Hiểm họa khôn lường khi giới trẻ "nghiện" nước ngọt

Sự bùng nổ trong tiêu dùng nước ngọt đang kéo theo hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Uống nước ngọt không đường, không calo nhưng cân nặng không hề giảm Lào Cai: Phát hiện, tạm giữ 4.320 sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt: Cần đánh giá toàn diện hơn

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trong vòng 15 năm qua, tổng lượng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam đã tăng hơn 4 lần từ 1,59 tỷ lít (năm 2009) lên 6,67 tỷ lít (năm 2023). Đáng chú ý, mức tăng mạnh nhất ghi nhận trong giai đoạn 2009–2014, với tốc độ tới 20% mỗi năm.

Tiêu thụ bình quân đầu người cũng tăng vọt từ 18,5 lít/năm lên 66,5 lít/năm.
Tiêu thụ bình quân đầu người cũng tăng vọt từ 18,5 lít/năm lên 66,5 lít/năm.

Tiêu thụ bình quân đầu người cũng tăng vọt từ 18,5 lít/năm lên 66,5 lít/năm – tương đương mức tăng hơn 350%. Dự báo từ các tổ chức nghiên cứu thị trường cho thấy, nếu không có biện pháp kiểm soát hiệu quả, con số này sẽ tiếp tục tăng trung bình 6,4%/năm trong giai đoạn 2023–2028, tức tăng thêm gần 37% chỉ sau 5 năm.

Sự bùng nổ trong tiêu dùng nước ngọt đang kéo theo hệ lụy nghiêm trọng về sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên. Một khảo sát tại 31 trường THCS ở TP.HCM cho thấy, học sinh thường xuyên uống nước ngọt có nguy cơ thừa cân, béo phì cao gấp 3 lần so với nhóm không thường xuyên sử dụng.

Trên thực tế, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ từ 5–19 tuổi đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua – từ 8,5% năm 2010 lên 19% năm 2020. Ở người trưởng thành, tỷ lệ này cũng tăng 30% chỉ trong 6 năm.

Không chỉ dừng lại ở hiện trạng, các nghiên cứu thị trường còn dự báo xu hướng tiêu thụ nước ngọt tại Việt Nam sẽ tiếp tục leo thang nếu không có biện pháp can thiệp hiệu quả. Cụ thể, mức tiêu thụ được dự đoán sẽ tăng trung bình 6,4% mỗi năm trong giai đoạn 2023–2028 – tức tăng tổng cộng 36,6% chỉ sau 5 năm.

Theo đánh giá của các chuyên gia, hiện nay thanh thiếu niên có thể tiếp cận và sử dụng đồ uống có đường một cách dễ dàng ở bất cứ đâu, trong mọi hoàn cảnh. Tuy nhiên, chỉ một tỷ lệ nhỏ gia đình thực sự kiểm soát việc tiêu thụ loại đồ uống này.

Sự hấp dẫn của nước ngọt – từ hương vị đến quảng cáo – đã đánh trúng vào sở thích, thị hiếu của giới trẻ, nhanh chóng tạo ra tình trạng lệ thuộc và khiến việc tiêu dùng vượt khỏi tầm kiểm soát. Thực trạng này đang để lại hệ quả sâu rộng về mặt sức khỏe cho cả một thế hệ.

Một nghiên cứu quy mô toàn quốc về thừa cân, béo phì và các yếu tố nguy cơ tại Việt Nam cũng khẳng định: tiêu thụ nước ngọt là yếu tố nguy cơ đáng kể và cần được can thiệp nhằm giảm thiểu sử dụng trong cộng đồng.

Một nghiên cứu quy mô toàn quốc về thừa cân, béo phì và các yếu tố nguy cơ tại Việt Nam cũng khẳng định: tiêu thụ nước ngọt là yếu tố nguy cơ đáng kể và cần được can thiệp nhằm giảm thiểu sử dụng trong cộng đồng.
Một nghiên cứu quy mô toàn quốc về thừa cân, béo phì và các yếu tố nguy cơ tại Việt Nam cũng khẳng định: tiêu thụ nước ngọt là yếu tố nguy cơ đáng kể và cần được can thiệp nhằm giảm thiểu sử dụng trong cộng đồng.

Tình trạng này không chỉ xảy ra ở Việt Nam. Một nghiên cứu trên 75 quốc gia cho thấy, cứ mỗi 1% gia tăng tiêu thụ đồ uống có đường, tỷ lệ người trưởng thành thừa cân tăng thêm 4,8%; béo phì tăng 2,3%; và tỷ lệ mắc đái tháo đường tăng thêm 0,3%.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Thị Thu Hiền – Trưởng Khoa Hóa sinh và chuyển hóa dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia – cho biết: chỉ một lon nước ngọt mỗi ngày có thể khiến cơ thể nạp từ 30–40g đường tự do, cao hơn ngưỡng khuyến nghị của WHO là không quá 25g/ngày.

Về mặt sinh lý, tiêu thụ nước ngọt có thể kích thích cảm giác thèm ăn, làm giảm cảm giác no và tăng xu hướng ăn các thực phẩm kém lành mạnh khác. Điều này không chỉ làm mất đi cơ hội tiêu thụ thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn dẫn đến sự thay đổi hành vi ăn uống theo chiều hướng tiêu cực – đặc biệt trong giới trẻ. Về lâu dài, tình trạng này góp phần gia tăng nguy cơ mắc béo phì, đái tháo đường tuýp 2, sâu răng, các bệnh tim mạch và rối loạn chuyển hóa.

Đáng lo ngại hơn, thói quen uống nước ngọt thường xuyên hiện đang đi kèm với lối sống ít vận động của một bộ phận giới trẻ – khiến các tác động tiêu cực trở nên trầm trọng hơn.

Trước thực trạng đáng báo động, WHO khuyến cáo, trẻ vị thành niên cần hạn chế tối đa tiêu thụ đường tự do – tức đường đơn, đường đôi được thêm vào thực phẩm và đồ uống trong quá trình sản xuất hoặc nấu nướng. Tổng lượng khuyến nghị không vượt quá 25g/ngày, tương đương 6 thìa cà phê. Con số này bao gồm cả đường có trong mật ong, siro, nước ép trái cây, và các sản phẩm có bổ sung đường trong quá trình chế biến.

WHO cũng khuyến nghị các quốc gia, trong đó có Việt Nam cần áp dụng các biện pháp đồng bộ như: Đánh thuế đồ uống có đường, truyền thông đại chúng về tác hại của việc tiêu dùng quá mức, hạn chế quảng cáo – đặc biệt nhắm vào trẻ em, và kiểm soát chặt chẽ việc tiếp cận sản phẩm tại trường học.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tuấn Lâm – Chuyên gia phòng chống các yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm, Văn phòng WHO tại Việt Nam – nhận định: giáo dục sức khỏe nên bắt đầu càng sớm càng tốt, lý tưởng là từ bậc tiểu học, khi trẻ bắt đầu hình thành thói quen sống. Việc trang bị kiến thức từ sớm sẽ giúp các em tự tin lựa chọn lối sống lành mạnh, tránh lệ thuộc vào các sản phẩm có đường trong tương lai.

Bộ Y tế đã đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường Bộ Y tế đã đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường
Già hơn trước tuổi vì chưa biết uống nước đúng cách Già hơn trước tuổi vì chưa biết uống nước đúng cách
Những thức uống có nguy cơ gây hại sức khoẻ nếu quá lạm dụng Những thức uống có nguy cơ gây hại sức khoẻ nếu quá lạm dụng
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Sai lầm phổ biến khi bảo quản trứng ở cánh cửa tủ lạnh

Sai lầm phổ biến khi bảo quản trứng ở cánh cửa tủ lạnh

Trứng nên được bảo quản trong tủ lạnh sẽ có hạn sử dụng dài hơn để ở nhiệt độ thường, nhưng chuyên gia lưu ý không đặt ở cánh cửa tủ.
Hành tây và loạt lợi ích sức khỏe bất ngờ

Hành tây và loạt lợi ích sức khỏe bất ngờ

Không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong nhiều món ăn, hành tây còn được xem là một “siêu thực phẩm” với nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Vì sao ngày càng nhiều người trẻ mắc suy thận?

Vì sao ngày càng nhiều người trẻ mắc suy thận?

Không ít người dưới 30 tuổi đã phải chạy thận nhân tạo. Sự trẻ hóa của suy thận đang đặt ra cảnh báo nghiêm trọng về sức khỏe cộng đồng.
Những thói quen ăn uống khiến tóc "khóc thét"

Những thói quen ăn uống khiến tóc "khóc thét"

Không chỉ do di truyền hay hormone, tình trạng tóc mỏng, khô yếu và tóc gãy rụng có thể bắt nguồn từ chính thói quen ăn uống hàng ngày.
Tai nạn, bệnh tật rình rập trẻ dịp hè: Báo động từ các chuyên gia

Tai nạn, bệnh tật rình rập trẻ dịp hè: Báo động từ các chuyên gia

Mùa hè, khoảng thời gian lý tưởng để nghỉ ngơi và vui chơi, lại tiềm ẩn vô vàn rủi ro cho sức khỏe, đặc biệt là tai nạn thương tích, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền nhiễm, đe dọa nghiêm trọng đến trẻ em.
Bài kiểm tra ngón tay đơn giản giúp cảnh báo nguy cơ bệnh tim

Bài kiểm tra ngón tay đơn giản giúp cảnh báo nguy cơ bệnh tim

Chỉ với thao tác ngón cái đơn giản, bạn có thể kiểm tra dấu hiệu bất thường liên quan đến phình động mạch chủ – bệnh lý tim mạch nguy hiểm nhưng khó phát hiện sớm.
Tư thế yoga chim bồ câu: “Liều thuốc” kéo giãn toàn thân cho người ngồi nhiều

Tư thế yoga chim bồ câu: “Liều thuốc” kéo giãn toàn thân cho người ngồi nhiều

Tư thế chim bồ câu trong yoga giúp mở rộng hông, kéo giãn cơ thể và cải thiện sức khỏe toàn diện. Đây là bài tập lý tưởng cho người ngồi nhiều.
Bộ Y tế cảnh báo: Không được bỏ qua những dấu hiệu nguy hiểm của sốt xuất huyết

Bộ Y tế cảnh báo: Không được bỏ qua những dấu hiệu nguy hiểm của sốt xuất huyết

5 tháng đầu năm, cả nước ghi nhận gần 23.000 ca sốt xuất huyết, trong đó 5 người đã tử vong. TP HCM là điểm nóng với số ca mắc tăng 134% so với cùng kỳ năm ngoái. Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ “dịch chồng dịch” khi sốt xuất huyết, tay chân miệng và Covid-19 cùng gia tăng tại nhiều địa phương.
Các loại hạt giúp giảm cân và đánh tan mỡ bụng

Các loại hạt giúp giảm cân và đánh tan mỡ bụng

Nhiều loại hạt không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn hỗ trợ giảm cân và đánh tan mỡ bụng nhờ khả năng tạo cảm giác no, thúc đẩy trao đổi chất và cải thiện sức khỏe.
Tư thế ngủ phù hợp với người đau vai gáy

Tư thế ngủ phù hợp với người đau vai gáy

Người bị đau vai gáy cần đặc biệt chú ý đến tư thế nằm ngủ. Việc điều chỉnh tư thế phù hợp sẽ giúp giảm áp lực lên vùng cổ vai, hỗ trợ giấc ngủ.
6 điều cần làm ngay và 3 việc tuyệt đối tránh làm với bệnh nhân đột quỵ

6 điều cần làm ngay và 3 việc tuyệt đối tránh làm với bệnh nhân đột quỵ

Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo: Gặp người đột quỵ, cần làm ngay 6 điều và tuyệt đối tránh 3 việc để không bỏ lỡ “thời gian vàng” cứu sống.
Dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đang bị men gan cao

Dấu hiệu cảnh báo có thể bạn đang bị men gan cao

Mệt mỏi kéo dài, vàng da, ngứa không rõ nguyên nhân… là những biểu hiện thường bị bỏ qua nhưng có thể là dấu hiệu cảnh báo men gan đang tăng cao .
Lối sống ảnh hưởng nguy cơ ung thư đại trực tràng

Lối sống ảnh hưởng nguy cơ ung thư đại trực tràng

Nhiều yếu tố trong thói quen sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, vận động, hút thuốc… có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng mà không phải ai cũng để ý.
Hay quên sau tuổi 40, coi chừng bệnh Alzheimer

Hay quên sau tuổi 40, coi chừng bệnh Alzheimer

Không chỉ là dấu hiệu tuổi già, hay quên có thể là triệu chứng sớm của bệnh Alzheimer – căn bệnh khiến người mắc mất dần trí nhớ và khả năng sinh hoạt.
Sống sót sau tai nạn máy bay: Hồi phục tinh thần là hành trình dài

Sống sót sau tai nạn máy bay: Hồi phục tinh thần là hành trình dài

Thoát khỏi tai nạn máy bay là điều kỳ diệu, nhưng với nhiều nạn nhân, hành trình hồi phục tinh thần còn gian nan hơn chữa lành thể xác.
Thịt ướp để lâu thấm vị, nhưng liệu có an toàn?

Thịt ướp để lâu thấm vị, nhưng liệu có an toàn?

Thịt ướp từ sáng đến chiều giúp món ăn thấm vị, nhưng nếu bảo quản không đúng, vi khuẩn có thể sinh sôi, gây hại cho sức khỏe.
12 trường hợp không được hưởng BHYT dù khám đúng tuyến

12 trường hợp không được hưởng BHYT dù khám đúng tuyến

Luật BHYT sửa đổi, có hiệu lực từ 1/7 tới nêu rõ 12 trường hợp dù khám đúng tuyến, đúng quy trình vẫn không được bảo hiểm y tế chi trả.
Những món nên dùng lúc đói giúp làm sạch đường ruột

Những món nên dùng lúc đói giúp làm sạch đường ruột

Một số thực phẩm khi dùng lúc bụng đói không chỉ giúp làm dịu cơn đói mà còn hỗ trợ làm sạch ruột, cải thiện tiêu hóa và cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột.
Những thói quen âm thầm hủy hoại khuôn mặt bạn

Những thói quen âm thầm hủy hoại khuôn mặt bạn

Không ít người vô tình duy trì những thói quen tưởng chừng vô hại nhưng lại gây tổn thương cho da mặt và biến đổi cấu trúc khuôn mặt.
Tự ý đắp thuốc lá chữa bỏng, bệnh nhẹ hóa nặng

Tự ý đắp thuốc lá chữa bỏng, bệnh nhẹ hóa nặng

Nhiều ca nhiễm trùng nặng do tự ý đắp thuốc lá. Chuyên gia cảnh báo: chữa mẹo sai cách có thể biến bỏng nhẹ thành nguy hiểm.
Cẩn trọng với yến chưng sẵn giá rẻ, làm sao để phân biệt thật giả?

Cẩn trọng với yến chưng sẵn giá rẻ, làm sao để phân biệt thật giả?

Nước yến chưng sẵn đang nở rộ trên mạng xã hội với đủ mức giá và lời quảng cáo có cánh. Làm sao để phân biệt yến thật và giả?
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
meji
Phiên bản di động