Trước thềm năm học, bố mẹ cần làm gì để trẻ ít nguy cơ nhiễm bệnh? Ô nhiễm không khí có thể "hủy hoại" những lợi ích của việc tập luyện buổi sáng? Bụi mịn nguy hiểm đến mức nào? |
Tình trạng nhiễm không khí ở các thành phố lớn
Thời gian từ đầu tháng 10 đến nay, hai thành phố lớn của Việt Nam là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) có nhiều ngày bị ô nhiễm không khí nghiêm trọng, thậm chí có lúc vào nhóm các đô thị ô nhiễm nhất thế giới.
Sương mù bao phủ Thành phố Hồ Chí Minh. |
Theo ghi nhận gần đây vào sáng 2/12, thời tiết TP.HCM có nắng yếu, bầu trời nhiều mây và có sương mù nhiều nơi, các toà nhà cao tầng chìm trong sương mù mờ ảo. Hiện tượng sương mù đã xuất hiện vài ngày gần đây tại TP.HCM.
Tham khảo trên ứng dụng quan trắc không khí Air Visual (thuộc Tổ chức IQAir sở hữu lượng dữ liệu tổng hợp rất lớn về chất lượng không khí, có trụ sở chính tại Thụy Sỹ), nồng độ bụi mịn PM 2.5 tại TP.HCM vào lúc 8h sáng 3/12 là 65.0μg/m³ (mức cho phép là khoảng 5 μg/m³). Nồng độ bụi mịn PM 2.5 tại TP.HCM hiện cao gấp 13 lần giá trị theo hướng dẫn về chất lượng không khí hàng năm của WHO.
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội ngày càng nghiêm trọng. |
Mặt khác, so với TP.HCM thì mức độ ô nhiễm không khí ở Hà Nội còn nghiêm trọng hơn và kéo dài từ cuối tháng 10 đến nay. Bầu trời thành phố thường xuyên trong tình trạng khói bụi bao phủ mù mịt, thường xuyên trên mức báo động đỏ. Đặc biệt như ngày 25.11, bầu trời quanh khu vực nội thị chìm trong lớp bụi mịn dày đặc, những ngôi nhà cao tầng bị che mờ dưới lớp sương trắng. Cá biệt một số nơi như P.Phúc Diễn (Q.Bắc Từ Liêm) có chỉ số AQI 229 µm/m3, vượt mức báo động đỏ chuyển sang màu tím.
Làm gì để bảo vệ bản thân khỏi ô nhiễm không khí
Để bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm môi trường, bác sĩ khuyến cáo người dân:
Cập nhật thông tin chất lượng không khí từ các nguồn tin cậy để chủ động phòng ngừa. Hạn chế ra khỏi nhà, vận động tập thể dục, lao động ngoài trời khi chất lượng không khí ở mức xấu.
Với người hút thuốc lá, thuốc lào: nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hút; không nên hút thuốc trong nhà. Với người không hút thuốc nên tránh xa khói thuốc.
Tìm đeo khẩu trang đạt tiêu chuẩn chất lượng cản bụi mịn do cơ quan chức năng chứng nhận, ôm kín tối ưu gương mặt, có gọng mũi và van thở lọc 1 chiều khi ra đường (không phải khẩu trang y tế thông thường).
Thường xuyên vệ sinh phòng ở và nhà cửa, dọn dẹp thông thoáng môi trường sống. Nên sử dụng khẩu trang, kính bảo vệ mắt khi làm vệ sinh, dọn dẹp nếu có nhiều bụi hoặc không khí bị ô nhiễm từ mức kém đến mức nguy hại.
Thường xuyên vệ sinh mũi, súc họng sáng tối bằng nước muối sinh lý, đặc biệt sau khi ra đường. Tra rửa mắt bằng nước muối sinh lý vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Hạn chế hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm không khí cao. Nếu phải hoạt động tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm cao nên sử dụng các loại khẩu trang có thể ngăn ngừa bụi mịn (là bụi có đường kính khí động học ≤ 2,5 μm).
Nếu phải tham gia giao thông nên tăng cường sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, hạn chế sử dụng xe máy, xe đạp để giảm tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.
Hạn chế đốt vàng mã, đốt nhang quá nhiều vào các dịp lễ.
Người dân ngoại thành không nên đốt rơm rạ khiến bầu không khí thêm ngột ngạt và ô nhiễm nặng nề hơn.
Chuyển sang sử dụng nhiên liệu sạch (bếp điện, bếp từ) để đun nấu, thay thế bếp than tổ ong.
Tắt máy xe khi dừng đèn đỏ.
Trồng thêm cây xanh xung quanh nơi sống góp phần bảo vệ môi trường trong lành.
Thường xuyên tự theo dõi sức khỏe và thực hiện khám sức khỏe định kỳ.
Sử dụng máy lọc không khí là biện pháp hiệu quả để loại bỏ bụi mịn. Đầu tư vào máy lọc không khí không chỉ giúp cải thiện chất lượng không khí trong nhà, mà còn giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến hô hấp. Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người sống trong các khu vực có mức độ ô nhiễm không khí cao.
Khói bụi bủa vây nhà dân ở làng đá mỹ nghệ Non Nước |
Ô nhiễm không khí trong nhà - Mối nguy hiểm tiềm ẩn |
Bắc Ninh: Tăng cường giám sát, xử lý nghiêm các doanh nghiệp vi phạm về môi trường |