Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Gia Lai: Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ bền vững

Vừa qua, Viện nghiên cứu Sức khỏe và phát triển Giáo dục Tây Nguyên đã tổ chức Hội nghị tập huấn “Hướng dẫn chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp hữu cơ. Hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị đưa sản phẩm nông nghiệp sạch từ vườn trồng đến bàn ăn” tại Gia Lai.
Đâu là yếu tố cần đầu tư dài hạn để chăm sóc sắc đẹp một cách bền vững?

Đâu là yếu tố cần đầu tư dài hạn để chăm sóc sắc đẹp một cách bền vững?

Sức khỏe và sắc đẹp phải luôn đồng hành cùng nhau trong mọi mặt trận làm đẹp và dinh dưỡng là yếu tố cốt lõi phụ nữ cần đầu tư dài hạn. Hiểu được điều này, nhiều phụ nữ đã bắt đầu có sự đầu tư cho chế độ ăn uống của bản thân, ưu tiên lựa chọn thực phẩm đồ uống có nguồn dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, hỗ trợ duy trì sắc vóc một cách bền vững.
Hướng tới nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu

Hướng tới nâng cao năng lực của người dân và cộng đồng về sơ cấp cứu

Hóc dị vật đường thở, ngạt nước, bị chấn thương… là những tai nạn thường gặp trong cộng đồng. Với những tai nạn này, nếu không được sơ cấp cứu ban đầu kịp thời mà chờ đưa được tới cơ sở y tế thì khả năng tử vong cao hoặc để lại nhiều di chứng nặng nề cho nạn nhân. Do đó, việc trang bị kiến thức về sơ cấp cứu trong cộng đồng cho người dân là hết sức cần thiết.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động