Triệu chứng của thiếu máu não
Thông thường, cứ 100g não trong vòng 1 phút thì sẽ cần lưu lượng máu là 50ml, nếu không cung cấp đủ thì sẽ dẫn đến hiện tượng đau đầu thiếu máu não.
Thiếu máu não |
Dấu hiệu thiếu máu não toàn bộ có thể là:
- Hoa mắt, chóng mặt;
- Đau đầu thiếu máu não âm ỉ liên tục hoặc từng cơn;
- Giảm trí nhớ, tư duy;
- Mất ngủ;
Dấu hiệu thiếu máu não cục bộ:
- Đột ngột méo miệng;
- Yếu tay chân 1 bên;
- Đột ngột giảm trí nhớ;
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu thiếu máu não có thể là do:
- Bệnh về tim, mạch (rối loạn nhịp tim, nhồi máu cơ tim, van tim);
- Mắc bệnh rối loạn đông máu;
- Lạm dụng chất kích thích, sử dụng 1 số thuốc gây tăng đông tắc mạch máu não;
- Mắc bệnh lý tự miễn cũng có thể dẫn đến đau đầu thiếu máu não.
Cải thiện tình trạng bằng những thực phẩm gì?
Trứng
Trứng có khả năng giúp cải thiện lưu thông máu đến não cũng như tăng cường hệ thống miễn dịch vì cung cấp nhiều protein có vai trò xây dựng và sửa chữa các mô, tế bào trong cơ thể, góp phần duy trì sức khỏe, cải thiện chức năng của tế bào não. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn trứng ở mức độ vừa phải để tránh làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
Ngoài ra, thành phần của trứng còn có chứa choline, được ví von như một loại “thức ăn cho não” và giúp tăng cường trí nhớ hiệu quả. Trứng cũng cung cấp các chất dinh dưỡng khác cho sức khỏe.
Rau củ và trái cây
Rau củ và trái cây là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin C để cơ thể có thể hấp thụ sắt tốt hơn. Nếu thiếu sắt thì cơ thể không thể vận chuyển oxy tới não, dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu não và để lại những hậu quả nghiêm trọng.
Đặc biệt, có chứa nhiều chất xơ giúp duy trì đường huyết ổn định, đảm bảo cung cấp năng lượng liên tục cho não. Bạn có thể ăn nhiều loại rau củ và trái cây khác nhau để đảm bảo cơ thể có thể hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.
Ngũ cốc nguyên hạt
Các loại ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào não khỏi tác động tiêu cực của các gốc tự do cũng như hỗ trợ cải thiện lưu lượng máu đến não. Ngũ cốc nguyên hạt cũng có chứa acid béo Omega-3, đây là một loại acid béo thiết yếu giúp cải thiện chức năng não và làm giảm viêm.
Các sản phẩm từ đậu nành
Các sản phẩm từ đậu nành chính là một nguồn thực phẩm hỗ trợ tích cực cho những ai đang gặp vấn đề về thiếu máu não.
Vì thành phần đậu nành có chứa hợp chất isoflavones, mang đến khả năng tăng cường sự lưu thông máu và làm giảm viêm. Bên cạnh đó, đậu nành cũng giúp cung cấp Omega-3 và protein, chất xơ tốt cho não. Bạn có thể dùng các sản phẩm từ đậu nành như đậu hũ, sữa đậu nành và miso…
Cá béo
Các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi… là những loại thực phẩm điển hình giúp bạn cải thiện tình trạng thiếu máu lên não. Thành phần của các loại cá béo này có chứa nhiều acid béo omega-3, đặc biệt là acid docosahexaenoic (DHA) và acid eicosapentaenoic (EPA) mang đến khả năng làm giảm viêm nhiễm, giảm độ nhớt của máu, tăng cường lưu thông máu.
Omega-3 có tác dụng chống vi khuẩn và viêm nhiễm trong hệ thống tuần hoàn cũng như giảm nguy cơ hình thành các cục máu đông trong mạch máu. Từ đó, dưỡng chất này giúp làm giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu não và duy trì lưu thông máu thông suốt đến não.
Bạn hãy bổ sung cá béo vào chế độ ăn hàng ngày một cách cân đối, kết hợp với những loại thực phẩm khác để cải thiện tối ưu tình trạng thiếu máu não.
Các biện pháp phòng thiếu máu não
Điều trị thiếu máu não quan trọng nhưng việc phòng ngừa cũng rất quan trọng. Dưới đây là các biện pháp để phòng và hỗ trợ điều trị thiếu máu não:
- Chế độ dinh dưỡng đầy đủ: Nên tăng cường ăn nhiều rau xanh, hoa quả, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các nguồn dưỡng chất có chứa omega 3, sắt, các loại vitamin như B,C và khoáng chất. Hạn chế ăn ăn các loại thức ăn như nội tạng động vật, các loại mỡ động vật, đồ ăn nhiều giàu mỡ. Không nên uống nước ngọt có gas, đồ uống có chứa chất kích thích như rượu bia.
- Nếu có bệnh nền như tim mạch, huyết áp,tiểu dường: Cần uống thuốc theo đúng chỉ định để kiểm soát tốt huyết áp, chỉ số đường huyết...
- Nên uống nhiều nước: Bạn nên uống nhiều nước mỗi ngày đảm bảo từ 1,5 đến 2 lít nước. Có thể uống nước lọc, nước hoa quả, trà thảo dược...
- Xây dựng kế hoạch làm việc khoa học: Tránh làm việc quá căng thẳng, stress, thức khuya, đảm bảo thời gian ngủ đủ mỗi ngày. Tránh làm việc quá dài với điện thoại hay máy tính.
- Tập các bài tập giúp cột sống cổ khỏe mạnh hơn, nên tập nhẹ nhàng, chậm.
- Tự xoa bóp vùng cổ vai: Điều này giúp tăng lưu thông máu tới não và giúp bạn ngủ ngon hơn.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, nên chọn từ những bài tập nên vừa sức, rồi tăng dần để cơ thể thích nghi, tránh tập quá sức tạo áp lực cho cơ thể.
- Người bị thiếu máu não cần tránh sự thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột, không nên tắm nước quá lạnh, khi ngủ nên tránh gió lùa. Mùa lạnh khi thức dậy vào buổi sáng cần nằm tĩnh dưỡng trên giường một lúc mới từ từ ngồi dậy, tránh ngồi dậy đột ngột gây thiếu máu não nghiêm trọng.
- Thăm khám định kỳ: Việc dùng thuốc của bạn cần theo chỉ định, nên bạn cần thăm khám để đánh giá đáp ứng của thuốc. Tránh việc dùng các thuốc điều trị triệu chứng thiếu máu não liên tục, có thể gây ra nhiều tác dụng phụ bất lợi cho bạn.
Tóm lại, tình trạng thiếu máu não là một vấn đề sức khỏe có thể dẫn đến những hậu quả đáng ngại nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh là yếu tố quan trọng để hỗ trợ cải thiện tình trạng sức khỏe tổng thể, giúp phòng ngừa chứng thiếu máu não.