Cục thuế Quảng Ninh bêu tên gần 300 doanh nghiệp chậm nộp thuế Đắk Lắk: Hàng loạt doanh nghiệp bị cấm xuất cảnh do nợ thuế Xung quanh việc Tổng giám đốc Bamboo Airways bị tạm hoãn xuất cảnh |
23.747 người bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế
Mới đây, Tổng cục Thuế đã phát đi thông tin tình hình thực hiện công tác thuế tháng 9 tới các cơ quan báo chí. Trong đó, điểm đáng chú ý trong công tác quản lý nợ thuế, theo Tổng cục Thuế là tình hình thực hiện biện pháp tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp nợ thuế. Số người bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế tăng chóng mặt.
Cụ thể, cơ quan thuế đã ban hành 23.747 thông báo tạm hoãn xuất cảnh với số tiền thuế nợ là 50.665 tỉ đồng.
Trong khi đó, tính đến ngày 14/8, cơ quan thuế đã thông báo tạm hoãn xuất cảnh đối với 17.952 trường hợp, với số tiền thuế nợ là 30.388 tỉ đồng.
Đánh giá về tính hiệu quả của biện pháp cưỡng tạm hoãn xuất cảnh, Tổng cục Thuế cho biết trong tháng 9 đã thu được 1.844 tỉ đồng nợ thuế của 2.873 người đang bị tạm hoãn xuất cảnh.
9 tháng đầu năm, 23.747 người bị tạm hoãn xuất cảnh do nợ thuế. (Ảnh minh họa) |
Còn trong tháng 8, số tiền nợ thuế thu được là 1.341 tỉ đồng của 2.116 người đang bị tạm hoãn xuất cảnh. Đáng chú ý, cơ quan thuế đã thu được 46,7 tỉ đồng nợ thuế của 650 người nộp thuế đang bỏ địa chỉ kinh doanh.
Thông tin về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với người nộp thuế, ông Đặng Ngọc Minh - phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế - cho biết đây chỉ là một trong nhiều biện pháp cưỡng chế của cơ quan thuế được thực hiện sau khi rà soát, đối chiếu, xác định chính xác nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế. Việc áp dụng tạm hoãn xuất cảnh đối với người nộp thuế là để thu hồi nợ, đảm bảo lợi ích của ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, theo Tổng cục Thuế, mặc dù thời gian qua ngành thuế đã đẩy mạnh các giải pháp quản lý, đánh giá thu hồi tiền thuế, song số nợ thuế vẫn ở mức cao và tăng nhanh.
Quy định về tạm hoãn xuất cảnh ngày càng mở rộng
Thời gian gần đây, thông tin về việc các Tổng giám đốc doanh nghiệp bị tạm hoãn xuất cảnh vì công ty nợ thuế xuất hiện ngày càng nhiều, gây xôn xao dư luận. Đáng chú ý, trong số đó có không ít doanh nghiệp có tên tuổi. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp sau khi bị nêu tên đã nhanh chóng hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và được gỡ lệnh tạm hoãn xuất cảnh.
Hiện nay quy định về tạm hoãn xuất cảnh ngày càng mở rộng. Trước đây theo Luật Quản lý thuế năm 2006, chỉ có ba trường hợp thuộc diện tạm hoãn xuất cảnh là: người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.
Tuy nhiên đến Nghị định số 126 của Chính phủ ban hành ngày 19/12/2020 (hướng dẫn Luật Quản lý thuế số 38) thì đã mở rộng thêm trường hợp "cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế" bên cạnh ba trường hợp trên.
Từ nay đến cuối năm, cơ quan thuế cũng tập trung xử lý các khoản nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản. Cơ quan thuế rà soát và báo cáo ủy ban nhân dân chỉ đạo các cơ quan liên quan trên địa bàn tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về diện tích, giá đất, điều chỉnh quy hoạch, khấu trừ tiền bồi thường giải phóng mặt bằng… (nếu có) để sớm xử lý thu hồi được các khoản nợ tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.
Cơ quan thuế sẽ đôn đốc các cơ quan chức năng khẩn trương thực hiện các thủ tục chưa hoàn thành liên quan đến việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, thu hồi mỏ, hủy quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá đất, xử lý miễn, giảm… làm căn cứ để cơ quan thuế thông báo nghĩa vụ tài chính và đôn đốc người nộp thuế nộp hết số tiền còn phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Hà Nội tiếp tục bêu tên hàng trăm doanh nghiệp nợ thuế |
Tổng cục Hải quan yêu cầu Tổng công ty Thủy sản Việt Nam trả nợ thuế |
Công khai loạt doanh nghiệp nợ thuế hàng chục tỷ đồng |