Ăn gì trong ngày Tết Đoan Ngọ để trừ xui xẻo, rước vận may? Ăn rượu nếp bao lâu có thể lái xe mà không bị phạt nồng độ cồn? Tại sao cơm rượu là món không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ? |
Cơm rượu nếp là món ăn truyền thống thường xuất hiện vào dịp tết Đoan Ngọ. |
Từ xa xưa, 5/5 âm lịch đã đi vào truyền thống của người Việt, mang ý nghĩa cầu mong một mùa màng bội thu, không bị sâu bọ phá hoại và là dịp cả nhà đoàn viên, sum họp. Vào ngày này, con cháu người Việt sẽ sắm sửa một mâm cúng để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Tùy theo phong tục của mỗi vùng và từng gia đình, ngoài hoa, trái cây sẽ có thêm một số sản vật truyền thống như cơm rượu nếp, bánh gio,…
Cơm rượu nếp là gì?
Là món ăn được lên men từ cơm nếp, món cơm rượu (hay còn gọi là rượu cái) có vị cay nồng, ngọt, có mùi hương thơm nồng của rượu đặc trưng và có nước tiết ra nên cơm hơi ướt. Để có được thành phẩm đó, người ta đem nấu chín gạo nếp rồi để nguội và cho ủ với men rượu khoảng 3 - 4 ngày.
Tùy theo loại gạo sử dụng mà có nhiều loại cơm rượu khác nhau như:
Cơm rượu nếp trắng
Cơm rượu nếp cẩm
Cơm rượu nếp lứt
Cơm rượu nếp cái hoa vàng
Đây là món ăn truyền thống thường xuất hiện vào dịp tết Đoan Ngọ. Nét đẹp văn hóa được duy trì nhờ món ăn này do người ta quan niệm rằng khi ăn rượu cái vào buổi sáng sớm, sâu bọ, giun sán, ký sinh trùng trong cơ thể người sẽ bị tiêu diệt do tính cay, nóng, chua của món ăn.
Ăn cơm rượu có say không?
Để thực hiện được món cơm rượu gạo nếp, từ khâu chọn loại gạo cho đến men rượu cũng cần phải theo các quy tắc sau để trở thành nguồn thực phẩm dinh dưỡng từ thời ông bà ta đến nay.
Cơm rượu nếp được lên men từ loại gạo nếp trong khoảng 3 ngày, yêu cầu gạo nếp dùng để làm cơm rượu cần phải là nếp cái hoa vàng, nếp cẩm và lớp cám bên ngoài. Chính vì thế món ăn này vô cùng giàu dinh dưỡng khi chứa lipid, protein, các khoáng chất và các loại vitamin cần thiết, đặc biệt là vitamin B1.
Trong khi đó men sử dụng làm rượu nếp cũng được làm từ các loài thảo dược có đặc điểm cay và nóng, có thể hiểu là một hỗn hợp gồm nhiều vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột thành đường và lên men dịch đường thành rượu.
Chính vì thế mà cơm rượu chứa lượng cồn rất thấp nên rất khó để làm cho người ăn cảm giác say như nhiều loại rượu thông thường khác, hơn nữa ăn cơm rượu cũng là một nét văn hóa của người dân Việt Nam không chỉ mang ý nghĩa ngăn ngừa bệnh tật mà còn tôn lên vẻ đẹp ẩm thực Việt Nam vào ngày sum họp bên gia đình.
Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ. |
Ăn cơm rượu nếp có lên nồng độ cồn?
Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng - Trưởng khoa khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, cơm rượu nếp chứa lượng cồn rất thấp, vì khi làm cơm rượu người chế biến chỉ ủ trong 3 ngày, còn rượu ủ 7-10 ngày. Thời gian ủ càng lâu, lượng đường chuyển hóa thành cồn càng lớn.
Người ăn cơm rượu nếp lượng quá nhiều hoặc ăn vào lúc đói có thể bị say. Ăn nhiều cơm rượu nếp cũng có thể dẫn tới bị quá nồng độ cồn khi tham gia giao thông, bởi nồng độ cồn trên 0 độ vẫn là vi phạm giao thông. Vì vậy, ăn 1/3 bát cơm rượu nếp thì sau vài tiếng bạn hãy tham gia giao thông.
Tiến sĩ Hưng cho biết, cơm rượu là món đặc trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5/5 của người Việt. Những nghiên cứu mới đây cho thấy, cơm rượu nếp phòng được nhiều bệnh tật, trong đó có cả bệnh ung thư.
Công dụng ít người biết đến của rượu nếp cẩm |
Cách làm cơm rượu nếp thơm ngọt cho ngày Tết Đoan Ngọ |
Ăn gì trong ngày Tết Đoan Ngọ để trừ xui xẻo, rước vận may? |