Tác dụng của cây cỏ the TP.HCM kiểm tra phát hiện gần 8.000 sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Những tác hại nghiêm trọng khi sử dụng thuốc giảm cân |
Thời gian trước đó, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có nghi ngờ và gửi công văn tới Sở Y tế các tỉnhh, thành phố thông tin về sự xuất hiện của hàng loạt thuốc giả, không rõ nguồn gốc đang lưu hành trên thị trường.
Theo đó, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã phát hiện trên thị trường xuất hiện một số loại thuốc giả, nhãn mác nhà sản xuất bao gồm các loại thuốc dạng viên nén có tên: Cefuroxim 500mg; Cefodoxim 200mg; Cefixin 200mg; Cefixim 100mg; Esomeprazol 40mg; Fluconazol 150mg mang nhãn mác do Công ty Rotexmedica GmbH (địa chỉ Bunsenstrasse 4 - D - 22946 Trittau, Germany) sản xuất, được nhập khẩu bởi Công ty TNHH Rotex Việt Nam, đăng ký kinh doanh tại trụ sở: Ô số 22 LK 07, Khu đô thị Hùng Vương, TP. Phúc Yên (Vĩnh Phúc), do ông Đinh Ngọc Cường là đại diện công ty.
![]() |
Mẫu thuốc giả được Cục Quản lý Dược thông báo thu hồi |
Tuy nhiên, qua rà soát, cơ quan chức năng phát hiện không có Công ty TNHH Rotex Việt Nam nào đăng ký kinh doanh tại địa chỉ trên.
Cục Quản lý Dược khẳng định, cơ quan này cũng chưa cấp bất kỳ giấy đăng ký lưu hành thuốc nào cho Công ty TNHH Rotex Việt Nam và chưa cấp giấy đăng ký lưu hành cho các sản phẩm thuốc viên nén, viên nang do Công ty Rotexmedica GmbH (Đức) sản xuất.
Do vậy tất cả các thuốc viên nén, viên nang trên nhãn mác Công ty Rotexmedica GmbH (địa chỉ Bunsenstrasse 4 - D - 22946 Trittau, Germany) sản xuất và các thuốc do Công ty TNHH Rotex Việt Nam nhập khẩu, phân phối trên thị trường là thuốc giả nhãn mác nhà sản xuất.
Được biết, các dòng thuốc trên là dòng thuốc kháng sinh; thiếu điều trị dạ dàng, thực quản; thuốc trị nấm.
Để đảm bảo an toàn cho người sử dụng, Cục Quản lý Dược đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Y tế các ngành thông báo cho các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc không kinh doanh, phân phối và sử dụng các sản phẩm được liệt kê có các đặc điểm để phân biệt nêu trên, báo cáo cơ quan chức năng nếu phát hiện lô thuốc trên.
Tăng cường việc thanh tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh dược trên địa bàn, tập trung việc kiểm tra đối với các sản phẩm có thông tin như mô tả nêu trên.
Tiếp nhận và xác minh thông tin; báo cáo Ban chỉ đạo 389 tỉnh, thành phố và phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan kiểm tra xác minh, truy tìm nguồn gốc xuất xứ đối với các sản phẩm có thông tin như mô tả nêu trên nếu phát hiện trên địa bàn; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và báo cáo kết quả về Cục Quản lý Dược.
Cục Quản lý Dược cũng yêu cầu các công ty sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, phân phối liên quan đến các sản phẩm có thông tin như trên, cung cấp thông tin và phối hợp với Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các cơ quan chức năng có liên quan trong việc truy tìm nguồn gốc đối với các sản phẩm.