Lưu ý gì khi cúng Tất niên để tiễn cũ, đón mới suôn sẻ?

Mâm cơm cúng tất niên là mâm cỗ không thể thiếu trong phong tục tập quán của người Việt mỗi dịp Tết đến xuân về. Mỗi vùng miền lại có những nét đặc sắc riêng về các món ăn được bày trên mâm cỗ.
Mâm cúng giao thừa trong nhà, ngoài sân Tết Quý Mão 2023 cần chuẩn bị những gì? Một số phong tục đêm giao thừa của người Việt Nam Gà ngậm hoa hồng đỏ mang ý nghĩa gì mà mọi gia đình thường cúng giao thừa?

Mâm cúng Tất niên gồm lễ vật gì?

Lưu ý gì để tiễn CŨ, đón MỚI suôn sẻ?
Mâm cỗ chỉ nên vừa đủ, phù hợp với số người trong gia đình, không nên quá nhiều gây thừa mứa, lãng phí.

Lễ cúng tất niên là một nghi thức không thể thiếu trong mỗi gia đình vào ngày cuối năm để báo cáo Thần Phật, tổ tiên về một năm đã qua và cầu chúc một năm mới an lành, vạn sự như ý. Về cơ bản, nghi lễ này sẽ diễn ra vào chiều 30 Tháng Chạp. Khi đó tất cả các thành viên trong gia đình sẽ sum họp lại với nhau để cùng ăn bữa cơm tất niên và tất nhiên chủ nhà sẽ có thể mời thêm bạn bè hay người thân đến dự bữa cơm tất niên thân mật này.

Xã hội ngày càng hiện đại, càng có nhiều gia đình có xu hướng làm tất niên sớm hơn, luân phiên trong vài ngày trước Tết để có thể đến được nhà nhau hoặc có kế hoạch đi du lịch. Để chuẩn bị cho lễ cúng tất niên, thông thường các gia đình sẽ làm hai mâm cỗ: mâm cúng gia tiên và mâm cúng trời đất, âm linh, cô hồn.

Mâm cúng gia tiên: Đặt ở bàn thờ tổ tiên trong nhà, thể hiện lòng biết ơn đối với ông bà, tổ tiên đã khuất. Mâm cỗ này thường bao gồm các món ăn truyền thống, tùy theo điều kiện kinh tế và phong tục mỗi gia đình.

Mâm cúng trời đất, âm linh, cô hồn: Đặt ngoài sân hoặc khoảng không gian trước nhà, nhằm tạ ơn thần linh, trời đất và cầu mong bình an, may mắn cho gia đình trong năm mới.

Hương và đèn tượng trưng cho sự kết nối giữa âm và dương. Hương tượng trưng cho các vì sao, còn đèn đại diện cho Mặt trời và Mặt trăng. Trên bàn thờ, bạn cần chuẩn bị đủ 2 cây đèn để tạo sự cân đối và trang nghiêm cho nghi lễ. Các vật phẩm này giúp gia chủ tạo ra không gian linh thiêng.

Mâm ngũ quả cũng là một lễ vật quan trọng khi cúng tất niên vào ngày Tết. Khi bày mâm ngũ quả, nên chọn hoa quả tươi, màu sắc bắt mắt, không bị dập nát hay thối. Đồng thời tránh 8 loại quả không nên bày trên mâm ngũ quả để tránh phạm kỵ. Đặc biệt, không nên sử dụng hoa quả nhựa để đặt lên mâm cúng tất niên, như vậy sẽ làm giảm đi ý nghĩa của mâm cúng tất niên, đồng thời còn “phạm thượng” tới ông bà tổ tiên nữa, nên các bạn lưu ý điều này nhé.

Bên cạnh đó, không nên để mâm ngũ quả ở chính giữa bàn thờ. Bởi vì, theo quan niệm của ông bà ngày xưa thì mâm ngũ quả đặt ở giữa bàn thờ sẽ che đi trục linh khí chính từ bát hương. Vì vậy, bạn nên để mâm ngũ quả ở bên cạnh bàn thờ (bên trái hoặc phải đều được).

Ngoài ra, lưu ý không nên dùng hoa giả để cúng gia tiên mà hãy chuẩn bị những bó hoa tươi và đẹp mắt nhé. Trong lễ cúng tất niên, người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà thắp hương và đọc văn khấn, rồi các thành viên khác làm lễ vái. Nội dung chính là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình.

Mâm cỗ chỉ nên vừa đủ, phù hợp với số người trong gia đình, không nên quá nhiều gây thừa mứa, lãng phí, lễ bạc nhưng lòng thành thì thần linh, tổ tiên sẽ cảm nhận được. Hiện nay, nhiều gia đình, nhất là những gia đình sống ở chung cư hay có không gian hạn chế, chỉ chuẩn bị một mâm cỗ cúng tất niên trong nhà.

Nếu không muốn cúng mâm cỗ tất niên dạng mặn, gia chủ cũng có thể cúng tân niên món chay đơn giản nhưng vẫn mang đậm nét truyền thống của mâm cúng tất niên Việt Nam đó là: bánh chưng, xôi, chè.

Mâm cơm tất niên đặc trưng tại các vùng miền

Lưu ý gì để tiễn CŨ, đón MỚI suôn sẻ?
Tùy từng vùng miền với những đặc trưng riêng, mâm cỗ cúng tất niên sẽ được chuẩn bị những món khác nhau.

Mâm cơm cúng tất niên truyền thống thường gồm có: Gạo, muối; Trà, rượu, nước lọc; Giấy tiền vàng mã; Bánh kẹo; Trầu cau; Chè, xôi, cháo trắng; Tam sên; Gà ta luộc; Heo sữa quay; Bánh bao; Bánh chưng hoặc bánh tét; Chả lụa.

Bữa cơm cúng tất niên luôn được làm thịnh soạn hơn ngày thường với những món ăn truyền thống của dân tộc, phù hợp với văn hóa vùng miền cũng như điều kiện của mỗi gia đình.

Tùy từng vùng miền với những đặc trưng riêng, mâm cỗ cúng tất niên sẽ được chuẩn bị những món khác nhau. Về cơ bản, các món hay được chế biến là:

Vùng miền Các món cơ bản trong mâm cỗ tất niên
Miền Bắc Dưa hành muối, đĩa nộm, nem rán, giò xào, giò lụa, gà luộc, thịt đông, bánh chưng, xôi, bát mọc, miến nấu lòng gà, bát móng giò hầm măng lưỡi lợn...
Miền Trung Xôi, gà luộc, giò nạc, nem, miến xào thập cẩm, rau luộc hoặc rau xào, dưa hành, thịt đông, thịt bò kho mật mía, củ kiệu được ngâm mắm, thịt bò rim mật, cá lóc kho mặn, ngào, chè...
Miền Nam

Thịt heo kho rượu với trứng, bánh tét, cháo gà được xé phay, cà ri gà ăn với bún, cá lóc cuốn với bánh tráng chấm nước mắm, tôm khô, lạp xưởng, dưa muối, rau củ xào, canh khổ qua nhồi thịt, thịt heo quay, bánh hỏi, giò chả..

Một vài lưu ý quan trọng khác

Lưu ý gì để tiễn CŨ, đón MỚI suôn sẻ?
Làm mâm cúng Tất niên nhằm mục đích tưởng nhớ và thể hiện sự thành kính đối với tổ tiên, ông bà, thần phật... Vì thế cần chuẩn bị riêng và chu đáo.

Mỗi gia đình bày trí mâm lễ cúng một khác, tuy vậy cỗ cúng (mặn hay chay) nên đặt ở dưới cái bàn con bên dưới. Trên bàn thờ chính chỉ để hoa tươi, quả tươi, một ít tiền vàng mã mang tính tượng trưng. Cũng có thể đặt bánh chưng, xôi, chè trên bàn thờ chính. Không nên cắm "cành vàng lá ngọc" (hàng mã) lên bàn thờ vì có chứa nhiều trường khí âm bất lợi.

Nên làm cỗ cúng, tiến hành lễ cúng Tất niên vào chiều hoặc tối ngày 30 Tết

Hiện nay nhiều gia đình có xu hướng làm cơm cúng Tất niên sớm hơn, có thể luân phiên nhau trong vài ngày trước Tết để người thân có thể tới nhà nhau hoặc có kế hoạch đi du lịch. Tùy thuộc vào điều kiện của từng gia đình mà có thể lựa chọn thời điểm thích hợp nhất để tiến hành lễ cúng cũng như cả gia đình đoàn tụ bên mâm cơm Tất niên.

Thời điểm chiều hoặc tối 30 Tết là thích hợp nhất. Khi ấy, mọi công việc năm cũ đều đã kết thúc, nhà cửa được dọn dẹp, trang hoàng tinh tươm, mọi thành viên trong nhà cũng trở về kịp để quây quần bên nhau. Mọi thứ dường như đầy đủ, sẵn sàng trình diện và làm cơm cúng.

Bữa cơm Tất niên được coi như khoảnh khắc cuối cùng của năm cũ để mọi người cùng nhau ôn lại những việc đã xảy ra, cùng hứa hẹn những điều tốt đẹp trong năm mới. Trong thời điểm cúng lễ, mọi thành viên trong nhà nên có mặt đầy đủ, ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề để “thưa chuyện” với tổ tiên, người lớn trong nhà.

Cần chuẩn bị lễ cúng trước khi cả gia đình ăn cơm Tất niên

Làm mâm cúng Tất niên nhằm mục đích tưởng nhớ và thể hiện sự thành kính đối với tổ tiên, ông bà, thần phật... Vì thế cần chuẩn bị riêng và chu đáo. Trước khi cả nhà dùng cơm Tất niên cần chuẩn bị đồ cúng và khấn vái với tổ tiên. Khi cúng, mọi thành viên trong nhà ăn mặc gọn gàng, chỉnh tề, cùng trình diện trước bàn thờ gia tiên.

Mâm cơm cúng Tất niên cần thịnh soạn hơn ngày thường

Tùy thuộc vào đặc trưng từng vùng miền, điều kiện kinh tế của mỗi gia đình, mỗi nơi sẽ có mâm cơm cúng Tất niên khác nhau, nhưng cần thịnh soạn hơn ngày thường. Những vật phẩm không thể thiếu theo phong tục của người Việt khi cúng Tất niên bao gồm: Mâm ngũ quả, hương hoa, trầu cau, vàng mã, rượu, bánh chưng...

Khi cúng lễ phải nghiêm túc, không được đùa cợt

Làm lễ cúng tổ tiên mà lại nói chuyện to, cười đùa hay nói tục, chửi bậy là thể hiện sự bất kính, không thành tâm.

Ngoài ra, một số nơi còn kiêng gọi tên trẻ nhỏ khi cúng vì cho rằng thời điểm hành lễ vô cùng thiêng liêng, là lúc tổ tiên quy tụ, nhưng khó tránh khỏi vong hồn lang thang dạt vào nhà. Nếu chúng nghe được tên trẻ nhỏ yếu bóng vía, có thể làm hại trẻ.

Không khí bữa cơm càng vui vẻ càng tốt

Nhà nhà đều mong muốn đón một năm mới nhiều niềm vui, may mắn, điều tốt lành. Trong thời khắc giao thoa giữa năm cũ và năm mới này, cần tạo không khí vui vẻ, phấn khởi, ngụ ý năm mới mọi việc sẽ diễn ra thuận lợi. Tránh việc cãi vã, chửa rủa nhau.

Tránh đổ vỡ

Theo quan niệm dân gian, không chỉ kiêng kị đầu năm đổ vỡ mà ngay cả thời khắc giao thoa giữa năm cũ và năm mới này đều nên tránh. Đổ vỡ mang tới điềm xui xẻo, nếu rượu hoặc dầu đèn bị đổ ra nền nhà có thể thu hút ma quỷ kéo tới nhiều, gây điều phiền nhiễu, năm mới chẳng được yên lành.

Phía trên là toàn bộ những chia sẻ về mâm cơm cúng Tất niên ngày Tết. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn. Chúc bạn và gia đình luôn bình an, hạnh phúc!

Tuổi xông đất, xông nhà năm 2025 cho gia chủ tuổi Canh Tý Tuổi xông đất, xông nhà năm 2025 cho gia chủ tuổi Canh Tý
Tuổi xông đất, xông nhà năm 2025 cho gia chủ tuổi Mậu Tý Tuổi xông đất, xông nhà năm 2025 cho gia chủ tuổi Mậu Tý
Tuổi xông đất, xông nhà năm 2025 cho gia chủ tuổi Bính Tý Tuổi xông đất, xông nhà năm 2025 cho gia chủ tuổi Bính Tý
Mới 27 Tết tiều thương đã Mới 27 Tết tiều thương đã "xả hàng" đào, quất
Những điều thú vị về Tết của người H Những điều thú vị về Tết của người H'Mông
Những lưu ý cho người bệnh tim mạch dịp Tết Những lưu ý cho người bệnh tim mạch dịp Tết
Hái lộc đầu năm như thế nào để may mắn cả năm? Hái lộc đầu năm như thế nào để may mắn cả năm?
Bình Yên

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bản Cát Cát giữ gìn và bảo tồn nét văn hoá cổ của người Mông

Bản Cát Cát giữ gìn và bảo tồn nét văn hoá cổ của người Mông

Không chỉ là một trong những ngôi làng cổ được mệnh danh là đẹp bậc nhất Tây Bắc, bản Cát Cát luôn là điểm đến hấp dẫn du khách khi đến Sapa bởi công tác bảo tồn, gìn giữ giá trị truyền thống, nét đẹp trong văn hóa của cộng đồng dân tộc Mông Sapa.
Hoà Bình: Bảo tồn nghề dệt truyền thống gắn với phát triển du lịch

Hoà Bình: Bảo tồn nghề dệt truyền thống gắn với phát triển du lịch

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, những năm qua, tỉnh Hoà Bình đã có nhiều giải pháp khôi phục và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, đặc biệt là nghề dệt thổ cẩm truyền thống.
Lễ hội đền Hai Bà Trưng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội đền Hai Bà Trưng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ kỷ niệm 1985 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng và công bố Quyết định ghi danh “Lễ hội đền Hai Bà Trưng” vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia sẽ được tổ chức vào sáng 5/3/2025 (tức ngày 6 tháng Hai năm Ất Tỵ).
Nên giữ gìn giá trị truyền thống của lễ hội chọi trâu hay tạm dừng?

Nên giữ gìn giá trị truyền thống của lễ hội chọi trâu hay tạm dừng?

Sự cố liên quan đến tình trạng mất kiểm soát của trâu chọi số 17 tại lễ hội chọi trâu Hải Lựu (Vĩnh Phúc) diễn ra vào ngày 14/2/2025 dẫn đến tin đồn trâu bị “chích điện chết trên sân đấu”. Nhiều tranh luận gay gắt về việc nên giữ gìn giá trị truyền thống của lễ hội chọi trâu hay tạm dừng?
Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu không chỉ là nghi lễ độc đáo có ý nghĩa tâm linh cầu phúc, góp phần bảo tồn các giá trị vật chất, tinh thần mà còn thiết thực góp phần vào công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng cũng như bảo vệ môi trường sinh thái.
Bảo tồn và phát huy tính chất thiêng liêng của lễ hội cổ truyền

Bảo tồn và phát huy tính chất thiêng liêng của lễ hội cổ truyền

Lễ hội truyền thống là nét văn hóa đặc sắc của người Việt. Thế nhưng những năm gần đây, hiện tượng "tam sao thất bản" hay mất tính nguyên gốc... khiến nhiều người cảm giác đó là một festival du lịch thì. Vậy làm sao để giữ được tính thiêng của lễ hội?
Những điểm mới trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

Những điểm mới trong Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9

So với Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 9 năm 2025 sẽ có nhiều điểm nhấn mới.
Lễ hội chùa Tây Phương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Lễ hội chùa Tây Phương được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể

Lễ hội truyền thống chùa Tây Phương tại xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội vừa được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Về đền Tranh "cầu gì được nấy"

Về đền Tranh "cầu gì được nấy"

Đền Tranh (Hải Dương) được người dân cùng du khách thập phương truyền tụng "cầu gì được nấy”. nhưng ít ai biết được những giá trị mà Lễ hội đền Tranh mang lại trong đời sống tín ngưỡng, văn hóa, tinh thần của nhân dân địa phương.
Làng nghề truyền thống Vân Cù - nơi sản xuất bún nổi tiếng bậc nhất xứ Huế

Làng nghề truyền thống Vân Cù - nơi sản xuất bún nổi tiếng bậc nhất xứ Huế

Với bề dày lịch sử hơn 500 năm, nghề làm bún tại làng Vân Cù, xã Hương Toàn, thị xã Hương Trà đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Đặc sắc Ngày hội văn hóa, ẩm thực dân tộc Mường

Đặc sắc Ngày hội văn hóa, ẩm thực dân tộc Mường

Trong 2 ngày 15 và 16/2, xã Tiến Xuân (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã tổ chức Ngày hội Văn hóa, ẩm thực dân tộc Mường, xã Tiến Xuân năm 2025, chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.
Vì sao hàng vạn người chen nhau mong giành được ấn ở đền Trần?

Vì sao hàng vạn người chen nhau mong giành được ấn ở đền Trần?

Không chỉ riêng năm nay mà năm nào cũng xuất hiện tình trạng người dân người dân xếp hàng dài, chen lấn nhau trước giờ diễn ra lễ khai ấn đền Trần. Vậy lý do nào đã khiến cho đền Trần những ngày đầu năm luôn "chật cứng” bởi hàng vạn người từ tứ xứ đổ về?
Mâm cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì để "kích hoạt" tài lộc?

Mâm cúng Rằm tháng Giêng gồm những gì để "kích hoạt" tài lộc?

Trong văn hóa Việt Nam, lễ cúng Rằm tháng Giêng vô cùng quan trọng bởi đây là ngày rằm đầu tiên trong năm. Vậy mâm cỗ cúng trong ngày này, phải chuẩn bị những gì để "kích hoạt" tài lộc, mang lại may mắn cho gia chủ?
Đi chùa Rằm tháng Giêng: 7 điều chớ cầu, 3 điều không nguyện

Đi chùa Rằm tháng Giêng: 7 điều chớ cầu, 3 điều không nguyện

Từ rất xa xưa người Việt thường có phong tục đi chùa lễ Phật với mục đích lễ chùa cầu an cho bản thân gia đình. Khi đi lễ chùa ngày Rằm tháng Giêng thì nên nhớ kỹ những điều tuyệt đối không được cầu khi đi lễ chùa kẻo phạm phải cấm kỵ.
Những việc nên làm trong Rằm tháng Giêng để phúc lộc ngập nhà

Những việc nên làm trong Rằm tháng Giêng để phúc lộc ngập nhà

Theo các chuyên gia phong thủy, có 4 việc cần làm trong ngày Rằm tháng Giêng năm 2025 mà gia chủ nên lưu ý để cầu nguyện sức khỏe, bình an, hạnh phúc, sung túc, kinh doanh buôn bán nhiều may mắn…
Quốc gia nào “tẩy chay” Valentine, thậm chí bị bắt giữ nếu tổ chức?

Quốc gia nào “tẩy chay” Valentine, thậm chí bị bắt giữ nếu tổ chức?

Lễ tình nhân 14/2 ngày càng được chào đón ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng ở một số quốc gia, các cặp tình nhân có thể bị bắt giữ, bị cắt tóc hoặc bôi đen nếu như bị phát hiện đang kỷ niệm Valentine, chuyện tưởng như đùa này nhưng lại hoàn toàn có thật.
Du khách thập phương nô nức trẩy hội Lim xuân Ất Tỵ

Du khách thập phương nô nức trẩy hội Lim xuân Ất Tỵ

Ngày 9/2 ( tức 12 tháng Giêng năm Ất Tỵ) đã diễn ra Lễ hội Lim xuân Ất Tỵ tại núi Hồng Vân, thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Mặc dù thời tiết giá rét nhưng đông đảo du khách thập phương đến tham dự.
Chuyên gia phong thủy khuyên cúng Rằm tháng Giêng trong nhà hay ngoài trời?

Chuyên gia phong thủy khuyên cúng Rằm tháng Giêng trong nhà hay ngoài trời?

Có câu “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng", cho thấy ngày lễ này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người Việt. Theo chuyên gia phong thủy, việc cúng Rằm tháng Giêng trong nhà hay ngoài trời đều cần phải chú ý đúng cách.
Hiểu thế nào cho đúng về dâng sao giải hạn?

Hiểu thế nào cho đúng về dâng sao giải hạn?

Những ngày đầu năm mới, nhiều gia đình người Việt tham gia lễ dâng sao giải hạn thể hiện ước vọng, mong muốn giải hạn ách từ những ngôi sao xấu chiếu mệnh.
Cần lưu ý gì khi tham gia hội Lim?

Cần lưu ý gì khi tham gia hội Lim?

Hội Lim là một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất của vùng Kinh Bắc, mang đậm nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam.
Em và Tôi - Trang sức cho ngày Valentine yêu thương

Em và Tôi - Trang sức cho ngày Valentine yêu thương

Valentine không chỉ là ngày lễ tình nhân, mà còn là dịp để mỗi người chúng ta trao gửi yêu thương, có thể hiện sự quan tâm chân thành đến người đặc biệt của cuộc đời mình. Và trong vô số những món quà được lựa chọn, trang sức luôn là một món quà mang giá trị tinh thần lớn, là biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu và sự gắn kết bền bỉ.
Cúng Rằm tháng Giêng sớm từ ngày 14 âm lịch được không?

Cúng Rằm tháng Giêng sớm từ ngày 14 âm lịch được không?

Theo quan niệm dân gian, Rằm tháng Giêng là lúc trời đất giao hòa, con người bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên và chư Phật. Đối với người Việt, Rằm tháng Giêng được coi là dịp linh thiêng mở đầu cho một năm tràn đầy kỳ vọng và may mắn.
Năm 2025 là năm thứ 2 của vận 9, chuyên gia chỉ cách để nạp tài khai vận

Năm 2025 là năm thứ 2 của vận 9, chuyên gia chỉ cách để nạp tài khai vận

Giai đoạn 3 năm đầu tiên của vận 9 được coi là 3 năm khai vận mới cụ thể với vận 9 là 2024, 2025, 2026. Theo chuyên gia từ nay đến rằmtháng Giêng còn một ngày để Nạp Tài Khai vận, mọi người nên làm để đem may mắn cả năm.
Khai mạc giải bóng đá lần thứ 2 lễ hội truyền thống đình Yên Lộ, Yên Nghĩa xuân Ất tỵ năm 2025

Khai mạc giải bóng đá lần thứ 2 lễ hội truyền thống đình Yên Lộ, Yên Nghĩa xuân Ất tỵ năm 2025

Ngày 2/2 (tức ngày mùng 5 Tết Nguyên đán) , đã diễn ra Lễ khai mạc giải bóng đá lần thứ 2 trong sự kiện Lễ hội truyền thống Đình Làng Yên Lộ phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Mâm cúng ngày vía Thần Tài 2025 gồm những gì để tài lộc gõ cửa?

Mâm cúng ngày vía Thần Tài 2025 gồm những gì để tài lộc gõ cửa?

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng là dịp quan trọng với người kinh doanh, họ dâng lễ cầu tài lộc và buôn bán thuận lợi. Vậy mâm cúng Thần Tài gồm những gì và bày biện như thế nào mới thể hiện được sự chu đáo và mang đến may mắn, tài lộc?
Bàn thờ Thần Tài phạm những lỗi này, có mua vàng lấy vía thì cả năm vẫn khó hốt lộc

Bàn thờ Thần Tài phạm những lỗi này, có mua vàng lấy vía thì cả năm vẫn khó hốt lộc

Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài rất quan trọng, nếu đặt sai thì gia chủ khó có thể chiêu tài hút lộc được. Khi bài trí bàn thờ Thần Tài, gia chủ cũng cần phải lưu ý đến thứ tự các đồ thờ cúng trên bàn thờ, không được xếp đặt tùy tiện, xuề xòa.
Lễ hội Khai ấn đền Trần - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Lễ hội Khai ấn đền Trần - nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt

Lễ hội Khai ấn đền Trần mang ý nghĩa nhân văn to lớn là cầu cho quốc thái dân an, thiên hạ thái bình, thịnh trị, mọi nhà chung hưởng lộc ấn Đền Trần
Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày nào để mang lại phúc thọ và may mắn?

Cúng Rằm tháng Giêng vào ngày nào để mang lại phúc thọ và may mắn?

Dân gian có câu “Cúng lễ quanh năm không bằng Rằm tháng Giêng”. Theo đó, việc lựa chọn ngày đẹp, giờ thiêng, lễ vật đầy đủ, bài văn khấn chuẩn chỉnh… là điều các gia đình chú trọng để gửi gắm ước nguyện về một năm mới nhiều phước lành.
Ngày vía Thần Tài đặt thứ gì lên bàn thờ để cả năm no đủ, giàu sang?

Ngày vía Thần Tài đặt thứ gì lên bàn thờ để cả năm no đủ, giàu sang?

Theo quan niệm dân gian, ngày mùng 10 tháng Giêng (là ngày Thần Tài bay về trời) được chọn là ngày vía Thần Tài. Để nhận được vía Thần Tài, gia chủ hãy đặt ngay thứ này lên bàn thờ để cả năm no đủ, hạnh phúc.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động