Đặc điểm nhận diện củ nghệ
Củ nghệ là phần thân rễ của cây nghệ, thường nằm dưới lòng đất. Nghệ hay nghệ nhà, nghệ ta, khương hoàng. Có tên khoa học là Curcuma longa. Là cây thân thảo lâu năm thuộc họ Gừng, có thể đạt đến chiều cao 1 mét. Các lá mọc xen kẽ và xếp thành hai hàng. Chúng được 1 thành bẹ lá, cuống lá và phiến lá. Từ các bẹ lá, thân giả được hình thành. Hoa màu tắng xanh nhạt, mọc thành các dải dài. Củ nghệ có kích thước nhỏ, dài từ 5-8 cm, đường kính khoảng 2-3 cm, hình dạng thường là tròn hoặc hơi thon dài, đôi khi có nhiều nhánh mọc ra xung quanh. Bên ngoài có lớp vỏ mỏng, có màu nâu nhạt hoặc xám, hơi nhám và có các đốt giống như củ gừng, lớp vỏ khá dai. Phần thịt bên trong củ nghệ có màu vàng hoặc tươi cam đậm, sặc màu đạm nhạt thường sẽ phụ thuộc vàn loại nghệ và thời gian sinh sôngs của củ nghệ.
Nghệ thường được phân bố ở các vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm. Thường được trồng trên loại đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng như đất pha cát, đất thịt nhẹ hoặc đất phù sa ở những nơi có khả năng thoát nước tốt để củ nghệ không bị úng nước.
Củ nghệ có thể thu hoạch bất cứ khi nào bạn muốn sau khoảng 1 thời gian trồng và phát triển thích hợp, khoảng 7-10 kể từ khi trồng để đạt được chất lượng củ tốt nhất.
Thành phần dưỡng chất có trong củ nghệ
Thành phần dinh dưỡng: Nghệ chứa 13,1% nước, 6,3% protein, 5,1% chất béo, 3,5% chất vô cơ, 69,4% carbohydrate và 50 UI vitamin A (caroten). Tinh dầu: Nghệ chứa khoảng 5,8% tinh dầu, gồm các hợp chất như phellandren (24,5%), cineol (15,9%), p-cymen (13,2%), và p-pinen (8,9%). Curcumin là hoạt chất quan trọng nhất trong củ nghệ chiếm 3% trọng lượng của củ.
Ngoài ra, củ nghệ còn cung cấp khá nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin C, E, K, kali, canxi, sắt, đồng,... và còn nhiều chất kháng viêm và chống oxy mạnh.
Công dụng làm đẹp da từ củ nghệ
Giúp sáng da tự nhiên
Trong củ nghệ chứa các thành phần chống viêm, các chất chống oxy hoá quan trọng và một số khoáng chất như kali, sắt, mangan và các vitamin. Những hợp chất này giúp tăng cường lưu thông máu tới tế báo, tuần hoàn da được lưu thông tốt hơn, cung cấp độ ẩm đầy đủ, tăng sinh collagen, giúp da trở nên sáng, hồng hào và căng bóng hơn. Bên cạnh đó, nghệ còn hỗ trợ phục hồi da, mang lại vẻ trắng sáng tự nhiên.
Để sử dụng hữu ích làm sáng da này của của nghệ, bạn có thể thử đắp mặt nạ từ nghệ ngay tại nhà với công thức làm đẹp da hiệu quả, bạn có thể trộn một lượng nhỏ mật ong, nghệ và sữa chua, sau đó thoa đều hỗn hợp lên mặt, đắp mặt nạ khoảng 15 phút rồi rửa sạch với nước.
Khả năng chữa lành vết thương
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nghệ mang lại những tác động tích cực đến mô cũng như collagen. Trong củ nghệ có chứa chất curcumin, có tác dụng chữa lành vết thương nhanh chóng bằng cách làm giảm tình trạng viêm và oxy hoá. Bên cạnh đó, củ nghệ cũng góp phần làm giảm các phản ứng của cơ thể đối với những vết thương trên da, từ đó giúp vết thương mau lành hơn.
Giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh vảy nến
Nhờ chứa nhiều chất chống viêm và chất chống oxy hóa mạnh mẽ, là một giải pháp hỗ trợ tự nhiên cho các vấn đề về da, trong đó có bệnh vẩy nến. Những hoạt chất này giúp giảm viêm, kiểm soát sự bùng phát và làm dịu các triệu chứng khó chịu do vẩy nến gây ra, như ngứa ngáy và da bong tróc. Theo Tổ chức Bệnh vẩy nến Quốc gia, nghệ có thể được sử dụng như một chất bổ sung hoặc kết hợp trong thực đơn hàng ngày.
Nghệ giúp điều trị mụn và vết thương do mụn
Tinh bột nghệ chứa nhiều curcumin, cyclocurcumin, curcumon, turmerone và turmeric có tác dụng giảm viêm và điều tiết tuyến bã nhờn đối với da dầu nên giúp ngăn ngừa mụn hiệu quả. Bên cạnh đó, nhờ đặc tính sát trùng và kháng khuẩn nên tinh bột nghệ có tác dụng điều trị mụn và làm sạch da.
Ngoài ra, tinh bột nghệ còn được sử dụng để trị thâm sẹo do mụn để lại nhờ có khả năng đánh bật và ức chế quá trình hình thành melanin trên da. Bạn có thể bôi trực tiếp nghệ tươi lên vùng da cần điều trị hoặc đắp mặt nạ tinh bột nghệ từ 2 - 3 lần mỗi tuần để điều trị mụn và vết thương hiệu quả.
Hỗ trợ điều trị các bệnh về da liễu
Tinh bột nghệ có chứa thành phần kháng khuẩn giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây ngứa, mẩn đỏ và điều trị bệnh chàm, vảy nến hiệu quả. Bạn có thể pha hỗn hợp tinh bột nghệ với sữa tươi không đường hoặc đun sôi tinh bột nghệ với nước ấm rồi đắp lên vùng da cần điều trị sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Bài viết mang tính chất tham khảo, người sử dụng sản phẩm cần tư vấn thêm từ chuyên gia hoặc bác sĩ.