Ăn các loại rau xanh nhiều lá bổ máu
Rau xanh, đặc biệt là màu xanh đậm, là một trong những nguồn cung cấp sắt nonheme tốt nhất
Trong các loại rau xanh nhiều lá như bông cải xanh, rau bina, rau bó xôi...đều chứa dồi dào lượng sắt, canxi và các vitamin dinh dưỡng như vitamin A, C và K. Hàm lượng dinh dưỡng có trong rau xanh đều giúp kích thích sản sinh hồng cầu trong máu, tăng cường lượng sắt cần thiết trong cơ thể giúp phòng ngừa và điều trị chứng thiếu máu hiệu quả. Vậy nên với câu hỏi nên ăn gì bổ máu thì các loại rau xanh chính là câu trả lời hợp lý nhất cần đưa vào thực đơn ăn uống hàng ngày của mỗi gia đình.
Cải bó xôi: gồm có 2.71mg sắt/100gr rau, đáp ứng được 20% nhu cầu về sắt trong một tuần của một người mắc bệnh thiếu máu, đồng thời giúp tăng cường hoạt động vận chuyển máu hiệu quả, cải thiện chứng thiếu máu.
Rau dền/củ dền: là một loại rau không thể thiếu trong thực đơn ăn gì bổ máu, được so sánh như thịt bò khi có hàm lượng sắt lên đến 3.15mg/100gr rau. Lượng sắt trong rau dền có tác dụng gia tăng lượng hemoglobin và tế bào hồng cầu trong máu, giảm khả năng mắc bệnh thiếu máu hiệu quả.
Bắp cải: trong bắp cải vừa chứa 2.5mg sắt/100gr rau, vừa chứa khoảng 40% vitamin C giúp tăng cường quá trình hấp thụ sắt vào trong cơ thể, tăng cường khả năng nuôi dưỡng hồng cầu khỏe mạnh.
Rau cải xoăn: có chứa 3.6mg sắt/100gr rau, tương đương với các loại thịt đỏ, lượng sắt có trong rau cải xoăn giúp bổ sung lượng hồng cầu lớn cho cơ thể, kích thích tiêu hủy các tế bào hồng cầu không khỏe mạnh.
Rau cải thìa: cứ trong 100gr rau cải thìa thì lượng sắt chiếm khoảng 2.9mg, tương đương lượng sắt với thịt gà và thịt lợn, có khả năng bổ sung hồng cầu cho mạch máu, đồng thời vitamin C có trong rau kích thích cơ thể tiếp nhận nhiều sắt hơn, giúp giảm trình trạng bệnh thiếu máu.
Ăn các loại thịt gia súc, gia cầm bổ máu
Tăng cường ăn các loại thịt để tăng khả năng hấp thu máu cho cơ thể
Nhắc đến các thực phẩm bổ máu thì chúng ta không thể không nhắc đến thịt. Các loại thịt như thịt bò, thịt gà, thịt lợn... đều chứa hàm lượng lớn các chất protein giàu chất sắt giúp cung cấp lượng máu dồi dào cho cơ thể, loại bỏ các tế bào hồng cầu cũ và tăng cường sản sinh các tế bào hồng cầu mới khỏe mạnh hơn.
Thịt bò: giúp tăng cường lượng sắt cho cơ thể. Hàm lượng sắt có trong thịt bò nằm trong khoảng 3.5mg, tức là đáp ứng được 25% lượng sắt cần thiết trong 1 tuần, giúp cung cấp một lượng hồng cầu lớn cho cơ thể. Vitamin K có trong thịt bò giúp kích thích sản sinh các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Thịt gà: cứ trong 100gr thịt gà thì sắt chiếm 2.9mg, thịt gà là loại thịt dễ tiêu, tăng cường bổ sung sắt heme cho cơ thể, cải thiện chứng thiếu máu hiệu quả.
Thịt lợn: là một loại thịt dễ tiêu thụ và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau để đưa vào thực đơn ăn gì bổ máu, lượng sắt lên đến 2.8mg/100gr thịt lợn, có khả năng cung cấp một lượng hồng cầu lớn cho những người mắc bệnh thiếu máu.
Thịt trâu: có giá trị cao tương đương với thịt bò, với lượng sắt chiếm khoảng 3.4mg/100gr thịt, giúp kích thích sản sinh các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, thanh lọc và loại trừ mỡ trong máu, phá hủy các tế bào máu không còn khỏe mạnh, phòng và cải thiện bệnh thiếu máu hiệu quả.
Ăn gan động vật bổ máu
Gan là một loại thực phẩm cung cấp hàm lượng sắt tuyệt vời
Cứ trong 100g gan động vật thì lượng đạm và sắt chiếm đến 50% thành phần cấu tạo. Thường xuyên đưa gan động vật vào thực đơn ăn uống hàng ngày sẽ giúp cải thiện tốt chứng bệnh thiếu máu, đặc biệt là ở trẻ em. Gan chính là loại thực phẩm giúp giải đáp cho câu hỏi ăn gì bổ máu của các mẹ nội trợ muốn chăm sóc sức khỏe cho gia đình của mình.
Khi chọn gan, các mẹ nội trợ nên chọn gan sạch, khỏe mạnh, có màu đỏ tươi, không xuất hiện nốt sần. Trong gan động vật có chứa cả máu độc nên các mẹ nội trợ cần sơ chế bằng cách sử dụng giấy ăn thấm máu độc trong từng lát gan rồi mới mang đi chế biến.
Ăn hải sản bổ máu
Một số loại hải sản cung cấp chất sắt heme
Theo các chuyên gia dinh dưỡng ăn hải sản có thể giúp bổ máu, bởi trong hải sản có chứa 30% sắt và chứa 10% vitamin B12. Vitamin B12 có trong hải sản giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, đồng thời bảo vệ các tế bào hồng cầu luôn khỏe mạnh. Hàm lượng sắt trong hải sản giúp kích thích sản sinh các tế bào hồng cầu mới và khỏe mạnh hơn, bù đắp cho lượng sắt còn thiếu trong cơ thể, cải thiện chứng suy nhược hiệu quả. Tuy nhiên, đừng nên lạm dụng món ăn này để tránh bị lạnh bụng, cơ thể bị mệt mỏi. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chỉ nên sử dụng từ 200-400gr thịt hải sản một tuần để đáp ứng được nhu cầu bồi bổ máu và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Có một số loại hản sải bổ máu mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người nên sử dụng:
Sò huyết: trong mỗi con sò huyết có đến 1.5mg sắt, đặc biệt trong sò có chứa hàm lượng protein vô cùng cao giúp làm bền thành mạch máu, kích thích sản sinh và nuôi dưỡng các tế bào hồng cầu trở nên khỏe mạnh hơn. Một tuần chỉ nên sử dụng 100gr sò (không tính vỏ).
Tôm hùm đất: lượng sắt trong tôm hùm chiếm 20% thành phần của tôm, có tác dụng tăng cường lượng hồng cầu khỏe mạnh trong cơ thể, đưa oxy từ phổi đi khắp cơ thể giúp tăng cường sinh lực.
Ghẹ biển: trung bình trong 1 con ghẹ biển có chứa 2mg sắt, nhiều hơn hầu hết các loại hải sản khác, có tác dụng bổ sung máu cho cơ thể, phòng ngừa và cải thiện bệnh thiếu máu một cách hiệu quả.
Ăn các loại hạt bổ máu
Các loại hạt là nguồn cung cấp sắt tốt cho cả người ăn chay và người ăn thịt
Hạt đậu đen, đậu đỏ, đậu xanh, mè đen, hạt điều, hạt sen, lạc...là những loại hạt mà các mẹ nội trợ cần bổ sung vào thực đơn ăn gì bổ máu của mình. Các loại hạt này có chứa nhiều sắt và protein, giúp thành mạch máu chắc khỏe hơn, cải thiện các tế bào hồng cầu tránh tình trạng bị phân hủy hoặc bị đào thải. Đồng thời, hàm lượng canxi có trong các loại hạt khô thường không cao, giúp nồng độ sắt trong máu được tăng mạnh, cải thiện chứng thiếu máu hiệu quả.
Hạt đậu đen: theo thống kê, cứ trong 100gr đậu đen sẽ có chứa 6.1mg sắt, đây là con số vô cùng cao, giúp tăng cường lượng hầu cầu đáng kể cho cơ thể, giúp cải thiện tốt chứng thiếu máu.
Đậu đỏ: chứa 5.2mg sắt/100gr đậu đỏ, giúp tăng cường chuyển hóa hồng cầu khỏe mạnh, đào thải các tế bào yếu kém, giúp tăng cường sức đề kháng cho những người mắc bệnh thiếu máu.
Hạt sen: giúp an thần, giảm chứng suy nhược ở người thiếu máu, đồng thời giúp bổ sung khoảng 10% lượng sắt cần thiết trong 1 tuần của người mắc bệnh thiếu máu.
Ăn các loại thực phẩm tăng cường hấp thụ sắt
Bổ sung thêm các loại thực phẩm tăng cường hấp thụ sắt để giúp chống thiếu máu do thiếu sắt
Bên cạnh thịt bò, thịt gia cầm, gan động vật hay các loại hạt đều là những loại thực phẩm trực tiếp cung cấp sắt cho cơ thể thì các loại thực phẩm như trứng, hoa quả và sữa có khả năng hỗ trợ cơ thể hấp thụ nhiều sắt hơn. Kết hợp sử dụng loại thực phẩm này với thực đơn ăn gì bổ máu sẽ giúp cải thiện chứng thiếu máu và suy nhược cơ thể hiệu quả hơn.
Trứng
Đây là một loại thực phẩm dễ tiêu được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên sử dụng để cải thiện bệnh thiếu máu hiệu quả. Trong một quả trứng gồm có 4.1mg chất sắt, giúp tăng cường bổ sung các tế bào hồng cầu mới khỏe mạnh hơn, hạn chế tình trạng bệnh thiếu máu. Hàm lượng protein có trong trứng giúp làm bền các thành mạch máu, tránh giãn nở thành mạch gây ảnh hưởng đến tế bào hồng cầu. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo chỉ nên sử dụng tối đa 2 quả trứng một tuần.
Hoa quả chín
Các bà mẹ nội trợ nên liệt kê các loại hoa quả chín vào thực đơn ăn gì bổ máu của mình để giúp gia đình cải thiện sức khỏe và phòng chống bệnh thiếu máu. Trong hoa quả chín có chứa nhiều vitamin C hơn các loại quả còn xanh, giúp hỗ trợ cơ thể tăng cường hấp thụ sắt heme. Hoa quả có chứa nhiều chất acid folic có tác dụng duy trì sự khỏe mạnh của các tế bào hồng cầu, phòng tránh bệnh thiếu máu hiệu quả. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên nên thường xuyên bổ sung hoa quả vào bữa tráng miệng để cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng hơn. Ví dụ: nho, xoài chín, kiwi, chuối, lựu…
Sữa
Sữa là một loại thực phẩm dễ sử dụng cho cả trẻ em và người lớn, phù hợp đưa vào thực đơn ăn gì bổ máu của các bà mẹ nội trợ. Trong sữa có chứa hàm lượng lớn protein giúp tăng cường các múi cơ và làm bền thành mạch máu, tăng cường sức đề kháng giúp hấp thụ sắt heme tốt hơn. Trong 100ml sữa có chứa 20mg sắt, giúp tăng cường khả năng hấp thụ sắt và giảm chứng thiếu máu, đặc biệt là ở trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển. Mỗi ngày nên sử dụng 500ml sữa tươi hoặc sữa bột để cải thiện bệnh thiếu máu một cách hiệu quả.
Ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng chính là phương pháp tốt nhất để cải thiện tình trạng thiếu máu. Các loại thực phẩm giàu sắt cũng chính là loại thực phẩm mà người có sức khỏe ổn định cũng cần nạp thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh thiếu máu hiệu quả.
Trên đây là toàn bộ thông tin về vấn đề ăn gì bổ máu mà các bà mẹ nội trợ thường hay băn khoăn. Hi vọng qua bài viết này, các mẹ đã có thể bỏ túi cho mình một số món ăn phù hợp để phòng ngừa và cải thiện bệnh cho gia đình thân yêu của mình.
Yên Thư (Theo HHTH)