Áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt: Cần đánh giá toàn diện hơn

Bộ Tài chính vẫn giữ quan điểm về việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường, điều này gây ra tranh cãi với ý kiến trái chiều, trong đó, các chuyên gia cho rằng, việc này lợi bất cập hại.
Tăng thuế giúp kiểm soát tiêu dùng đồ uống có đường hiệu quả nhất Nên giãn tiến độ tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với ngành đồ uống trong bối cảnh khó khăn? Đề xuất tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia lên 100%
Nước ngọt chứa hàm lượng đường rất lớn.
Nước ngọt chứa hàm lượng đường rất lớn.

Thiệt đơn thiệt kép

Trong dự thảo mới nhất, Bộ Tài chính đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường ở mức 10%.

Đề xuất này đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Người ủng hộ, nhưng cũng có người cho rằng, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên đồ uống có đường không giúp đạt mục tiêu sức khỏe và kinh tế, mà thậm chí còn gây thiệt hại lớn cho nhiều ngành phụ trợ và nền kinh tế nói chung.

Theo nghiên cứu của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) về tác động kinh tế - xã hội của thuế tiêu thụ đặc biệt, nếu bổ sung nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, với mức thuế suất 10%, nền kinh tế sẽ phải gánh chịu thiệt hại lên tới 880,4 tỷ đồng.

Cụ thể, theo nghiên cứu này, mặc dù việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt từ 0% lên 10% sẽ góp phần làm tăng thu ngân sách trên 2.279 tỷ đồng, nhưng những ảnh hưởng do việc sụt giảm sản lượng lại lên tới hơn 3.159 tỷ đồng, và do đó, tổng thể sẽ làm thiệt hại khoảng 880,4 tỷ đồng.

Nghiên cứu này được công bố vào năm ngoái, khi nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp cũng vậy. Do vậy, các chuyên gia của CIEM cho rằng, việc mở rộng đối tượng chịu thuế và tăng thuế, trong đó có thuế tiêu thụ đặc biệt, sẽ tạo gánh nặng và thậm chí có thể làm kiệt quệ hơn sự khó khăn của doanh trong bối cảnh hiện nay.

Nghiên cứu của CIEM cho thấy, các chỉ số kinh tế đều có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi quy định này, bao gồm tổng giá trị tăng thêm của nền kinh tế, thu nhập người lao động, thặng dư sản xuất, số lượng lao động…

“Bất kỳ chính sách nào cũng có tác động tới kinh tế - xã hội nhất định, do đó, cần phải đánh giá đầy đủ các tác động chính sách. Công cụ chính sách không nên tạo thêm gánh nặng cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân”, bà Nguyễn Minh Thảo, Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh (CIEM), nói.

Ông Nguyễn Văn Phụng, Ủy viên Thường vụ Ban Chấp hành Hiệp hội Kế toán và Kiểm toán Việt Nam, nhận định việc áp thuế này đối với nước giải khát không giúp đạt mục tiêu tăng ngân sách quốc gia, ngược lại còn gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất.

"Doanh nghiệp (DN) hiện chịu cùng lúc nhiều loại thuế và chi phí, tạo gánh nặng tài chính lớn, nhất là trong bối cảnh DN đang chật vật phục hồi sau đại dịch COVID-19 và bối cảnh khó khăn chung của kinh tế toàn cầu. Mặt khác, nếu đánh thuế đối với nước giải khát có đường thì người tiêu dùng vẫn có thể chuyển đổi sang các thực phẩm thay thế khác, mà những thực phẩm này cũng có thể là nguyên nhân gây các loại bệnh" - ông Phụng phân tích và kiến nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc về lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt.

Ông Nguyễn Huy Quang - nguyên Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), Trưởng Ban Tư vấn, phản biện và giám định xã hội thuộc Tổng hội Y học Việt Nam - cho rằng cần cân bằng giữa các mục tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội cũng như bảo vệ môi trường và thực hiện các cam kết quốc tế về phát triển bền vững.

Tính hiệu quả của đề xuất này chưa đủ sức thuyết phục

việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát không đảm bảo giải quyết được các bệnh không lây nhiễm, bao gồm thừa cân béo phì.
Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát không đảm bảo giải quyết được các bệnh không lây nhiễm, bao gồm thừa cân béo phì.

Bộ Tài chính khi đề xuất việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường đã cho rằng, việc này sẽ góp phần giảm béo phì, tiểu đường và tỷ lệ mắc các bệnh không lây nhiễm khác trong tương lai, đặc biệt là thế hệ trẻ. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, điều này chưa đủ sức thuyết phục. Và một trong những lý lẽ được đưa ra là, không có đủ bằng chứng khoa học cho thấy nước giải khát là nguyên nhân trực tiếp gây thừa cân béo phì.

PGS-TS.BS. Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, những lý do chính gây ra thừa cân béo phì bao gồm chế độ dinh dưỡng không hợp lý (tiêu thụ nhiều thực phẩm có hàm lượng calo cao), thiếu vận động thể chất, do di truyền hoặc nội tiết...

Một báo cáo của Viện Dinh dưỡng cũng đã chỉ ra rằng, tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân béo phì ở học sinh khu vực thành thị cao hơn nhiều so với học sinh ở khu vực nông thôn (lần lượt là 41,9% và 17,8%), nhưng tỷ lệ tiêu thụ nước ngọt ở mức độ thường xuyên của trẻ em khu vực thành thị lại thấp hơn mức tiêu thụ của trẻ em ở khu vực nông thôn (lần lượt là 16,1% và 21,6%).

Với những lý do đó, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát không đảm bảo giải quyết được các bệnh không lây nhiễm, bao gồm thừa cân béo phì.

Ông Nguyễn Văn Phụng cho biết nếu đánh thuế đối với mỗi nước giải khát có đường thì người tiêu dùng vẫn có thể chuyển đổi sang các thực phẩm thay thế khác, mà những thực phẩm thay thế này cũng có thể là nguyên nhân của các bệnh không lây nhiễm. Công cụ thuế trong trường hợp này khó mà thay đổi hành vi người tiêu dùng thậm chí còn có thể tạo điều kiện cho các hàng hoá buôn lậu, các thực phẩm đường phố không được kiểm soát về chất lượng.

Bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - cho rằng, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên đồ uống có đường cần được xem xét kỹ lưỡng để tránh những hệ lụy không mong muốn. Chính phủ cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố kinh tế - xã hội và đưa ra các chính sách phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà không gây thiệt hại cho nền kinh tế.

Đề xuất giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và 50% thuế GTGT với xăng, dầu Đề xuất giảm 50% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng và 50% thuế GTGT với xăng, dầu
Bộ Y tế đã đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường Bộ Y tế đã đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường
Đề xuất lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia rượu, nước giải khát Đề xuất lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia rượu, nước giải khát
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giá vàng vượt 102 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư đua bán chốt lời

Giá vàng vượt 102 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư đua bán chốt lời

Giá vàng trong nước sáng nay chính thức vượt 102 triệu đồng/lượng khi kim loại quý thế giới xác lập kỷ lục mới. Các chuyên gia cảnh báo, đầu tư theo kiểu lướt sóng khi giá vàng đang ở mức cao là rất nguy hiểm. Đặc biệt, không nên vay tiền để đầu tư vào vàng.
Giảm 1.000 đồng/kg, giá tiêu mất mốc 160.000 đồng/kg

Giảm 1.000 đồng/kg, giá tiêu mất mốc 160.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 1/4 giảm trở lại 1.000 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 158.000 – 159.000 đồng/kg.
Cà phê xuất khẩu năm 2025 có thể đạt kỷ lục 8 tỷ USD

Cà phê xuất khẩu năm 2025 có thể đạt kỷ lục 8 tỷ USD

Giá cà phê hôm nay 1/4 tăng nhẹ 600 đến 800 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 132,000 - 133,000 đồng/kg.
Giảm mạnh tuần qua, giá cà phê tuần này được dự đoán thế nào?

Giảm mạnh tuần qua, giá cà phê tuần này được dự đoán thế nào?

Giá cà phê giảm mạnh từ 1.600 đến 1.700 đồng/kg so với tuần trước. Cục Xuất nhập khẩu nhận định giá cà phê trong thời gian tới sẽ chịu áp lực điều chỉnh do nguồn cung vừa được thu hoạch dần được đưa ra thị trường và Brazil sắp tới vụ thu hoạch.
Giá heo hơi giảm mạnh, nhiều nơi chạm đáy 66.000 đồng/kg

Giá heo hơi giảm mạnh, nhiều nơi chạm đáy 66.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 31/3, tiếp tục giảm tại miền Bắc, duy trì ổn định ở miền Nam và có xu hướng chững lại tại miền Trung - Tây Nguyên. Hiện tại, giá heo hơi trên cả nước dao động từ 66.000 - 77.000 đồng/kg.
Giá tiêu tuần này được dự báo tiếp tục tăng

Giá tiêu tuần này được dự báo tiếp tục tăng

Giá tiêu hôm nay 31/3 duy trì ổn định trong khoảng 159.000 – 160.000 đồng/kg. Nhận định về thị trường tuần này, chuyên gia cho biết vẫn dao động quanh mốc 160.000 đồng/kg. Tuy nhiên, về dài hạn giá tiêu được dự báo tiếp tục tăng.
Giá thịt heo bán lẻ đồng loạt giảm sau chỉ đạo của Phó thủ tướng

Giá thịt heo bán lẻ đồng loạt giảm sau chỉ đạo của Phó thủ tướng

Trong 3 tuần qua, giá heo hơi giảm khoảng 10.000 đồng/kg, kéo giá thịt heo bán lẻ giảm theo, nhiều bà nội trợ vì thế quay lại với loại thực phẩm thông dụng này.
Giá tiêu duy trì quanh mức 160.000 đồng/kg trong nhiều tuần

Giá tiêu duy trì quanh mức 160.000 đồng/kg trong nhiều tuần

Thị trường tiêu trong nước bình ổn, duy trì ổn định so với phiên giao dịch trước đó và neo ở mức cao. Hiện giá tiêu thu mua trung bình tại các địa bàn trọng điểm quanh mốc 159,000 - 160,000 đồng/kg.
Thị trường heo hơi ổn định sau một tuần giảm sốc

Thị trường heo hơi ổn định sau một tuần giảm sốc

Giá heo hơi hôm nay 30/3, miền Bắc tiếp tục giảm thêm 1.000 đồng/kg, rơi về mốc 66.000 đồng/kg – mức thấp nhất cả nước. Trong khi đó, khu vực miền Trung và miền Nam ghi nhận xu hướng chững lại, một số nơi giảm nhẹ.
Vì sao giá cà phê toàn cầu đang bị đẩy lên cao?

Vì sao giá cà phê toàn cầu đang bị đẩy lên cao?

Giá cà phê hôm nay 30/3 giảm nhẹ 100 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch quanh mốc 131,200 - 132,300 đồng/kg.
Giá vàng sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng sẽ tăng đến mức nào?

Giá vàng trong nước hướng đến 101 triệu đồng một lượng, trong khi đó giá vàng thế giới tiến sát mốc 3.090 USD một ounce, lập đỉnh lần thứ 18 trong năm nay.
Hiện tượng “lạ” của thị trường cà phê

Hiện tượng “lạ” của thị trường cà phê

Giá cà phê tiếp tục giảm mạnh 1.000 đến 1.100 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 131.000 - 132.000 đồng/kg.
Nông dân găm hàng chờ giá tiêu tăng cao hơn

Nông dân găm hàng chờ giá tiêu tăng cao hơn

Giá tiêu hôm nay tiếp tục đi ngang so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 159.000 – 160.000 đồng/kg. Nông dân trồng tiêu Việt Nam vẫn chưa vội bán hàng vụ mới và chờ giá tăng cao hơn.
Giá heo hơi tiếp tục giảm sâu

Giá heo hơi tiếp tục giảm sâu

Giá heo hơi hôm nay 29/3, tiếp đà giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg tại khu vực miền Trung và miền Nam. Theo khảo sát mới nhất, thương lái trên toàn quốc đang thu mua heo hơi với giá từ 66.000 - 77.000 đồng/kg.
Loạt bất ổn khiến giá vàng thế giới tăng như vũ bão

Loạt bất ổn khiến giá vàng thế giới tăng như vũ bão

Lo ngại cuộc chiến thương mại toàn cầu leo thang, kế hoạch áp thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục thúc đẩy đà tăng của giá vàng thế giới.
Giá vàng thế giới cao nhất mọi thời đại, trong nước diễn biến thế nào?

Giá vàng thế giới cao nhất mọi thời đại, trong nước diễn biến thế nào?

Giá vàng thế giới giao ngay tăng vùn vụt lập đỉnh lần thứ 17 trong năm nay. Trong nước, giá vàng lại vượt xa 100 triệu/lượng.
Giá heo hơi vẫn đang kéo dài đà giảm

Giá heo hơi vẫn đang kéo dài đà giảm

Giá heo hơi hôm nay 28/3, tiếp tục giảm mạnh trên diện rộng, đặc biệt khu vực miền Bắc ghi nhận mức sụt sâu nhất trong nhiều ngày qua. Hiện tại, giá heo hơi trên toàn quốc dao động từ 66.000 - 77.000 đồng/kg.
Giá tiêu đi ngang, cao nhất 160.000 đồng/kg

Giá tiêu đi ngang, cao nhất 160.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 28/3 ổn định không thay đổi so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 159,000 - 160,000 đồng/kg.
Đầu cơ bán tháo, giá cà phê lao dốc mạnh

Đầu cơ bán tháo, giá cà phê lao dốc mạnh

Giá cà phê hôm nay 28/3 lao dốc giảm mạnh 2.000 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 132.400 - 133.400 đồng/kg.
Giá heo hơi cao nhất 5 năm, Phó thủ tướng chỉ đạo “nóng”

Giá heo hơi cao nhất 5 năm, Phó thủ tướng chỉ đạo “nóng”

Phó thủ tướng chỉ đạo Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, hiệp hội, doanh nghiệp đánh giá tình hình thị trường thịt heo.
Giá xăng tăng gần 400 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá xăng tăng gần 400 đồng/lít từ 15h chiều nay

Giá bán lẻ RON 95 tăng 337 đồng/lít lên 20.424 đồng/lít. Giá bán lẻ xăng E5 RON 92 tăng mức tương tự lên 20.032 đồng/lít.
Giá vàng lại tiến sát 100 triệu đồng/lượng

Giá vàng lại tiến sát 100 triệu đồng/lượng

Sáng nay, giá vàng nhẫn được nhiều doanh nghiệp giao dịch vượt mốc 99 triệu đồng/lượng, cao hơn nhiều so với vàng miếng SJC.
Thị trường heo hơi tiếp chiều đi xuống

Thị trường heo hơi tiếp chiều đi xuống

Giá heo hơi hôm nay 27/3, một số địa phương tiếp tục hạ giá trong phiên sáng nay. Hiện tại, giá heo hơi trên toàn quốc dao động từ 68.000 - 78.000 đồng/kg.
Giá cà phê lao dốc với tốc độ chóng mặt

Giá cà phê lao dốc với tốc độ chóng mặt

Giá cà phê 2 sàn cùng giảm mạnh sau khi đạt đỉnh. Có lúc Robusta đã lên tới 5.600 USD/tấn, nhưng lực bán chốt lời tại đỉnh cùng những nguyên nhân khác khiến sàn London rớt mạnh.
Nhu cầu tăng cao giúp giá tiêu trở lại mốc 160.000 đồng/kg

Nhu cầu tăng cao giúp giá tiêu trở lại mốc 160.000 đồng/kg

Giá tiêu tăng mạnh trở lại từ 3.000 đồng/kg so với hôm qua, hiện giao dịch trong khoảng 159.000 – 160.000 đồng/kg.
Giá vàng tăng lên gần 99 triệu đồng/lượng

Giá vàng tăng lên gần 99 triệu đồng/lượng

Giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng trong phiên giao dịch sáng nay 26/3.
Giá heo hơi miền Bắc chính thức mất mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc chính thức mất mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi hôm nay 26/3, tiếp tục lao dốc tại nhiều địa phương trong tại ba miền, đặc biệt tại các tỉnh, thành phố phía Bắc. Hiện tại, giá heo hơi trên toàn quốc dao động từ 68.000 - 78.000 đồng/kg.
Nguyên nhân giá tiêu đột ngột giảm đến 3.500 đồng/kg?

Nguyên nhân giá tiêu đột ngột giảm đến 3.500 đồng/kg?

Giá tiêu đột ngột giảm mạnh từ 3.000 đến 3.500 đồng/kg so với hôm, hiện giao dịch trong khoảng 156.000 - 157.000 đồng/kg.
“Sắc xanh” bao phủ thị trường cà phê

“Sắc xanh” bao phủ thị trường cà phê

Thị trường cà phê trong nước và thế giới đồng loạt tăng so với cùng thời điểm sáng qua. Trong đó robusta tăng 90 USD/tấn và tiến sát mốc 5.600 USD/tấn, còn arabica giao dịch ở mức gần 400 US cent/pound.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động