Khô miệng khi ngủ có thể là triệu chứng của một số bệnh lý

Khô miệng ban đêm có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra nó cũng có thể là triệu chứng của một số bệnh lý.
Bịt mắt - Giải pháp đơn giản cho những đêm ngon giấc Khi ngủ nên nằm nghiêng bên nào? Áp dụng công thức "10-3-2-1-0" cải thiện tình trạng khó ngủ

Khô miệng (xerostomia) khi ngủ có thể chỉ là một cảm giác khó chịu thoáng qua vào ban đêm. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, bạn cần được điều trị, vì nó có thể ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống, bao gồm việc ăn uống, giao tiếp và sức khỏe răng miệng tổng thể.

Khô miệng khi ngủ có thể là triệu chứng của một số bệnh lý
Ảnh minh họa.

Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ răng và nướu, đồng thời chứa các enzym hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Nếu bạn bị khô miệng suốt đêm, sức khỏe răng miệng có thể bị ảnh hưởng mà không hề hay biết.

Nhiều người gặp phải tình trạng khô miệng vào ban đêm, gây cảm giác rát lưỡi, khó chịu và thậm chí phải thức dậy để uống nước.

Các triệu chứng phổ biến của khô miệng về đêm bao gồm: nước bọt đặc, hơi thở có mùi, thay đổi vị giác, khó khăn khi đeo răng giả, khó nhai hoặc nuốt, đau họng, lưỡi có rãnh.

Khi không đủ nước bọt, nguy cơ xuất hiện mảng bám, tưa miệng và lở miệng cũng tăng lên, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Nguyên nhân gây khô miệng vào ban đêm

Nếu tình trạng khô miệng chỉ xảy ra thỉnh thoảng do môi trường khô hoặc ăn mặn trước khi ngủ, bạn có thể khắc phục bằng cách điều chỉnh thói quen sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này lặp lại thường xuyên mà không rõ nguyên nhân, có thể đó là dấu hiệu của một số bệnh lý tiềm ẩn.

Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến có thể gây khô miệng khi ngủ mà bạn cần lưu ý:

Bệnh lý tuyến giáp

Những người mắc cường giáp hoặc cường cận giáp có nguy cơ cao bị khô miệng vào ban đêm do rối loạn chuyển hóa và mất nước nhanh. Nếu bạn có thêm các triệu chứng như sưng cổ, tim đập nhanh hoặc sụt cân không rõ nguyên nhân, hãy kiểm tra chức năng tuyến giáp sớm.

Khô miệng khi ngủ có thể là triệu chứng của một số bệnh lý
Khô miệng khi thức dậy.

Nhiễm nấm miệng

Người lớn tuổi đeo răng giả lâu ngày có thể bị nhiễm nấm miệng, gây cảm giác khô miệng và khó chịu khi ngủ. Việc điều trị sớm bằng thuốc kháng nấm sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

Bệnh tiểu đường

Khô miệng khi ngủ là một triệu chứng phổ biến của bệnh tiểu đường do rối loạn chuyển hóa đường. Người bệnh thường xuyên cảm thấy khát nước, đi tiểu nhiều và tình trạng khô miệng kéo dài. Nếu bạn có dấu hiệu sụt cân, da khô và mệt mỏi, hãy kiểm tra đường huyết sớm.

Ngưng thở khi ngủ

Chứng ngưng thở khi ngủ hoặc ngáy to có thể khiến người bệnh thở bằng miệng trong lúc ngủ, dẫn đến khô miệng về đêm. Tình trạng này cũng có thể liên quan đến các bệnh hô hấp như viêm xoang hoặc viêm phổi mạn tính.

Bệnh lý thận và rối loạn nội tiết

Người mắc bệnh thận hoặc hội chứng tiểu đường nhạt (diabetes insipidus) có xu hướng đi tiểu nhiều lần trong đêm, gây mất nước và khô miệng nghiêm trọng. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy khát nước dữ dội, hãy đi khám sớm để kiểm tra sức khỏe thận và nội tiết.

Hội chứng Sjögren (khô tuyến nước bọt)

Hội chứng Sjögren là một bệnh tự miễn hiếm gặp, khiến tuyến nước bọt tiết ít dịch, gây khô miệng kéo dài. Nếu bạn có thêm các dấu hiệu như khô mắt, khô da và khó nuốt, hãy thăm khám chuyên khoa miễn dịch để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thiếu nước

Cơ thể cần từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để duy trì hoạt động bình thường. Nếu không bổ sung đủ nước, tuyến nước bọt sẽ không có đủ dịch để hoạt động, dẫn đến tình trạng khô miệng. Ngoài ra, mất nước do tiêu chảy, sốt cao, đổ mồ hôi nhiều hoặc mất máu cũng có thể khiến bạn cảm thấy khô miệng khi vừa thức dậy.

Khô miệng khi ngủ có thể là triệu chứng của một số bệnh lý
Cơ thể cần từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để duy trì hoạt động bình thường.

Tổn thương dây thần kinh

Tổn thương dây thần kinh ở não bộ có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nước bọt, khiến người bệnh cảm thấy khô miệng sau khi tỉnh giấc.

Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc có thể gây khô miệng như tác dụng phụ, bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị trầm cảm, thuốc dị ứng, thuốc tiêu chảy, thuốc giảm cân…. Nếu tình trạng khô miệng kéo dài sau khi dùng thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh phù hợp.

Cách điều trị khô miệng vào ban đêm tại nhà

Để giảm tình trạng khô miệng khi ngủ, bạn có thể áp dụng một số biện pháp đơn giản tại nhà.

Hãy để một cốc nước cạnh giường để uống ngay khi cần.

Tránh sử dụng nước súc miệng có chứa cồn, thay vào đó, hãy chọn loại không cồn để bảo vệ độ ẩm trong miệng.

Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ giúp duy trì độ ẩm không khí, giảm tình trạng mất nước qua đường hô hấp.

Nếu bạn có thói quen thở bằng miệng, hãy cố gắng điều chỉnh để thở bằng mũi nhằm tránh làm khô niêm mạc miệng.

Giảm tiêu thụ caffeine cũng là một cách hiệu quả, vì caffeine có thể khiến tình trạng khô miệng trở nên nghiêm trọng hơn.

Bạn cũng có thể nhai kẹo cao su không đường hoặc ngậm kẹo không đường để kích thích tuyến nước bọt hoạt động.

Việc từ bỏ thuốc lá cũng rất quan trọng, vì thuốc lá làm giảm khả năng tiết nước bọt.

Nếu đang sử dụng thuốc kháng histamine hoặc thuốc thông mũi, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm phương pháp thay thế nếu chúng làm tình trạng khô miệng của bạn tồi tệ hơn.

Bổ sung nước đầy đủ trong ngày và hạn chế ăn mặn, đặc biệt là vào buổi tối, cũng giúp cải thiện tình trạng này.

Khô miệng khi ngủ có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Nếu tình trạng này kéo dài dù đã áp dụng các biện pháp trên, bạn nên đi khám để được tư vấn và điều trị kịp thời, giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Cách để có một giấc ngủ ngon Cách để có một giấc ngủ ngon
Bí quyết giúp người già có giấc ngủ ngon Bí quyết giúp người già có giấc ngủ ngon
Đừng xem thường giấc ngủ Đừng xem thường giấc ngủ
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cô gái 28 tuổi bị sốc phản vệ nguy kịch sau phẫu thuật thẩm mỹ

Cô gái 28 tuổi bị sốc phản vệ nguy kịch sau phẫu thuật thẩm mỹ

Một nữ bệnh nhân 28 tuổi rơi vào tình trạng sốc phản vệ nghiêm trọng sau ca phẫu thuật nâng mũi tại một bệnh viện thẩm mỹ ở TP.HCM.
Cảnh báo sỏi thận lâu năm biến chứng thành ung thư

Cảnh báo sỏi thận lâu năm biến chứng thành ung thư

Sau nhiều năm mắc sỏi thận, người đàn ông 64 tuổi xuất hiện nhiều sỏi lớn (50x69 mm) và đã biến chứng thành ung thư.
4 cách ăn uống lành mạnh, hạn chế tăng cân ngày lễ

4 cách ăn uống lành mạnh, hạn chế tăng cân ngày lễ

Hạn chế tinh bột, chỉ nên uống nước lọc, trà thảo mộc, ăn uống chánh niệm... là những cách để hạn chế tăng cân dịp lễ.
Phương pháp giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ

Phương pháp giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ

Giấc ngủ không chỉ là thời gian nghỉ ngơi mà còn là quá trình phục hồi toàn diện cho cơ thể và trí não. Ngủ đủ giấc sẽ cho bạn một ngày mới năng động.
Dùng hộp xốp đựng thực phẩm có thực sự an toàn?

Dùng hộp xốp đựng thực phẩm có thực sự an toàn?

Dù mang lại sự tiện lợi, hộp xốp polystyrene có nguy cơ thôi nhiễm hóa chất độc hại nếu không được sử dụng đúng cách hoặc làm từ vật liệu không an toàn.
Ăn hải sản thế nào để an toàn cho sức khoẻ?

Ăn hải sản thế nào để an toàn cho sức khoẻ?

Vừa là món ngon bổ dưỡng, nhưng hải sản lại cũng tiềm ẩn nguy cơ dị ứng và ngộ độc. Vậy làm thế nào để thưởng thức an toàn?
Loại trà làm từ vỏ dứa lại có lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe

Loại trà làm từ vỏ dứa lại có lợi ích bất ngờ đối với sức khỏe

Trà dứa chủ yếu được làm từ vỏ dứa, có hương vị thơm ngon và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Dưới đây là những tác dụng của loại thức uống này.
Cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh dại trong mùa hè

Cảnh báo nguy cơ gia tăng bệnh dại trong mùa hè

Mùa hè là thời điểm bệnh dại dễ lây lan. Bệnh chưa có thuốc điều trị và có thể gây tử vong nếu không tiêm vaccine kịp thời.
Mẹo phòng tránh say tàu xe khi đi đường dài

Mẹo phòng tránh say tàu xe khi đi đường dài

Chuẩn bị kỹ càng và hiểu rõ cơ thể mình sẽ giúp bạn chủ động phòng ngừa tình trạng say tàu xe, từ đó tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ.
"Bỏ túi" ngay cách chọn mì chính chất lượng sau vụ việc ở Phú Thọ

"Bỏ túi" ngay cách chọn mì chính chất lượng sau vụ việc ở Phú Thọ

Mì chính là gia vị quen thuộc trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, tình trạng mì chính giả hiện nay đang khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại.
Bé 5 tháng tuổi thoát nguy kịch nhờ lọc máu liên tục

Bé 5 tháng tuổi thoát nguy kịch nhờ lọc máu liên tục

Một bé gái mới 5,5 tháng tuổi rơi vào nguy kịch do nhiễm RSV, suy đa cơ quan, nhưng đã được cứu sống ngoạn mục nhờ kỹ thuật lọc máu liên tục.
Cụ ông ngừng tuần hoàn vì hóc dị vật khi ăn cỗ

Cụ ông ngừng tuần hoàn vì hóc dị vật khi ăn cỗ

Cụ ông 78 tuổi bất ngờ ho sặc sụa, tím tái và ngất lịm khi đang ăn cỗ, được đưa đi cấp cứu trong tình trạng ngừng tuần hoàn.
Men gan cao nên ăn gì để hạ men gan?

Men gan cao nên ăn gì để hạ men gan?

Men gan cao là do mỡ tích tụ trong gan, làm ảnh hưởng đến chức năng gan. Một chế độ ăn hợp lý giúp cải thiện tình trạng này.
Cách giữ an toàn khi tham gia các hoạt động, sự kiện đông người

Cách giữ an toàn khi tham gia các hoạt động, sự kiện đông người

Khi tham gia sự kiện, mọi người nên chọn trang phục lịch sự, gọn gàng; mang theo nước uống, đồ ăn nhẹ, các phụ kiện che nắng và mưa gọn gàng. Không chen lấn, xô đẩy; không phấn khích quá mức, tranh cãi hay gào thét.
Dịch sởi chưa giảm nhiệt, ca sốt xuất huyết và tay chân miệng gia tăng

Dịch sởi chưa giảm nhiệt, ca sốt xuất huyết và tay chân miệng gia tăng

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông tin, số ca mắc sởi ở thành phố đã giảm nhẹ, song số ca mắc tay chân miệng tăng mạnh, sốt xuất huyết bắt đầu gia tăng.
Uống nước chanh thế nào để tốt cho thận?

Uống nước chanh thế nào để tốt cho thận?

Khi được sử dụng đúng cách và với liều lượng hợp lý, nước chanh có thể mang lại nhiều lợi ích tích cực cho sức khỏe thận và ngược lại.
Cứu sống bệnh nhân đột quỵ 67 tuổi nhờ "thời gian vàng"

Cứu sống bệnh nhân đột quỵ 67 tuổi nhờ "thời gian vàng"

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba Đồng Hới (Quảng Bình) vừa kịp thời cứu sống một bệnh nhân bị đột quỵ nhồi máu não nhờ được cấp cứu đúng "thời gian vàng".
Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong giai đoạn giao mùa

Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường phòng, chống dịch bệnh trong giai đoạn giao mùa

Bộ Y tế vừa có công văn số 2513/BYT-PB gửi UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về việc tăng cường chỉ đạo công tác phòng, chống dịch bệnh trong giai đoạn giao mùa.
Cứu sống bé 7 tuổi bị viêm cơ tim tối cấp bằng kỹ thuật ECMO

Cứu sống bé 7 tuổi bị viêm cơ tim tối cấp bằng kỹ thuật ECMO

Sau gần nửa tháng chiến đấu giành giật sự sống, cháu N.V.T (7 tuổi, trú tại thị xã Hương Thủy, TP Huế) đã hồi phục một cách ngoạn mục.
Những sai lầm phổ biến khi tập gym

Những sai lầm phổ biến khi tập gym

Tập gym mang lại nhiều lợi ích như tăng cơ, cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên nếu không tập đúng cách, bạn dễ gặp chấn thương và khó đạt được hiệu quả.
Điều gì xảy ra khi uống nước ép cà chua mỗi ngày?

Điều gì xảy ra khi uống nước ép cà chua mỗi ngày?

Nước ép cà chua không chỉ giàu dưỡng chất mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện da, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, …
Nhiều người ở Phú Quốc nhập viện cấp cứu sau khi ăn nấm lạ

Nhiều người ở Phú Quốc nhập viện cấp cứu sau khi ăn nấm lạ

Nhiều người dân tại TP Phú Quốc đã phải nhập viện cấp cứu sau khi ăn phải loại nấm lạ, nghi do ngộ độc, trong đó có trường hợp rơi vào hôn mê.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động