Trải nghiệm văn hóa truyền thống trong chương trình Tết Đoan ngọ “Xưa và nay” Văn khấn Tết Thanh Minh 2023 theo cổ truyền chuẩn nhất Tết Hàn thực năm 2023 nhằm ngày nào dương lịch? |
Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ |
Nguồn gốc Tết Đoan Ngọ
Có rất nhiều kiến giải về ngày Tết này và rất nhiều người cho rằng nó xuất phát từ văn hóa Trung Hoa với truyền thuyết về Khuất Nguyên. Tuy nhiên bản thân người Trung Hoa cũng không lý giải sự liên quan của truyền thuyết này với ngày Tết Đoan Ngọ.
Đối với người Việt, câu thơ mở bài đã thể hiện ngày lễ tết này quan trọng thế nào, vì nó là ngày giỗ Quốc Mẫu Âu Cơ. Có rất nhiều người cho rằng Quốc Mẫu không có thật bởi truyền thuyết mẹ tiên sinh trăm trứng và bởi thế không thể có ngày giỗ của một người tồn tại trong truyền thuyết.
Chuyện suy tôn một người có công hay tổ tiên thành thần thánh là một truyền thống từ ngàn xưa của người Việt. Do đó, suy tôn Quốc Tổ - Quốc Mẫu thành Rồng Tiên không thể coi là không tồn tại một Quốc Tổ Lạc Long Quân và Quốc Mẫu Âu Cơ có thật.
Tự tôn dòng máu Lạc Hồng để suy tôn Quốc Tổ - Quốc Mẫu thành Rồng – Tiên là sự tôn vinh của con cháu với tổ tiên, chứ không phải sinh ra từ một câu chuyện cổ tích hay truyền thuyết không có thực. Do đó, ngày giỗ tổ cũng là một ngày đại diện mang tính biểu tượng theo nền tảng của nền Lý học Đông phương và nó không phải là ngày giỗ thực của mẹ Việt Thường.
Trong nền tảng Lý học Đông Phương, số 5 biểu tượng của hành Thổ, nằm ở chính giữa trung tâm Hà Đồ. Đoan Ngọ: Đoan là mở đầu, Ngọ là chính giữa. Tháng 5 âm luôn là tháng Ngọ bởi theo lịch Kiến Tý, tháng 11 âm là tháng Tý và ngày mang tính biểu tượng mùng 5 là sự khởi đầu của một nửa năm cuối.
Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì?
Theo phong tục từ bao đời của người Việt, nếu hỏi mâm lễ Tết Đoan Ngọ gồm những gì thì chắc chắn không thể bỏ qua những món sau đây:
Bánh tro (bánh ú)
Bánh tro hay còn được gọi là bánh ú, đây là loại bánh phổ biến trong mâm cúng Tết Đoan Ngọ. Từ rất lâu người Việt Nam xưa dùng bánh gì để cúng Tết Đoan Ngọ đều có bánh tro. Loại bánh này được làm từ gạo nếp ngâm với nước tro và gói trong lá chuối, lá dong. Bánh tro dễ ăn, thanh mát và bên trong có nhân mặn (thịt kho) hoặc nhân ngọt (đậu xanh với đường/mật), một số địa phương không gói nhân. Tùy vào từng vùng miền khác nhau mà hình dáng bánh tro cũng vì thế khác nhau có thể hình thon dài, hình chóp. Đây là loại bánh phổ biến cả 3 miền tại Việt Nam.
Cơm rượu nếp
Cơm rượu nếp là một món ăn phổ biến trong ngày tết sâu bọ mùng 5 tháng 5. Theo nhiều quan niệm dân gian, cơm nếp có vị nồng cay, mùi thơm có tác dụng loại bỏ sâu bọ tuyệt vời. Ngoài ra, người ta còn sử dụng các loại món ăn biến tấu từ nếp như sữa chua nếp cẩm, xôi, chè để diệt sâu bọ hiệu quả.
Trái cây
Trên mâm lễ Tết Đoan Ngọ chắc chắn không thể thiếu trái cây theo mùa. Tùy vào từng vùng miền, địa phương mà chọn loại trái cây khác nhau.
Người miền Bắc thường chuẩn bị mận, vải thiều để dâng cúng lên ông bà tổ tiên. Người miền Trung có thêm dưa hấu, bà con miền Nam sẽ lựa loại trái cây có sẵn trong vườn nhà hoặc trái đang vào mùa chín rộ.
Dù là chọn loại trái cây nào thì bạn cũng cần lựa chọn thật kỹ tránh mua phải các quả bị dập, úng.
Bánh bá trạng
Bánh bá trạng là loại bánh phổ biến Tết Đoan Ngọ dùng bánh gì để cúng của người Sài Gòn. Bánh bá trạng có nguồn gốc từ trung Hoa có hình dáng tương tự bánh tro và được gói bằng lá tre. Nhân bánh gồm nhiều hương vị kết hợp bởi được làm từ các nguyên liệu thịt lợn tươi ngon, lạp xưởng an toàn cho sức khỏe, trứng muối, tôm khô, các loại nấm sạch. Ngoài các loại bánh cúng, bạn nên chuẩn bị các loại trái cây cúng theo mùa để bày lên mâm lễ và ăn để giết sâu bọ hiệu quả. Ngày Tết Đoan Ngọ nên ăn các loại thực phẩm thanh nhiệt mùa hè nóng bức để cơ thể thoải mái nhé.
Hoa tươi
Mâm lễ Tết Đoan Ngọ cần có thêm hoa tươi. Một bình hoa đẹp trên mâm lễ sẽ thể hiện được sự trang nghiêm, lòng thành kính của gia chủ dâng lên ông bà tổ tiên.
Một số loại hoa cúng đẹp mà bạn nên tham khảo để chọn cho ngày Tết Đoan ngọ:
Tuyệt đối không chọn các loại hoa như: Ly, phong lan, đại, nhài, dâm bụt đặt lên mâm lễ Tết Đoan Ngọ.
Trầu cau
Nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy, trên mâm cúng các ngày rằm, mồng Một, ngày lễ Tết quan trọng trên mâm lễ vật lúc nào cũng có trầu cau.
Các nhà nghiên cứu văn hóa lý giải, tục cúng trầu cau đã có từ lâu đời. Chúng tượng trưng có sự gắn bó, thân thiết. Người xưa quan niệm, trầu cau khi kết hợp với nhau tạo thành màu đỏ tươi và vì thế nó biểu trưng cho sự may mắn, sum họp.
Bên cạnh 5 lễ vật vừa được nhắc đến, trên mâm lễ Tết Đoan Ngọ của một số nơi còn có thêm: Thịt vịt, chè đậu xanh, chè hạt kê, chè trôi nước… Tùy vào phong tục quan niệm văn hóa của mỗi vùng mà mâm lễ có thể được thay đổi cho phù hợp.
Tại sao ngày Tết Đoan Ngọ lại ăn thịt vịt?
Trên mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Trung chắc chắn không thể thiếu món thịt vịt. Ngày nay, tục ăn thịt vịt ngày mùng 5 tháng 5 đã lan rộng ra nhiều tỉnh thành, vùng miền khác.
Với người miền Bắc, thịt vịt giống như mực hay thịt chó đều là món giúp xả đi toàn bộ những điều không may và đón nhận điều may mắn hơn.
Thế nhưng người miền Trung lại quan niệm hoàn toàn khác. Sở dĩ trên mâm lễ Tết Đoan Ngọ có thịt vịt bởi đây là thời điểm mà vịt đang ở độ ngon nhất. Họ muốn dâng cúng những điều tốt nhất mà mình có dâng lên ông bà, gia tiên.
Từ ngày 5/5 âm lịch trở đi, vịt đã béo hơn, thịt ngon và cực kỳ chắc. Quan trọng là thịt vịt không còn mùi hôi, ít lông măng… Do đó, các gia đình sẽ chọn mua hoặc bắt con vịt ngon nhất trong nhà để chế biến các món làm lễ cúng.
Trong Đông y, thịt vịt có tính hàn, vừa hay Tết Đoan Ngọ lại đánh dấu thời điểm trời nóng nực, nhiệt độ tăng cao. Lúc này, ăn thịt vịt sẽ giúp cân bằng nhiệt trong cơ thể và bổ sung nhiều dưỡng chất giúp bạn khỏe mạnh hơn.
Vừa rồi là gợi ý các món nên có trên mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ ngày mùng 5 tháng 5 mà ai cũng nên biết.
Mâm cúng Tết Thanh Minh 2023 ngoài mộ, tại nhà chuẩn nhất |
Văn khấn Tết Thanh Minh 2023 theo cổ truyền chuẩn nhất |
Tết Hàn thực năm 2023 nhằm ngày nào dương lịch? |