Yên Bái: Người dân khấm khá hơn nhờ trồng dâu nuôi tằm Thuốc Đông y: Cây dâu tằm và những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe Chớ dại trồng những loại cây này trước nhà, kẻo rước hoạ mà không biết |
Cây dâu tằm còn được gọi với các tên như dâu cang, tầm tang |
Cây dâu tằm còn được gọi với các tên như dâu cang, tầm tang...tên khoa học là Morus alba L. Morus acidosa thuộc họ dâu tằm moraceae. Cây dâu tằm là cây gỗ cao khoảng từ 2 đến 3m, lá mọc so le hình bầu dục. mép lá có răng cưa. Hoa mọc thành bông hay khối hình cầu, quả dâu khi mới mọc có màu xanh, sau đó chuyển đỏ và cuối cùng có màu đen sẫm, được dùng để ăn, làm thuốc hay ngâm rượu.
Cây dâu là loại cây ưa ẩm và sáng thường được trồng ở những nơi như bãi sông, đất bằng, cao nguyên...Loại cây này thu quả chín vào tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, quả hái khi ngả màu đen và được dùng tươi hay khô.
Quả dâu tằm không chỉ có vị chua, ngọt ăn khá ngon thì trong quả dâu cũng có nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe như đường, protein, acid hữu cơ, vitamin B1, vitamin C, carotene, chất chống oxy hóa, chất xơ...
Theo đông y quả dâu chín còn được gọi với cái tên là tang thầm có vị ngọt tính mát. Có tác dụng bổ huyết, bổ can thận, nhuận tràng, giải khát.
Sau khi tham quan mô hình của người thân ở tỉnh An Giang, ông Ngô Phú Vinh ở phường An Bình, TP Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang, quyết định đem cây dâu tằm từ “xứ ruộng” về “se duyên” nơi xứ biển quê nhà. Chỉ sau 4 năm, cây dâu tằm đã giúp gia đình ông Vinh có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Ông Vinh chia sẻ: “Trước kia, với hơn 4 công đất ruộng trồng lúa và rau màu, dù tốn nhiều công chăm sóc nhưng thu nhập của gia đình khá bấp bênh. Sau lần đến nhà người thân ở An Giang, thấy mô hình trồng dâu tằm khá hay nên tôi học hỏi rồi quyết định mang 10 cây giống về cải tạo đất của gia đình để chuyển sang trồng dâu tằm. Ðã 4 năm qua, cây dâu tằm rất thích hợp với thổ nhưỡng địa phương nên lớn nhanh, sai trái, thu hoạch không đủ bỏ mối cho bạn hàng”.
Ông Vinh chiết bán cây giống ra thị trường với giá 50.000 đồng/nhánh |
Theo ông Vinh, việc trồng dâu tằm khá đơn giản vì cây rất ít sâu bệnh lại nhẹ công chăm sóc. Ngoài tưới nước, bón một ít phân sau khi thu hoạch để cây tiếp tục phát triển thì không sử dụng bất kỳ phân, thuốc gì. “Tôi thấy trồng cây dâu tằm cũng đơn giản, đất không cần lên liếp, chỉ đắp mô cao hơn bình thường.
Ðể cây sai trái, tôi chia vùng, tỉa cành hoặc làm cây rụng lá để dồn chất dinh dưỡng cho trái, tiện thu hoạch. Nhờ vậy, tôi còn tích lũy được kinh nghiệm cho cây ra trái theo ý muốn của mình”, ông Vinh nói.
Nhờ dụng công chăm sóc, sau 4 năm, từ những nhánh trồng thử ban đầu, ông Vinh đã phát triển vườn dâu tằm của gia đình với hơn 500 gốc. Ông Vinh cho biết cây dâu tằm dễ trồng, cây nhỏ cũng có trái.
Trái dâu tằm khi già có vị chua, đến chín ăn ngọt mát, có tác dụng bổ huyết, bổ can thận, nhuận tràng, giải khát. Ngoài ra trong trái dâu có nhiều thành phần dưỡng chất có lợi cho sức khỏe nên rất được thực khách ưa chuộng, nhất là chị em phụ nữ.
“Bình quân sau khi trồng nhánh chiết khoảng 3 tháng sẽ thu hoạch. Với 500 gốc dâu tằm, hiện gia đình tôi hái cách ngày, mỗi lần thu hoạch được 15-20kg trái tươi, bán với giá 50.000-60.000 đồng/kg” - ông Vinh cho biết.
Ðể tăng giá trị kinh tế, ngoài bán trái dâu tươi, ông Vinh còn chế biến trái dâu thành các sản phẩm rượu dâu, mật dâu, nước cốt dâu, mứt dâu, siro dâu, sinh tố dâu bán cho thực khách và chiết bán giống với giá 50.000 đồng/nhánh.
Trong vườn, ông Vinh cũng kết hợp trồng xen cây cà na Thái nhằm đa dạng sản phẩm và nâng cao hiệu quả mô hình sản xuất nông nghiệp. Với mô hình kết hợp dâu tằm - cà na, mỗi năm gia đình ông Vinh thu lời hơn 200 triệu đồng.