Riềng là một cây thuộc họ gừng, thường dùng phần củ, hạt và lá. Củ riềng được hình thành do rễ riềng phình to, khi còn non sẽ có màu đỏ nâu đến khi già ngả sang màu vàng nhạt.
Lớp vỏ ngoài khá dày cứng, có nhiều mắt được chia thành nhiều đốt với kích thước không đồng đều bao bọc phần thịt ruột thường có màu trắng hoặc hơi vàng, rất thơm, vị cay nóng và có nhiều sợi xơ.
Tác dụng chữa bệnh của củ riềng
Tăng khả năng tình dục ở đàn ông
Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết củ riềng có thể làm tăng khả năng giường chiếu cũng như kích thích sản sinh tinh trùng.
Bên cạnh đó theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), vì riềng là loại củ có vị cay, tính ấm nên có thể chữa chứng khó tiêu, hắc lào, lang ben, tiêu chảy, viêm họng, giảm đờm, và đau xương khớp.
Hạn chế lão hóa da
Trong một nghiên cứu được công bố trên Costerics and Toilettries, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng chiết xuất của riềng giúp làm tăng sản sinh axit hyaluronic, một chất có tác dụng dưỡng ẩm, hạn chế nếp nhăn.
Kết quả là những người tham gia nghiên cứu có sự thay đổi rõ rệt như da tăng độ đàn hồi và trở nên rạng rỡ hơn.
Ngoài ra thì chiết xuất riềng cũng giúp làm giảm các bệnh về da như chàm, bỏng ngứa và nấm.
Chống ung thư
Theo báo cáo của nghiên cứu F.A Alasmary và cộng sự, so với thuốc vinblastine thì hoạt tính chống ung thư của riềng cao nhất đối với ung thư biểu mô phổi và ung thư biểu mô trực tràng.
Bên cạnh đó thì chiết suất riềng cũng cho kết quả khả quan đối với các dòng ung thư khác như biểu mô đại tràng, biểu mô cổ tử cung và ung thư tuyến tiền liệt.
Kháng khuẩn
Trong nghiên cứu đặc tính kháng khuẩn của riềng (2006) của Tomoko Suzuki và các công sự cho rằng các loại tinh dầu từ củ riềng có thể loại bỏ vi khuẩn, nấm men, và ký sinh trùng nhờ vào chất terpinen-4-ol, một loại chất có tính kháng khuẩn mạnh.
Một số bài thuốc hay có riềng là dược liệu chính
Chữa đau bụng, lạnh dạ, nôn mửa: riềng ấm, gừng khô, củ gấu lượng bằng nhau, tán bột, uống 6g/lần, ngày uống 3 lần.
Chữa rét cơn do khí lạnh ở rừng núi, không tiêu, buồn nôn hoặc đau bụng thổ tả: hạt riềng tán bột, uống 6-10g/lần, ngày uống 3 lần.
Chữa cảm sốt, sốt rét, kém ăn: riềng tẩm dầu vừng sao 40g, can khương 40g, mật lợn vừa đủ làm viên bằng hạt ngô đồng, uống 15-20 viên/lần.
Chữa bụng trướng đầy, đau xóc hai bên sườn: riềng, thạch xương bồ lượng bằng nhau, tán bột mịn, uống 8g/lần với nước sắc gừng+muối, ngày 3 lần.
Lưu ý khi sử dụng củ riềng để chữa bệnh
Tác dụng của củ riềng đối với sức khỏe là không thể bàn cãi, tuy vậy khi sử dụng riềng để chữa bệnh bạn cũng nên chú ý một vài điều sau:
Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, người có bệnh về trào ngược dạ dày hoặc bị dị ứng thành phần của riềng cần tránh xa không nên sử dụng củ riềng.
Sử dụng quá nhiều riềng trong một thời điểm có thể gây sốc với cơ thể, thậm chí gây hôn mê, tử vong
Riềng có tính nóng, ấm, tuy không bằng gừng nhưng bạn vẫn có thể sử dụng để thay thế gừng trong một vài trường hợp.