Bài thuốc chữa bệnh từ quả cóc Bắp cải - Món ăn ngon, bài thuốc quý Ai không nên ăn gừng? |
Cải cúc còn có tên gọi được sử dụng nhiều nhất là rau tần ô, là loại cây thân thảo, mọc thẳng đứng và có chiều cao trung bình từ 0.4 – 0.6m, một số cây có thể cao đến 1m. Lá cải có màu xanh lục, mềm và có hình dạng chẻ như lông chim và mọc so le nhau. Khi nở hoa thì ở mép ngoài của hoa có màu trắng nhạt, ở giữa có màu vàng sấm rất thơm.
Những bộ phận của cây cải cúc có thể sử dụng được gồm lá và cả thân non. Cải cúc có vị đắng nhẹ, mùi thơm đặc trưng của rau cải cúc.
Trong Đông y, rau cải cúc có vị cay, ngọt. Thành phần tinh dầu kết hợp với chất xơ hỗ trợ đào thải các loại khí dư thừa trong dạ dày, hỗ trợ kích thích tiêu hóa, tạo cảm giác thèm ăn, đồng thời giúp nhuận tràng. Vị thanh, mát ngon và lành tính của rau có tác dụng tốt đến hệ thần kinh, trí não, rất thích hợp với người mắc bệnh mạch vành, huyết áp cao, phụ nữ sau sinh. Những người đang gặp vấn đề về tiêu hóa như lạnh bụng, tiêu chảy thì không nên ăn.
Loại rau này cũng có tác dụng bảo vệ gan rất tốt. Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của rau cải cúc đối với sức khoẻ:
Làm mát gan, bảo vệ gan
Trong rau cải cúc chứa lượng lớn carotene và các axit amin có thể bảo vệ gan. Ngoài ra, nó còn chứa kali.
Kali có thể giúp cơ thể sửa chữa và điều chỉnh các tế bào bị tổn thương, thúc đẩy chức năng trao đổi chất của gan và duy trì hoạt động bình thường của gan.
Kali có thể điều chỉnh sự cân bằng axit-bazơ trong cơ thể chúng ta. Ăn rau cải cúc thường xuyên có vai trò rất tốt trong việc nuôi dưỡng và bảo vệ gan.
Tiêu sưng, lợi tiểu
Cải cúc nhiều axit amin, chất béo, protein và natri, kali dồi dào và các khoáng chất khác giúp điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giảm phù nề, và lợi tiểu.
Kiện tỳ, nhuận tràng
Cải cúc chứa lượng lớn tinh dầu dễ bay hơi, tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon, tăng cảm giác thèm ăn.
Chất xơ thô có trong nó cũng có thể đẩy nhanh nhu động ruột và thúc đẩy quá trình đại tiện. Tiêu thụ thường xuyên giúp làm giảm mức cholesterol.
An thần, làm dịu các dây thần kinh não
Những người hay mắc bệnh tâm trạng lo lắng thì cải cúc sẽ là liều thuốc hữu hiệu bởi vì trong cải cúc giàu vitamin, axitamin, carotenoid. Ăn cải cúc hàng ngày sẽ giúp ổn định cảm xúc, dễ ngủ, bảo vệ não, phòng ngừa bệnh hay quên và các tác dụng khác.
Tốt cho tim mạch
Như đã nói ở trên thành phần dược liệu trồng rau cải cúc rất có lợi cho những người bị bệnh về tim mạch, giúp trái tim khỏe, đặc biệt là mùi hương đặc trưng, dễ chịu của cải cúc còn giúp cho nhiều người có cảm giác thư giãn.
Hạ huyết áp
Trong cải cúc có chứa những chất kiềm mật, chất diệp lục có tác dụng tốt cho các bệnh huyết áp, bổ não và những chất xơ tốt cho tiêu hóa, giảm cholesterol…
Giải cảm, chữa ho
Thành phần trong rau cải cúc đáng được đề cập đến là lượng vitamin A dồi dào, có tác dụng chống nhiễm trùng cho hệ hô hấp, tăng cường chức năng của phổi, tiêu đờm, giảm các triệu chứng của bệnh hen suyễn.
Làm đẹp, trẻ hóa làn da
Trong cải cúc chứa nhiều loại vitamin và các thành phần dưỡng chất giúp làm tăng sự đàn hồi cho da, tái sinh ra tế bào da mới nhanh chóng. Ăn cải cúc thường xuyên thì bạn sẽ có làn da tươi trẻ và sáng bóng hơn.
Giảm béo
Hoa cúc chứa sắc tố màu xanh lá cây tươi và đậm, giúp cơ thể giảm cholesterol, thích hợp với chế độ ăn kiêng.
Tăng sữa sau sinh
Sản phụ cần có nhiều sữa sau sinh để cho con bú, có thể ăn rau cải cúc và thịt nạc. Chế biến bằng cách hấp thủy để giữ nhiều dinh dưỡng.
Thanh phổi tiêu đờm
Thành phần vitamin A trong cải cúc còn có tác dụng giúp chống nhiễm trùng hệ thống hô hấp, nhuận phổi, tiêu đờm. Ngoài ra, hương thơm của cải cúc còn có tác dụng làm giảm hen suyễn khá tốt.
Một số lưu ý khi ăn bưởi để tránh gây hại cho sức khỏe |
Những thực phẩm tốt cho não bộ |
Tác dụng tuyệt vời của nước cam đối với sức khỏe |