Người thiếu máu có nên ăn tiết canh không? Rau muống giúp phòng chống bệnh thiếu máu Súp lơ xanh giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu |
Thiếu máu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như chế độ ăn thiếu dưỡng chất, rối loạn hấp thu, nhiễm trùng (như sốt rét, lao, HIV), viêm, bệnh mạn tính hoặc rối loạn di truyền liên quan đến hồng cầu.
Dưới đây là những dấu hiệu sớm giúp nhận biết tình trạng thiếu máu.
Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt
![]() |
Người bệnh thiếu máu thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải dù đã nghỉ ngơi đầy đủ. |
Đây là dấu hiệu sớm và phổ biến nhất của thiếu máu. Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, uể oải dù đã nghỉ ngơi đầy đủ. Các hoạt động thường ngày trở nên khó khăn hơn, dễ kiệt sức ngay cả sau những vận động nhẹ.
Chóng mặt
Khi thiếu máu, lượng oxy cung cấp cho não giảm, dẫn đến cảm giác chóng mặt, choáng váng, đặc biệt khi thay đổi tư thế đột ngột như đứng dậy nhanh. Triệu chứng này có thể tái diễn thường xuyên và kéo dài nếu không được điều trị kịp thời.
Khó thở
Đây là triệu chứng thường gặp ở người thiếu máu. Khi lượng hồng cầu giảm, oxy không được vận chuyển đầy đủ đến các cơ quan và mô, khiến cơ thể phải thở nhanh hơn để bù đắp, từ đó gây cảm giác khó thở, nhất là khi gắng sức.
Nhịp tim nhanh hoặc không đều
Khi thiếu máu, tim phải hoạt động nhiều hơn để bù đắp lượng oxy thiếu hụt, dẫn đến nhịp tim tăng nhanh hoặc đập không đều. Người bệnh có thể cảm thấy hồi hộp, tim đập mạnh, thậm chí đau tức ngực, nhất là khi gắng sức như vận động mạnh hay leo cầu thang. Nếu tình trạng thiếu máu kéo dài, tim phải làm việc quá sức, có thể dẫn đến suy tim hoặc các biến chứng tim mạch nghiêm trọng khác.
Thay đổi vị giác
Thiếu máu, đặc biệt là thiếu sắt, có thể gây viêm lưỡi teo – khiến lưỡi bị đau, sưng, trơn và có cảm giác nóng rát. Tình trạng này ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận mùi vị, dẫn đến thay đổi vị giác. Một số người còn có những thèm muốn bất thường như ăn đá, đất sét hoặc những vật không phải thực phẩm.
Da nhợt nhạt
![]() |
Thiếu máu làm giảm lượng oxy đến da, khiến da mất đi vẻ hồng hào tự nhiên. |
Thiếu máu làm giảm lượng oxy đến da, khiến da mất đi vẻ hồng hào tự nhiên. Người bị thiếu máu thường có làn da nhợt nhạt, đặc biệt rõ ở mặt, lòng bàn tay, môi và kết mạc mắt.
Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Thiếu máu có thể gây ra kinh nguyệt không đều, ra nhiều, kéo dài hoặc thậm chí mất kinh. Mất máu quá mức làm tình trạng thiếu sắt trầm trọng hơn, gây mệt mỏi và chóng mặt. Trong một số trường hợp, thiếu sắt còn ảnh hưởng đến hormone, làm giảm lượng kinh hoặc ngưng hẳn chu kỳ. Tình trạng kéo dài có thể ảnh hưởng đến năng lượng, khả năng tập trung và sức khỏe sinh sản của phụ nữ.
Rụng tóc và móng giòn
Thiếu máu làm giảm lượng oxy đến nang tóc và móng, khiến chúng suy yếu. Hậu quả là tóc dễ rụng, thưa mỏng, còn móng tay trở nên giòn, dễ gãy và có thể xuất hiện các đường gờ. Đây là dấu hiệu khá đặc trưng ở người bị thiếu máu kéo dài.
Lạnh, tê, ngứa tay chân
Khi thiếu máu, lượng oxy đến các vùng ngoại vi như tay và chân bị giảm, khiến người bệnh dễ cảm thấy lạnh, đặc biệt trong thời tiết lạnh hoặc khi ít vận động. Các mạch máu có xu hướng co lại để giữ nhiệt, làm tăng cảm giác lạnh ở chi.
Ngoài ra, thiếu máu còn có thể gây tê hoặc ngứa râm ran ở đầu ngón tay, ngón chân, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt, nhất là khi cơ thể đang mệt mỏi hoặc suy nhược.
Cải thiện tình trạng thiếu máu
![]() |
Khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ thiếu máu, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. |
Khi có bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ thiếu máu, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Trong chế độ ăn uống, hãy bổ sung thực phẩm giàu sắt như: thịt đỏ, hải sản, các loại đậu, rau xanh đậm (rau bina, cải xoăn), trái cây sấy khô (mơ, nho khô). Cũng nên bổ sung vitamin C từ các loại trái cây như cam, quýt, dâu tây, kiwi để giúp cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn.
Axit folic và vitamin B12 rất quan trọng cho quá trình sản xuất hồng cầu. Bạn có thể bổ sung chúng từ các thực phẩm như rau lá xanh đậm, trái cây họ cam quýt, các loại hạt, thịt đỏ và cá.
Ngoài chế độ ăn, điều chỉnh lối sống là điều cần thiết. Tập thể dục đều đặn giúp tăng cường tuần hoàn máu. Đồng thời, khi ngủ, cơ thể sản xuất hormone tăng trưởng, giúp phục hồi các tế bào bị tổn thương, bao gồm cả tế bào hồng cầu.
![]() |
![]() |
![]() |