Nam Định: Bảo tồn và phát triển làng nghề Làng nghề sản xuất sản phẩm quét dọn nhà có truyền thống hơn 150 năm Lưu giữ nét tinh hoa nghề thêu ren Văn Lâm |
Cây tre có từ ngàn đời ở Việt Nam |
Chưa có một văn bản nào xác định được nguồn gốc của cây tre tại Việt Nam có từ bao giờ. Nhưng thông qua các câu truyện cổ tích, dân gian,… Thì có thể thấy tre đã có từ hàng ngàn năm trước đây. Tre là loài rất dễ sống và phát triển rất nhanh chóng trong tự nhiên. Từ những địa hình nghèo chất dinh dưỡng đến những vùng đất màu mỡ.
Tre hiên ngang, bất khuất, kiên cường trước phong ba bão tố, trước những thử thách, khó khăn, cũng bởi vì vậy, tre luôn là biểu tượng cho những phẩm chất cao đẹp, đáng quý của người dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh đó, tre còn là nguồn cảm hứng bất tận trong sáng tác văn thơ và những thiết kế kiến trúc đầy tính nghệ thuật nhưng cũng rất hữu dụng của dân gian xưa và nay.
Trước đây, tre từng là loại vật liệu thân quen, được ưa thích trong mỗi gia đình, trong xây dựng, tre dùng để làm cột, kèo, liếp nhà. Lạt tre dẻo mềm, bền chặt là loại dây cột phổ biến nhất trước dây.
Cây tre cũng còn dùng để làm cầu, sào, thuyền, hàng rào rất bền chặt, hay làm các đồ vật như bàn ghế, chõng tre, giường tre, đũa ăn cơm. Ngày nay, tre không được dùng phổ biến vì đã có rất nhiều vật liệu thay thế, xong đi bất cứ đâu, chúng ta vẫn bắt gặp hình ảnh cây tre và các vật dụng làm từ tre hiện diện trong cuộc sống hang ngày than thương và gần gũi.
Với tiền công được trả 10.000 đồng/100 câu, một người kiếm được từ 100.000-150.000 đồng/ngày từ nghề vót câu mướn |
Xuất phát từ nhu cầu sử dụng của người dân trong lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày, đã có những làng nghề sản xuất công cụ và vật dụng bằng tre, một trong số đó phải kể đến làng nghề truyền thống ở ấp Xẻo Cui, xã Hòa Thuận, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang).
Toàn ấp Xẻo Cui có hơn 300 hộ, trong đó có hơn 20 hộ đồng bào Khmer không có đất hoặc ít đất sản xuất sống bằng nghề vót câu, có nguồn thu nhập ổn định.
Nhiều hộ khéo tay làm ra những cần câu tre bền chắc, bắt được nhiều cá, ếch… Tiếng lành đồn xa, cần câu tre của người dân Xẻo Cui được nhiều người biết đến và tin dùng. Nghề vót câu trở thành nghề "ăn nên làm ra", mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều gia đình, giúp họ có thêm động lực để giữ lấy nghề truyền thống của cha ông truyền lại.
Anh Danh Chành (43 tuổi) làm nghề vót cần câu trên 28 năm ở ấp Xẻo Cui cho biết, bình quân vợ chồng anh làm từ 700-800 cần câu/ngày, kiếm được khoảng 400.000 đồng tiền lời.
“Cần câu được bán theo thiên (1 thiên tương đương 1.000 cần câu), giá giao đến tận các vựa tùy quãng đường xa hay gần sẽ dao động từ 1,1-1,3 triệu đồng/thiên, người vót thu lãi 500.000 đồng/thiên”, anh Chành cho biết thêm.
Các thành viên Tổ hợp tác vót đũa Xẻo Cui đang khẩn trương vót đũa để kịp giao cho nhà hàng |
Không chỉ có nghề vót cần câu, người dân Xẻo Cui còn có thu nhập khá từ nghề vót đũa tre truyền thống.
Bà Thị Lạc (47 tuổi), thành viên Tổ hợp tác vót đũa ấp Xẻo Cui nói: “Nghề vót đũa này có từ thời ông nội tôi, đến thời cha tôi, vợ chồng tôi, các con đều giữ nghề. Dù vót đũa tiền kiếm được không nhiều nhưng đủ để tiêu xài hàng ngày trong gia đình, lo cho con cái học hành. Lợi nhuận từ làm ruộng, chăn nuôi nhờ vậy mà tích lũy được”.
Mỗi ngày bà Lạc có thể vót được 150 đôi đũa, giá bán từ 100.000-250.000 đồng/100 đôi, tùy theo đũa thường hay đũa đặt. Trừ chi phí mua tre nguyên liệu, ngày công, bà Lạc còn lãi 100.000 đồng/ngày.
Theo bà Thị Ước (67 tuổi), ngụ ấp Xẻo Cui, từ thời cha bà đã lấy nghề vót đũa bán để kiếm tiền mua gạo. Như một lẽ tự nhiên, bà Ước cũng học nghề từ cha rồi giữ nghề đến giờ. Xóm đũa tồn tại suốt hơn 50 năm, trải qua nhiều thăng trầm, có lúc điêu đứng vì đũa nhựa, đũa sắt ồ ạt ra đời.
Qua quá trình sử dụng các loại đũa công nghiệp, nhiều người tiêu dùng thấy khuyết điểm của những loại đũa này như trơn khó gắp, gặp nóng dễ bị chảy nên quay lại dùng đũa tre quen thuộc, từ đó xóm đũa tiếp tục hoạt động nhộn nhịp.
Do diện tích trồng tre tại địa phương ngày càng bị thu hẹp, muốn có tre để vót đũa, người dân Xẻo Cui phải sang nơi khác mua. Vì vậy, khi sản phẩm bán ra, thu lợi nhuận không còn nhiều như trước. Số thanh niên không còn trụ được với nghề nên làm công nhân cho các công ty, xí nghiệp. Những người còn giữ nghề đến nay đa phần là người già, phụ nữ rảnh rang lúc nông nhàn. Điều đáng mừng là lượng đũa làm ra tiêu thụ ổn định, giá bán có phần cao hơn trước nên người làm nghề vót đũa ổn định cuộc sống.
Làng nghề đúc đồng lịch sử hàng trăm năm với những công trình "để đời" |
Phát triển làng nghề nấu đường thốt nốt Tri Tôn |
Long An: Làng nghề trồng mai xã Tân Tây được kỳ vọng phát triển du lịch |